Xác định nhu cầu đào tạo.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH NỘI DUNG ĐÀO TẠO KIẾN THỨC, KĨ NĂNG KHAI THÁC ĐỐI VỚI ĐẠI LÝ THU BHXH, BHYT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 51 - 52)

Việc xác định nhu cầu đào tạo đại lý thu chủ yếu do Phòng Khai thác và thu nợ tổng hợp và xác định. Tuy nhiên, BHXH cấp huyện cũng hỗ trợ một cách tích cực trong việc lựa chọn và đề xuất nhân viên đại lý thu cần đào tạo. Phòng Khai thác thu nợ dựa vào nhu cầu phát triển mở rộng số lượng đại lý Thu để lập kế hoạch đào tạo đại lý thu và trình Lãnh đạo BHXH tỉnh phê duyệt.

Bảng 2.6. Nhu cầu đào tạo nhân viên đại lý thu năm 2016, 2017

TT Đại lý thu BHXH Năm 2016 Năm 2017

1 Huyện Minh Hóa 07 0

2 Huyện Tuyên Hóa 13 02

3 Huyện Quảng Trạch 15 15

4 Thị xã Ba Đồn 19 0

5 Huyện Bố Trạch 20 86

6 Thành phố Đồng Hới 17 0

7 Huyện Quảng Ninh 13 0

8 Huyện Lệ Thủy 21 54

Tổng cộng 125 157

Nguồn: BHXH tỉnh Quảng Bình

Trên cơ sở phát triển thêm đại lý thu mới và cập nhật kiến thức, năm 2016, phòng khai thác và thu nợ xác định nhu cầu đào tạo đại lý thu trên địa bàn tỉnh là 125 người. Năm 2017, nhu cầu đào tạo nhân viên đại lý thu mới là 157 người, tăng 32 người so với năm 2016. Trong đó, nhu cầu đào tạo đại lý tăng đột biến tại hai huyện Bố Trạch và Lệ Thủy. BHXH huyện Bố Trạch có nhu cầu đào tạo tồn bộ 86 nhân viên đại lý (có 13 nhân viên mới), tăng 66 người so với năm 2016. BHXH huyện Lệ Thủy có nhu cầu đào tạo 54 nhân viên đại lý thu (trong đó có 08 nhân viên mới), tăng 33 người so với năm 2016. Nguyên nhân tăng đột biến nhu cầu đào tạo đại lý thu là vì BHXH tỉnh thí điểm phát triển hệ thống đại lý thu của hội nông dân và đại lý thu của hội phụ nữ tại hai huyện Bố Trạch, Lệ Thủy.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH NỘI DUNG ĐÀO TẠO KIẾN THỨC, KĨ NĂNG KHAI THÁC ĐỐI VỚI ĐẠI LÝ THU BHXH, BHYT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w