Một số khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH NỘI DUNG ĐÀO TẠO KIẾN THỨC, KĨ NĂNG KHAI THÁC ĐỐI VỚI ĐẠI LÝ THU BHXH, BHYT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 95 - 97)

II. Huyện Lệ Thủy

1. Một số khái niệm cơ bản

1.1. Rủi ro

Rủi ro là khả năng xảy ra biến cố bất thường có hậu quả thiệt hại hoặc mang lại kết quả không mong đợi. Khi rủi ro xảy ra, thường dẫn đến hậu quả thiệt hại về thân thể, tính mạng, tài sản, gián đoạn sản xuất kinh doanh,... gây ảnh hưởng đến tài chính và cuộc sống của mỗi chúng ta.

Rủi ro chính là nguồn gốc phát sinh nhu cầu bảo hiểm. Trong cuộc sống và lao động, con người mặc dù đã chú ý ngăn ngừa và đề phòng hạn chế tổn thất nhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra. Có 4 phương pháp cơ bản thường được sử dụng để hạn chế (kiểm soát) rủi ro như sau:

- Né tránh rủi ro: Đây là biện pháp thông thường và được sử dụng tương

đối thường xuyên trong đời sống. Mỗi cá nhân, tổ chức đều có biện pháp riêng để né tránh rủi ro có thể xảy ra đối với mình, tức là tìm cách tránh, loại trừ hoặc hạn chế tối đa khả năng xảy ra rủi ro. Ví dụ: Để tránh tai nạn giao thơng thì có người sẽ khơng chọn nghề lái xe hoặc hạn chế đi lại, hoặc để tránh tai nạn lao động thì có người khơng chọn các nghề nguy hiểm.

- Kiểm soát rủi ro: Là các biện pháp nhằm hạn chế tối đa các tổn thất có thể

xảy ra. Ví dụ: Hạn chế tổn thất hoả hoạn bằng cách mua bình cứu hỏa, hạn chế tổn thất do tai nạn lao động bằng cách trang bị thiết bị và đào tạo kỹ năng về an toàn lao động.

- Chấp nhận rủi ro: Đây là hình thức mà người bị tổn thất tự chấp nhận tổn

thất đó. Một trường hợp điển hình của chấp nhận rủi ro là tự bảo hiểm.

- Chuyển giao rủi ro: Chuyển giao rủi ro là mơ hình lý tưởng nhất, từ hình

thức chuyển giao rủi ro thơ sơ đến hình thức tham gia bảo hiểm. Đây là cơng cụ đối phó với hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra và có hiệu quả nhất. Người được

bảo hiểm chuyển giao rủi ro cho người bảo hiểm để đổi lấy sự an tồn về tài chính trong suốt thời gian chuyển giao đó. Đây chính là ngun lý cơ bản của các loại hình hoạt động bảo hiểm.

1.2. Ngành Bảo hiểm xã hội và chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm ytế tế

Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Cơ quan nhà nước thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Bình

Cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có chức năng giúp Tổng giám đốc tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (gọi chung là bảo hiểm xã hội) trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Bảo hiểm xã hội

Là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm y tế

Là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, khơng vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH NỘI DUNG ĐÀO TẠO KIẾN THỨC, KĨ NĂNG KHAI THÁC ĐỐI VỚI ĐẠI LÝ THU BHXH, BHYT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 95 - 97)

w