KẾ TOÁN THUẾ GTGT:

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán thuế tại công ty cổ phần thủy sản 584 nha trang (Trang 30 - 61)

L ỜI NÓI ĐẦU

2.3KẾ TOÁN THUẾ GTGT:

a. Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 333_ Thuế và các khoản phải nộp nhà nước. Dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản

khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm. Tài khoản này có 9 tài khoản cấp hai. Trong đó tài khoản 3331_ Thuế GTGT phải nộp có 2 tài khoản cấp ba:

+ Tài khoản 33311_ Thuế GTGT đầu ra

+ Tài khoản 33312_ Thuế GTGT hàng nhập khẩu

b. Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 333_ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước:

- Bên Nợ:

 Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ.

 Số thuế của hàng hóa bị trả lại, bị giảm giá.

 Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp vào NSNN.

 Số thuế GTGT của hàng bán bị giảm trừ, bị giảm giá. - Bên Có:

 Số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp.

 Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp vào ngân sách Nhà nước. - Số dư Có: Số thuế GTGT còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước.

Trong trường hợp cá biệt, tài khoản 333 còn có số dư bên Nợ, phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp được xét miễn, giảm hoặc cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu.

c. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 3331_ Thuế GTGT phải nộp:

- Bên Nợ:

 Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ.

 Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá.

 Số thuế GTGT phải nộp, đã nộp vào ngân sách Nhà nước. - Bên Có: Số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp. - Số dư Có: Số thuế GTGT còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước.

d. Một số quy định cần tôn trọng khi hạch toán tài khoản này:

phải nộp cho Nhà nước theo luật định và kịp thời phản ánh vào sổ kế toán số thuế phải nộp. Việc kê khai đầy đủ, chính xác số thuế, phí, lệ phí phải nộp là nghĩa vụ của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh việc nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí cho Nhà nước. Trường hợp có thông báo số thuế phải nộp nếu có thắc mắc hoặc khiếu nại về mức thuế và số thuế phải nộp theo thông báo thì cần phải giải quyết kịp thời theo quy định. Không được vì bất cứ lý do gì để trì hoãn việc nộp thuế.

Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết từng khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp và còn phải nộp.

Doanh nghiệp nộp thuế bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định để ghi sổ kế toán.

e. Sơ đồ kế toán: các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

Sơ đồ 1.7: Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến thuế GTGT hàng bán nội địa phải nộp ngân sách Nhà nước.

133 333(33311) 111,112,131.. Thuế GTGT đầu vào đã được Thuế GTGT phát sinh liên

khấu trừ quan đến doanh thu và

thu nhập khác

511,515,711 111,112,131

Hàng bán trả lại, giảm giá chiết khấu thương mại

521,531,532

711

Thuế GTGT phải nộp được giảm

1.7.2.4 Kế toán thuế GTGT được khu tr:

Cuối kỳ, kế toán tính, xác định số thuế GTGT được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra. Số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ được chuyển trừ vào số thuế GTGT đầu ra, ghi:

Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (33311) Có TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ

1.7.2.5.Kế toán thuế GTGT phải nộp được giảm, tr:

Nếu số thuế GTGT phải nộp được giảm, được trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi:

Nợ TK 3331 _ Thuế GTGT phải nộp (33311) Có TK 711 _ Thu nhập khác

Nếu số thuế GTGT được giảm, được ngân sách Nhà nước trả lại, ghi : Nợ TK 111,112

Có TK 711_ Thu nhập khác

1.8 KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (TNDN): 1.8.1 Các căn cứ để kế toán thuế TNDN: 1.8.1 Các căn cứ để kế toán thuế TNDN:

Thuế TNDN là thuế trực thu, thu vào thu nhập chịu thuế và các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ.

1.8.1.1 Đối tượng np thuế:

Người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là Doanh nghiệp) bao gồm:

a. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam

b. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài( sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam

c. Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp Tác Xã

d. Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam e. Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

Theo Điều 2 Luật Thuế TNDN của Quốc Hội khóa XII kỳ họp thứ 3, Số 14/2008/QH12.

1.8.1.2 Căn cứ tính thuế TNDN:

- Là thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế và thuế suất.

- Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và thu nhập chịu thuế khác, kể cả thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ ở nước ngoài.

- Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được xác định theo công thức sau:

Thu nhập chịu Doanh thu để Chi phí Thu nhập chịu thuế trong kỳ = tính thu nhập - hợp lý + thuế khác trong tính thuế chịu thuế trong trong kỳ kỳ tính thuế kỳ tính thuế tính thuế

- Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định theo công thức sau:

Thu nhập = Thu nhập - [ Thu nhập được + Các khoản lỗ được kết ] tính thuế chịu thuế miễn thuế chuyển theo quy định

- Thuế suất thuế TNDN áp dụng đối với cơ sở kinh doanh là 25%

- Thuế suất áp dụng đối với từng cơ sở kinh doanh tiến hành tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án đầu tư, từng cơ sở kinh doanh.

1.8.1.3 Doanh thu để tính thu nhp chịu thuế:

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng, không phân biệt đã thu được hay chưa thu được tiền. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ là doanh thu không có thuế GTGT. Còn với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT.

1.8.1.4 Các khoản chi phí được trừ và không được trkhi xác định thu nhp chịu thuế: chịu thuế:

a. Trừ các khoản chỉ quy định tại khoản b (khoản 2 Điều 9 Luật Thuế TNDN của Quốc Hội khóa XII kỳ họp thứ 3, Số 14/2008/QH12) này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

b. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế (khoản 2 Điều 9 Luật Thuế TNDN của Quốc Hội khóa XII kỳ họp thứ 3, Số 14/2008/QH12) như : Các khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản a này, trích khấu hao TSCĐ không đúng quy định của pháp luật, khoản tiền phạt do vi phạm hành chính, …

1.8.1.5 Các khoản thu nhp chịu thuế khác trong kỳ tính thuế:

Bao gồm chênh lệch về mua, bán chứng khoán; Thu nhập từ các hoạt động liên quan quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả; Thu nhập khác về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất; Lãi từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản; Lãi tiền gửi, cho vay…

1.8.2 Kế toán thuế TNDN:

1.8.2.1 Chng tliên quan đến thuế TNDN phải np:

Hóa đơn GTGT; Bảng kê doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính, thu nhập khác; Bảng kê chi phí sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, chi phí tài chính, chi phí khác; Giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước; Các chứng từ thanh toán như Phiếu chi, Ủy nhiệm chi…

1.8.2.2 Kế toán thuế TNDN:

a. Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 3334_ Thuế TNDN. Phản ánh số thuế TNDN phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước.

b. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 3334_ Thuế TNDN:

1. Số thuế TNDN đã nộp.

2. Số thuếTNDN phải nộp của các năm trước đã ghi nhận lớn hơn số phải nộp của các năm đó do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm hiện tại.

3. Số thuế TNDN tạm phải nộp trong năm lớn hơn số thuế TNDN phải nộp được xác định kết thúc năm tài chính.

Bên Có:

1. Số thuế TNDN phải nộp.

2. Số thuế TNDN các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN trong năm hiện tại.

Số dư bên Có:

1. Số thuế TNDN còn phải nộp.

2. Điều chỉnh tăng số dư đầu năm với số thuế TNDN phải nộp của các năm trước được giảm trừ vào số thuế TNDN phải nộp năm nay do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu các năm trước.

c. Một số quy định cần tôn trọng khi hạch toán tài khoản 3334-Thuế TNDN:

- Số thuế TNDN phải nộp trong năm lớn hơn số thuế TNDN phải nộp xác định khi kết thúc năm tài chính được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành và giảm trừ vào số thuế TNDN phải nộp.

- Số thuế TNDN phải nộp của các năm do doanh nghiệp tự xác định lớn hơn số thuế TNDN phải nộp do phát hiện sai sót không trọng yếu được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành và được giảm trừ vào số thuế TNDN phải nộp.

- Doanh nghiệp được điều chỉnh số dư đầu năm tài khoản 3334-thuế TNDN và tài khoản 421- lợi nhuận chưa phân phối, đối với số thuế TNDN phải nộp thêm hoặc số thuế TNDN phải nộp giảm của các năm trước do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước.

d. Sơ đồ kế toán: các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến thuế TNDN:

Sơ đồ 1.8: Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quyan đến thuế TNDN.

111,112 3334 821 Khi nộp thuế TNDN vào Thuế TNDN tạm nộp

NSNN theo quý

Số quyết toán lớn hơn số tạm nộp

Số quyết toán nhỏ hơn số phải nộp và số được miễn giảm

1.8.2.3 Kế toán chi phí thuế TNDN:

a. Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 821- Chi phí thuế TNDN. Dùng để phản ánh chi phí thuế TNDN của doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.

b. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 821- chi phí thuế TNDN:

Bên Nợ:

1. Chi phí thuế TNDN phát sinh trong năm.

2. Chi phí thuế TNDN của các năm trước phải bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN của năm hiện tại.

Bên Có:

1. Chi phí thuế TNDN được điều chỉnh giảm do số đã ghi nhận trong năm hớn hơn số phải nộp theo số quyết toán thuế TNDN năm.

2. Chi phí thuế TNDN được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước.

3. Kết chuyển chi phí thuế TNDN vào bên nợ tài khoản 911- xác định kết quả kinh doanh.

Tài khoản 821 không có số dư cuối kỳ.

c. Một số quy định cần tôn trọng khi hạch toán tài khoản này:

- Chi phí thuế TNDN được ghi nhận vào tài khoản này là số thuế TNDN phải nộp được tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành.

- Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế TNDN để ghi nhận số thuế TNDN tạm phải nộp vào chi phí thuế TNDN.

- Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu số thuế TNDN tạm nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp trong năm đó, kế toán ghi nhận số thuế TNDN phải nộp thêm vào chi phí thuế TNDN. Trường hợp số thuế TNDN tạp phải nộp trong năm lớn hơn số thuế TNDN phải nộp trong năm đó, kế toán phải ghi giảm chi phí thuế TNDN là khoản chênh lệch đó. - Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu liên quan đến khoản thuế TNDN phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán (tăng hoặc giảm) số thuế TNDN phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế TNDN của năm phát hiện sai sót.

- Trường hợp phát hiện sai sót trọng yếu liên quan đến khoản thuế TNDN phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp điều chỉnh vào số dư đầu năm của các tài khoản 3334- thuế TNDN và các tài khoản liên quan khác mà không phải ghi nhận vào tài khoản 821- chi phí thuế TNDN.

- Cuối năm tài chính, kế toán kết chuyển chi phí thuế TNDN phát sinh trong năm vào tài khoản 911- xác định kết quả kinh doanh để xác định kết quả sản xuất kinh doanh trong năm.

d. Sơ đồ kế toán: các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến chi phí thuế

TNDN

Sơ đồ 1.9: Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến chi phí thuế

111,112 3334 821 911 Nộp thuế Hàng quý tạm tính thuế TNDN Cuối kỳ k.chuyển

Nộp, đ.chỉnh b.sung thuế phải nộp CF thuế TNDN

Điều chỉnh giảm số thuế tạm phải nộp trong năm Lớn hơn số phải nộp xác định cuối năm .

1.9 KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN: 1.9.1 Các căn cứ để kế toán thuế thu nhập cá nhân: 1.9.1 Các căn cứ để kế toán thuế thu nhập cá nhân:

Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu, thu vào thu nhập cá nhân của cá nhân cư trú và không cư trú tại Việt Nam.

1.9.1.1 Đối tượng np thuế:

Là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài Việt Nam và cá nhân khác không cư trú có thu nhập chịu thuế tại Việt Nam

a. Cá nhân cư trú là người đáp ứng 1 trong các điều kiện sau :

+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên đến Việt Nam.

+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam: bao gồm có nơi ở thường trú hoặc nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn (từ 3 tháng trở lên)

b. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng các điều kiện trên.

1.9.1.2 Căn cứ tính thuế:

Là thu nhập tính thuế và thuế suất

1.9.1.3 Thu nhp chịu thuế: Gồm 10 loại đối tượng Gồm 10 loại đối tượng

- Thu nhập từ kinh doanh

- Thu nhập từ tiền lương, tiền công - Thu nhập từ đầu tư vốn

- Thu nhập từ chuyển nhượng Bất động sản - Thu nhập từ trúng thưởng

- Thu nhập từ bản quyền

- Thu nhập từ nhượng quyền thương mại

- Thu nhập từ thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh BĐS và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng

- Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh BĐS và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán thuế tại công ty cổ phần thủy sản 584 nha trang (Trang 30 - 61)