Khó khăn và thuận lợi của hoạt động dịch vụ Logistics tại Công ty dịch vụ

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ logistics tại công ty dịch vụ cảng cá cát lở vũng tàu (Trang 58 - 91)

cảng cá Cát Lở - Vũng Tàu

2.4.1 Những thuận lợi

- Cảng đã phối hợp tốt với các ban ngành, chính quyền địa phương tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu như UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp, UBND phường 11 TP. Vũng Tàu… trong công tác quản lý cảng. Nhờ vậy, cảng đã nhận được nhiều sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu của các ban ngành chính quyền địa phương trong quá trình đưa cảng đi vào hoạt động ngày một hiệu quả hơn, cụ thể như: hợp đồng với UBND phường 11- TP.Vũng Tàu nơi cảng đang hoạt động để tổ chức đội bốc xếp với số lượng lao động khoảng 300 người, vừa giúp giải quyết công ăn việc làm cho lao động tại địa phương, vừa đảm bảo an ninh trật tự trong cảng, tránh tình trạng bảo kê, ép giá chủ tàu như đã xảy ra tại một số cảng; Hợp đồng với Công an và Đội dân phòng Phường 11-TP.Vũng Tàu để kết hợp với Đội bảo vệ cảng trực 24/24, nhờ đó tình hình an ninh trật tự trong cảng được giữ vững, tránh được các hiện tượng đầu gấu, bảo kê vẫn thường xảy ra trước đây tại cảng cá. Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất để Đồn Biên phòng Cát Lở-TP. Vũng Tàu vào hoạt động ngay tại cảng, vừa thuận tiện để làm thủ tục cho tàu các tàu ra, vào cảng, vừa kết hợp giữ gìn công tác an ninh bến bãi.

- Thu hút và tận dụng được năng lực tài chính và năng lực chuyên môn của các cá nhân, đơn vị trong ngành vào cảng đầu tư hoạt động, góp phần đa dạng hóa đầy đủ các dịch vụ hậu cầu nghề cá ngay tại Cảng cá Cát Lở, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng cường uy tín của cảng. Việc thu hút này diễn ra ở các lĩnh vực như kinh doanh xăng dầu, sơ chế hải sản, cung ứng ngư cụ, sửa chữa cơ khí, cung ứng và bảo hành thiết bị hàng hải, cung ứng và bảo hành máy thủy, dịch vụ bảo dưỡng, tín dụng, ăn uống và khu nhà tập thể dành cho ngư dân và gia đình họ nghỉ ngơi giữa 2 chuyến biển. Đây là các lĩnh vực mà cảng không có khả năng thực hiện hoặc nếu có thực hiện sẽ không hiệu quả bằng các đơn vị chuyên ngành.

- Qua quá trình vận dụng những kinh nghiệm trên, cảng cá Cát Lở đã trở thành địa chỉ neo đậu tin cậy của các chủ tàu, trong đó phần lớn là tàu khai thác xa bờ, từng bước góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa ngư nghiệp, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của ngành thủy sản cả nước.

- Công ty chú trọng công tác đào tạo và huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên cảng, nhằm đáp ứng các yêu cầu của công tác tổ chức quản lý khai thác cảng và phục vụ nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

- Cảng cá Cát Lở áp dụng chính sách không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ với giá cả phù hợp với thị trường.

- Không ngừng nâng cao năng lực cung ứng các dịch vụ hậu cần nghề cá của cảng, cụ thể như: đầu tư hoàn thiện một số hạng mục công trình như cấp điện, cấp nước để phù hợp với nhu cầu của tàu thuyền, đáp ứng yêu cầu cùng lúc có thể cung cấp cho nhiều tàu về cập cảng một cách thuận lợi; đầu tư hệ thống mái che ngay tại cầu cảng để vừa là nơi bốc xếp vừa là nơi phân loại cá, đảm bảo hải sản bốc xếp qua cảng không bị nắng mưa làm ảnh hưởng đến chất lượng hải sản. Trên cơ sở đó đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng và thu hút nhiều tàu về cảng.

- Để nắm bắt kịp thời và chính xác nhu cầu của ngư dân, hàng năm cảng đã tổ chức các hội nghị khách hàng với các chủ tàu, chủ nậu, các nhà tiêu thụ nguyên liệu hải sản tại địa phương và các tỉnh trong khu vực để nghe đóng góp ý kiến về sản phẩm dịch vụ cảng, từ đó từng bước hoàn thiện công tác cung ứng các dịch vụ hậu cần tại cảng trên cơ sở thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Đi thực tế các cảng cá tại các tỉnh, thành có nghề cá phát triển để vừa học hỏi cách điều hành quản lý cảng cá của các đơn vị, vừa trực tiếp gặp gỡ với chủ tàu, chủ nậu để thu hút họ về cảng - Cảng cá Cát lở qua 10 năm hoạt động đã khẳng định được là một trong những cảng cá lớn và hiện đại nhất nước, có năng lực lớn về cung ứng các dịch vụ hậu cần nghề cá, sản phẩm dịch vụ đa dạng, chất lượng tốt… ngày càng được khách hàng và bà con ngư dân tín nhiệm, đánh giá cao.

- Hiện nay hầu hết các nậu vựa lớn tại Vũng tàu đã được thu hút về Cảng cá Cát lở hoạt động, đây là tiền đề thuận lợi để cảng tiếp tục thu hút thêm tàu về cảng.

Cảng cá Cát lở luôn được lãnh đạo Tổng Công ty quan tâm giúp đỡ, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong suốt quá trình hoạt động của mình. Ngoài ra, cảng còn nhận được sự giúp đỡ tư vấn của các ban ngành chính quyền địa phương tỉnh, nhất là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà rịa-Vũng tàu.

2.4.2. Những khó khăn

- Trong những năm đầu được đưa vào khai thác sử dụng, do vị trí cảng nằm ở vùng ngoại ô thành phố, không phải là nơi có nghề cá truyền thống, nên nhiều tàu thuyền ngại về cảng hoạt động. Nguyên nhân là do tập tục thói quen của chủ tàu, chủ nậu muốn đưa tàu về các cảng Bến Đình-Bến Đá nằm trong trung tâm thành phố Vũng Tàu (cách cảng cá Cát Lở 10km) để vừa được gần nhà, vừa là nơi có nghề cá lâu năm.

Việc thuyết phục ngư dân thay đổi tập tục thói quen vốn không phù hợp với sự phát triển của nghề cá hiện đại là công việc khó khăn và đòi hỏi phải có thời gian, không thể giải quyết trong một sớm một chiều.

- Bên cạnh đó, Cảng cá Cát Lở chưa có hệ thống các đại lý nậu vựa thu mua hải sản, thiếu các dịch vụ quan trọng như: Cung ứng ngư cụ, sửa chữa cơ khí tàu thuyền, thiết bị hàng hải, công tác bốc xếp chưa được quy củ… gây trở ngại cho các tàu thuyền khi về cảng.

- Ngoài những yếu tố khách quan kể trên, khi tiếp nhận cảng, công ty còn gặp khó khăn do không có nguồn vốn lưu động để phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của cảng; Các trang thiết bị phục vụ công việc văn phòng hầu như không có; trình độ cán bộ, công nhân viên ít nhiều còn thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý và điều hành cảng.

- Trong khi đó, một số hạng mục công trình từ nguồn vốn ODA của Cảng được xây dựng không phù hợp với điều kiện hoạt động thực tế của tàu thuyền, cụ thể như: Cầu cảng không được lắp đặt mái che nên không phù hợp với các tàu cá xô vì ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng hải sản bốc qua cảng, nhất là vào mùa khô. Hệ thống điện, nước tại cầu cảng không được trang bị đầy đủ để đáp ứng yêu cầu cùng một lúc cho nhiều tàu, vì vậy không đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu của khách hàng…

- Trình độ chuyên môn của nhân viên chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu công việc, việc xây dựng, giám sát thực hiện quy trình phối hợp nội bộ còn hạn chế. Công tác thư thập và xử lý thông tin thị trường chưa mang tính chuyên nghiệp.

- Sản phẩm của Công ty chủ yếu là các sản phẩm cơ bản, thiếu những sản phẩm mang tính tạo ra giá trị gia tăng cao.

- Phần lớn ngư dân TP. Vũng Tàu vẫn quen theo nếp cũ đưa tàu về các cảng cá Bến đình - Bến đá cho thuận tiện gần nhà, mặc dù họ vẫn biết là chất lượng dịch vụ tại các cảng cá này không tốt bằng Cảng cá Cát lở. Vì vậy dù rất nổ lực thu hút khách hàng nhưng số lượng tàu trong tỉnh Bà rịa-Vũng tàu về cảng hoạt động vẫn chưa thật sự nhiều. Phần lớn các tàu về cảng hiện nay đến từ miền tây, các tàu này thường chỉ đến ngư trường Bà rịa-Vũng tàu trung bình 6 tháng/năm, 6 tháng còn lại các tàu này phải đưa tàu về đánh bắt tại ngư trường Kiên Giang do yêu cầu của mùa vụ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình cung ứng các dịch vụ hậu cần của cảng.

- Hiện nay, nguồn lợi thủy sản đang đứng trước nguy cơ ngày càng cạn kiệt do việc khai thác bừa bãi các nguồn lợi gần bờ. Vì vậy trong những năm gần đây thường xảy ra tình trạng mất mùa, thời gian mỗi chuyến đi biển kéo dài trên dưới 60 ngày/chuyến trong khi sản lượng đánh bắt lại thấp. Điều này gián tiếp ảnh hưởng đến chỉ tiêu cung ứng các dịch vụ hậu cần thủy sản của cảng.

- Trong 3 năm qua việc tăng giá xăng dầu đã thực sự ảnh hưởng rất lớn đến ngành khai thác hải sản xa bờ, hiệu quả đánh bắt của bà con ngư dân bị giảm sút, trong đó không ít tàu do không chịu nổi chi phí cao, làm ăn thua lỗ đã phải cho tàu nằm bờ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sản lượng cung ứng xăng dầu của cảng mà còn kéo theo việc giảm sản lượng các sản phẩm dịch vụ có liên quan, như nước đá, điện, nước, mặt bằng, kho bãi, v.v..

- Chủ trương của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu không cho phép xây dựng thêm nhà máy chế biến hải sản trong thành phố đã ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu ban đầu của công ty trong việc liên doanh với các đơn vị đối tác để xây dựng nhà máy chế biến hải sản, đồng thời ảnh hưởng đến tiến độ khai thác mặt bằng quy hoạch tại cảng.

- Sự cạnh tranh không lành mạnh của các cảng cá bên cạnh và các thành phần kinh tế tư nhân thông qua việc không thu phí neo đậu, điện, nước khi tàu về cảng của họ; khai báo không đầy đủ các hoạt động kinh doanh xăng dầu, nước đá … nhằm trốn thuế Nhà nước, đã gây cho Cảng cá Cát lở rất nhiều khó khăn.

2.4.3. Những cơ hội

Thủy sản Việt Nam - một ngành kinh tế phát triển trên nền tảng của các hệ sinh thái, có quy mô nhỏ bé và sản xuất theo lối truyền thống sẽ phải đối mặt với những thách thức cũng như những cơ hội không nhỏ khi nước ta là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Nhìn một cách tổng quát, gia nhập WTO, thủy sản Việt Nam sẽ có thị trường thế giới khổng lồ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường; có điều kiện thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài; tranh thủ công nghệ sản xuất tiên tiến đẩy mạnh công nghiệp hóa và tăng cường năng lực ngành kinh tế thủy sản vốn còn non yếu. Ông Andras Lakatos, một chuyên gia của Ủy ban châu Âu cho rằng, khi gia nhập WTO các nhóm hàng chính được hưởng lợi từ tăng trưởng xuất khẩu là gạo, thủy sản và dệt may. Ngoài ra, Việt Nam sẽ có những ưu đãi hơn về thuế quan, xuất xứ, hàng rào phi thuế quan và những lợi ích về đối xử công bằng, bình đẳng khi xảy ra tranh chấp

thương mại, sẽ tạo điều kiện để hàng thủy sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh và trong trường hợp nếu phía nước ngoài không tuân thủ quy định chúng ta có thể kiện.

Hội nhập kinh tế quốc tế tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế, vừa tạo ra nhiều cơ hội lớn đồng thời cũng tạo ra những thách thức không nhỏ đối với sự phát triển các dịch vụ Logistics của nước ta. Nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy, chi phí Logistics chiếm 10% giá trị buôn bán của hàng hóa lưu thông trong nước và chiếm 40% đối với hàng hóa mua bán trên thị trường quốc tế. Trong khi đó, Việt Nam có rất nhiều lợi thế để phát triển ngành công nghiệp Logistics, làm tăng GDP cho đất nước. Việc dịch chuyển cơ sở sản xuất của nhiều doanh nghiệp nước ngoài từ nơi khác đến Việt Nam đã tạo ra cơ hội rất lớn trong việc xây dựng một mạng lưới giao nhận kho vận hoạt động hiệu quả. Cơ hội để phát triển Logistics của Việt Nam khi gia nhập WTO là rất lớn, cụ thể:

- Thứ nhất, với chính sách hội nhập, Việt Nam đang đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế thông qua những cải cách về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, xây dựng hệ thống pháp luật kinh tế và tài chính phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc trở thành thành viên chính thức của WTO sẽ đưa Việt Nam thành một quốc gia mở cửa về thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, có thể tiếp cận được những thị trường rộng lớn hơn với những ưu đãi thương mại (giảm thuế quan và phi thuế, quy chế MFN, NT, GSP…) để tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và cung ứng nguồn nguyên, nhiên liệu, thiết bị với giá cạnh tranh.

- Thứ hai, với lợi thế về địa chính trị, Việt Nam có vị trí địa lý rất thuận lợi cho vận tải quốc tế, nằm ở khu vực chiến lược trong vùng Đông Nam Á. Bờ biển trải dài trên 3260 km, có nhiều cảng nước sâu, các sân bay quốc tế, hệ thống đường sắt xuyên quốc gia và mạng lưới giao thông là tiền đề quan trọng để phát triển Logistics.

- Thứ ba,toàn cầu hóa đã mở cho Việt Namnhững cơ hội phát triển quan hệ đối tác, thị trường xuất khẩu được mở rộng nhờ tự do hóa thương mại. Những thay đổi về cơ cấu ngành trên thế giới tác động theo hướng tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam, tiếp cận tốt hơn với các nguồn tài chính, tín dụng đa dạng cả ở trong nước lẫn ngoài nước. Đặc biệt, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể là nguồn vốn ODA nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và các nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ hỗ trợ cho Việt Nam nhằm tăng cường tăng đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Nam có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với những thành tựu khoa học công nghệ mới, phương thức quản lý tiên tiến góp phần làm tăng năng suất lao động, hiệu quả và chất lượng tăng trưởng. Đây chính là một trong những điều kiện tiên quyết để ngành công nghiệp Logistics Việt Nam phát triển, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Hơn nữa, lĩnh vực dịch vụ Logistics ở Việt Nam đang được quan tâm phát triển, hệ thống Logistics đã bắt đầu thu hút sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, của các ngành cũng như của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Theo tính toán của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển Trường Đại học Kinh tế quốc dân, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đến 2020 sẽ tăng khoảng 2 lần so với năm 2010, đạt khoảng 282 tỷ USD. Nếu thị phần của Logistics chiếm từ 18- 22% thì thị rường Logistics Việt Nam sẽ đạt mức 50- 62 tỷ USD, đây quả là một con số khổng lồ. Song hành cùng sự phát triển kinh tế là tăng trưởng trong hoạt động xuất nhập khẩu, thị trường dịch vụ Logistics của Việt Nam không ngừng phát triển. Điều đó cho thấy, ngành Logistics lại có thêm nhiều cơ hội phát triển.

2.4.4. Những thách thức

- Cơ sở hạ tầng cho hoạt động Logistics nghèo nàn và thiếu đồng bộ, hạn chế đến sự phát triển dẫn đến chi phí Logistics của Việt Nam còn cao hơn nhiều so với các nước.

- Việc sử dụng công nghệ thông tin trong quản trị điều hành, cung cấp thông

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ logistics tại công ty dịch vụ cảng cá cát lở vũng tàu (Trang 58 - 91)