Danh mục vật tư hàng hóa sản xuất và tiêu thụ

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ logistics tại công ty dịch vụ cảng cá cát lở vũng tàu (Trang 33 - 91)

Tùy từng loại vật tư hàng hóa sản xuất và tiêu thụ mà doanh nghiệp có kế hoạch hậu cần khác nhau như về phương tiện vận tải, kho bãi…Nếu danh mục vật tư hàng hóa sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp phong phú, đa dạng thì chứng tỏ doanh

nghiệp có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật: kho bãi, phương tiện chuyên chở …đầy đủ, đáp ứng dược yêu cầu của hàng hóa. Đối với từng loại mặt hàng mà sẽ có những phương thức giao nhận khác nhau. Do đó danh mục vật tư hàng hóa có ảnh hưởng tới dịch vụ logisticcs của doanh nghiệp.

Ngoài ra, danh mục vật tư hàng hóa tăng lên sẽ kèm theo đó là sự quản lý chặt chẽ, phức tạp hơn. Danh mục tăng lên làm cho các hoạt động chính của dịch vụ Logistics cũng trở nên phong phú và phức tạp hơn từ hoạt động vận tải, giao nhận, bảo quản và cả công tác hạch toán cũng vậy. Đối với hoạt động vận tải và giao nhận, khi mà danh mục tăng lên thì các phương tiện vận tải giao nhận sẽ phải được bổ sung thêm cho phù hợp với tính chất, đặc điểm của những loại hàng hóa mới. Cũng như vậy đối với hoạt động bảo quản, với những loại hàng mà doanh nghiệp mới bổ sung cũng cần phải có hệ thống kho hàng đảm bảo, phù hợp với tính chất của hàng hóa như về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng….

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ CẢNG CÁ CÁT LỞ - VŨNG TÀU 2.1. Tổng quan về Công ty dịch vụ cảng cá Cát Lở -Vũng Tàu

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ có Quyết định số 141/CT ngày 25 tháng 05 năm 1989 về việc cấp cho Công ty Dịch vụ thủy sản Tây Nam (Bộ Thủy sản) 10 ha đất hoang ở bờ sông Dinh thuộc Phường 11 Thành phố Vũng Tàu để xây dựng Cảng cá – Trước mắt giao 6,3 ha. Công ty đã xây dựng cầu cảng (dài 50m) và đường giao thông kiên cố từ nguồn vốn ngân sách 06 tỷ đồng.

Năm 1994 Cảng cá Cát Lở - Vũng Tàu được chọn xây dựng bằng nguồn vốn viện trợ ODA không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản khoảng 220 tỷ đồng, nhằm hoàn thiện Cảng thành một Cảng cá có qui trình khép kín.

Ngày 11 tháng 01 năm 1999 Bộ Thủy sản có Quyết định số 21/QĐ/BTS về việc thành lập Chi nhánh Tổng Công ty Hải sản Biển Đông tại Vũng Tàu - Là đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng Cảng cá Cát Lở (Thuộc Công ty Dịch vụ thủy sản Tây Nam cũ). Cảng được xây dựng tại 1007/34 Đường 30/4 - Phường 11-TP.Vũng Tàu (Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Theo Quyết định số 862 QĐ/TCCB-LĐ của Bộ Thủy sản về việc thành lập Tổng Công ty Hải sản Biển Đông gồm 12 đơn vị, Công ty Dịch vụ thủy sản Tây Nam là thành viên hạch toán phụ thuộc của Tổng Công ty.

Đây là Cảng cá có qui mô, thiết kế xây dựng vào loại lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam, được xây dựng theo qui trình khép kín từ: Cầu cảng; Nhà phân loại hải sản; Khu chế biến; Nhà máy nước đá; Hệ thống cung cấp nhiên liệu; Nước ngọt; Khu nhà làm việc, Đài chỉ huy; Hệ thống xử lý nước thải. . .

Cảng được xây dựng tại nơi có vị trí địa lý thuận lợi, là khu vực giao lưu giữa 02 ngư trường trọng điểm lớn nhất Việt Nam: Ngư trường Miền trung và Ngư trường Đông -Tây Nam bộ (nơi có đến 60 – 70% số lượng tàu thuyền đánh cá trong cả nước tập trung hoạt động hàng năm). Đồng thời là cửa ngõ ra biển, gần Quốc lộ, Cảng cá Cát Lở Vũng Tàu nằm tại đỉnh của tam giác kinh tế: TP.HCM – Biên Hòa – Vũng Tàu, là nơi neo đậu an toàn và thuận lợi cho việc tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu hải sản.

Với ưu thế trên, cộng với các chính sách ưu đãi của Nhà nước nên Cảng cá Cát Lở thu hút được nhiều tàu đánh bắt hải sản xa bờ về cảng để tiêu thụ và chuẩn bị cho một chuyến đi mới.

Hiện nay, Cảng cá Cát Lở đã xây dựng trên tổng diện tích là 6,3 ha với quy hoạch tổng thể của Tổng Công ty về xây dựng ụ tàu, xưởng chế biến hải sản, mở rộng chợ cá, xây dựng nhà máy nước đá.. dưới các hình thức đầu tư khác nhau.

Chức năng:

Cảng cá Cát Lở là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty Hải sản Biển Đông. Các hoạt động của Cảng thực hiện theo qui định tại điều 24 và điều 25 trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Hải sản Biển Đông (Ban hành theo Quyết định số 863/QĐ/TCCB-LĐ ngày 22/10/1996 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản). Với chức năng chính là: Đại diện cho Tổng Công Ty Hải Sản Biển Đông tại Vũng Tàu, sản xuất - kinh doanh và dịch vụ hậu cần nghề cá, bảo vệ và giữ gìn tài sản của Cảng cá Cát Lở.

Nhiệm vụ:

- Tổ chức tiếp nhận tàu đánh cá, tàu vận chuyển,..

- Cung ứng dịch vụ hậu cần cho các loại tàu trên, đặc biệt là đối với các tàu hoạt động trên vùng biển xa bờ.

- Bao tiêu và sơ chế sản phẩm thủy hải sản, kể cả xuất nhập khẩu hàng hóa trực tiếp qua Cảng.

- Thông qua hoạt động sản xuất - kinh doanh và quan hệ Quốc tế của mình (Theo sự chỉ đạo của Tổng Công ty) góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp nghề cá trong khu vực trên cơ sở du nhập các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khai thác, bảo quản chế biến sản phẩm hải sản từ các nước có nền công nghiệp nghề cá phát triển.

a. Tổ chức bộ máy

Với diện tích nhà làm việc: 02 tầng 871 m2 Công ty dịch vụ cảng cá Cát Lở có 5 phòng chức năng:

Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Điều độ – Dịch vụ; Phòng Kế toán-Tài chính; Phòng Kỹ thuật - Môi trường; Phòng Kế hoạch-Kinh doanh, với tổng số viên chức, người lao động 91 người.

Các tổ chức đảng, đoàn thể: 01 Chi bộ gồm 39 đảng viên, tổ chức Công đoàn có 91 đoàn viên, Đoàn Thanh niên có 31 đoàn viên.

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức

(Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính)

Qua sơ đồ hình 2.1, công ty đang sử dụng mô hình quản lý trực tuyến có bốn cấp quản lý: Ban Giám đốc là cấp cao nhất gồm 01 Giám đốc và 01 Phó giám đốc phụ trách chuyên môn giúp việc cho Giám đốc và cuối cùng là các tổ sản xuất.

Giám đốc: Điều hành chung các mục tiêu chức năng bằng cách sử dụng nguồn nhân lực, hướng dẫn các hoạt động, sử dụng nguồn lực tài chính và tất cả các cơ sở theo sự định đoạt của mình để có được lợi ích hiệu quả cho Công ty.

Trách nhiệm chính: lãnh đạo và giám sát; quản lý công việc kinh doanh; thiết kế và quản lý tổ chức phù hợp để hỗ trợ cho các kế hoạch kinh doanh và các mục tiêu của Công ty; Giám sát tài chính; Phát triển nguồn nhân lực…

Phó giám đốc: Tham mưu và trợ giúp Giám đốc trong các lĩnh vực về hành chính, tổ chức và kế toán. Phát triển, cập nhật và giám sát tất cả các hệ thống và hoạt động liên quan đến các vấn đề về tổ chức và hành chính chung. Quản lý nhân sự, phát triển nhân sự, chỉ định công việc, đánh giá việc thực hiện công việc trong Công ty. Đệ trình và thực hiện trách nhiệm tất cả báo cáo tài khoản được yêu cầu và chuẩn bị để các kiểm toán viên Nhà nước vào kiểm toán hàng năm. Chuẩn bị và kiểm soát ngân quỹ, xem xét và giải quyết các vấn đề hành chính và tài chính của các tổ chức và các nhân sử dụng cảng và khách hàng nộp lên. Giám sát công tác nhân sự, xác định nhu

Bộ phận Văn phòng Đội Bảo vệ; Vệ sinh môi trường Ban điều hành bến Tổ điện-nước; Lái xe; Bốc xếp; Vận hành máy; Vận hành cẩu GIÁM ĐỐC Phòng Tổ chức- Hành chính Phòng Kế toán- Tài chính Phòng Kế hoạch- Kinh doanh Phòng Kỹ thuật- Môi trường Xưởng Nước đá- Cơ điện Phòng Điều độ- Dịch vụ PHÓ GIÁM ĐỐC

cầu tuyển dụng nhân sự và lên kế hoạch chương trình đào tạo. Chịu trách nhiệm về kế hoạch văn phòng, nhu cầu mặt bằng và hiệu quả sử dụng. Chịu trách nhiệm thu thập thông tin và các vấn đề chung về cảng, kinh doanh, nghề cá, bốc dỡ, hàng hóa qua cảng, cung ứng xăng dầu…

Phòng Tổ chức - Hành chính: Gồm bộ phận văn phòng, đội bảo vệ, đội vệ sinh môi trường. Thực hiện chức năng tham mưu công tác kế hoạch, qui hoạch, đào tạo, tuyển dụng, đánh giá viên chức; công tác thi đua khen thưởng, kỷ Luật; công tác an ninh trật tự, quản lý các đội nghề nghiệp; chế độ chính sách, công tác tuyên truyền, công tác bảo vệ nội bộ, công tác hành chính... Tham mưu và giúp việc cho Ban giám đốc về công tác tổ chức nhân sự, đường lối chính sách, các văn bản Pháp luật của Nhà nước, quản lý đội bảo vệ, công tác đào tạo cán bộ nghiệp vụ, Công nhân kỹ thuật, công tác soạn thảo văn bản, văn thư, lưu trữ hồ sơ tài liệu.., công tác bảo mật và giao dịch với cơ quan chức năng tại địa phương và cơ quan quản lý cấp trên theo sự phân công của Giám đốc.

Phòng Kế toán - Tài chính: Tham mưu Giám đốc về công tác kế toán, tài chính của BQL Cảng. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác số liệu về tài chính để tham mưu cho Giám đốc ra các quyết định chỉ đạo, quản lý, điều hành công tác tài chính kế toán. Quản lý, cấp phát biên lai ấn chỉ. Thực hiện việc xây dựng kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính của Cảng, triển khai thực hiện kế hoạch này sau khi được Ban giám đốc phê duyệt.

Phòng Kế hoạch - Kinh doanh: Tham mưu cho Ban giám đốc về các vấn đề kỹ thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của Cảng, quản lý tổ chức bảo trì sửa chữa máy móc thiết bị và xây dựng cơ bản các hạng mục công trình khác của cảng và vấn đề xử lý vệ sinh môi trường. Xây dựng các định mức kỹ thuật phục vụ cho việc tính giá thành, quản lý tài liệu kỹ thuật của Cảng. Thực hiện chức năng tham mưu công tác quy hoạch, đầu tư, phát triển Cảng; quản lý, kiểm tra, giám sát, theo dõi vận hành các công trình Cảng; duy tu bảo dưỡng kết cấu hạ tầng, hệ thống điện nước, xử lý nước thải, vệ sinh môi trường.

Phòng Điều độ - Dịch vụ: gồm Ban điều hành bến, Tổ bốc xếp, Tổ điện-nước, Tổ lái xe, Tổ vận hành cẩu, Tổ vận hành máy. Thực hiện việc tiếp nhận, bố trí điều động các tàu thuyền ra vào neo đậu cầu bến an toàn, cung cấp điện nước cho khách hàng, thu các loại phí theo qui định. Tổ chức khai thác các nguồn thu phí, dịch vụ.

Thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản, phòng chống dịch bệnh; phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn.

Phòng Kỹ thuật-Môi trường: điều hành trực tiếp Phân xưởng nước đá và cấp đông-cơ điện. Có trách nhiệm tổ chức sản xuất và thực hiện các khâu phục vụ cho việc tiêu thụ nước đá, xử lý môi trường tại cảng.

b. Cơ cấu tổ chức

- Ban giám đốc: 02 người.

- Phòng Tổ chức Hành chính: 25 người. - Phòng Kế toán - Tài chính: 07 người. - Phòng Kế hoạch - Kinh doanh: 12 người. - Phòng Điều độ - Dịch vụ: 45 người. - Phòng Kỹ thuật-Môi trường: 14 người.

Đặc thù của Cảng cá phục vụ khách hàng 24/24 giờ, nên Cảng cá áp dụng nhiều chế độ làm việc để đáp ứng thường xuyên nhu cầu của khách hàng. Chức năng và nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của Cảng cũng được điều chỉnh đối với các phòng, ban, bộ phận, từng cán bộ công nhân viên. Chế độ làm việc áp dụng tại Cảng được chia làm 3 nhóm chính với tổng số cán bộ công nhân viên là 91 người, cụ thể như sau:

Nhóm 1: Làm việc theo giờ hành chính, theo chế độ làm việc 08 giờ/ngày gồm các phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Kế toán - Tài chính, Phòng Kế hoạch - Kinh doanh.

Nhóm 2: Làm việc theo giờ hành chính theo chế độ 08 giờ/ngày (kể cả chủ nhật và làm thêm giờ) gồm chủ yếu là Ban giám đốc, Ban quản đốc.

Nhóm 3: Làm việc theo chế độ chia ca, tuỳ theo yêu cầu công việc có thể chia thành hai, ba, bốn ca/ngày chủ yếu là các bộ phận trực tiếp sản xuất như: Đội bảo vệ, Tổ vận hành máy lạnh, Tổ vận hành cẩu trục, Tổ bốc xếp nước đá, tổ điện nước, điều độ cảng.

2.1.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Logistics của Cảng

Cảng cá Cát Lở Vũng Tàu là công trình được đầu tư bằng nguồn vốn viện trợ ODA không hoàn lại của chính phủ Nhật Bản, với quy mô là một là một Cảng cá hiện đại nhằm góp phần thúc đẩy nghề cá tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và khu vực phía Nam nói chung phát triển, đặc biệt là góp phần phát triển chương trình khai thác hải sản xa bờ. Ngay sau khi hoàn thành năm 1998, công trình đã được Tổng Công ty Hải sản Biển Đông - Bộ Thủy sản giao cho Công ty dịch vụ Cảng cá Cát Lở trực tiếp quản

lý khai thác sử dụng cho đến nay, với chức năng nhiệm vụ chính là cung cấp các dịch vụ hậu cần nghề cá cho thuyền đánh bắt hải sản tại vùng biển phía Nam.

Về cơ sở vật chất kỹ thuật, Cảng cá Cát Lở Vũng Tàu được đánh giá là một trong những cảng cá hiện đại nhất Việt Nam hiện nay với các hạng mục công trình trọng điểm gồm:

a. Vùng đất, vùng nước và các công trình thủy:

- Diện tích khu đất: 62.594m2 - Diện tích vùng nước: 18.250m2

- Độ sâu vùng nước trên bến: Sông Dinh.

- Luồng chạy tàu: (Chiều dài:365m ; Chiều rộng:50m ; Độ sâu:6,5m).

- Khả năng tiếp nhận tàu thuyền có tải trọng: 5.000 tấn có thể ra, vào neo đậu, bốc xếp an toàn và thuận lợi (kể cả tàu vận tải, dịch vụ và tàu chở nhiên liệu).

b. Bến cập tàu:

Bảng 2.1. Hạng mục cầu cảng

TT Hạng mục Số lượng Chiều dài

(m) Chiều rộng (m) Loại tàu cập cầu 50 20 Công suất từ 45 - 1.000 Cv 70 17 - nt - 01 Cầu Bêtông cốt thép 03 120 15 - nt - 02 Cầu Phao 01 80 06 45 - 250Cv

- Với 03 cầu tàu bê tông cốt thép kiên cố với tổng chiều dài 240m và một cầu phao với tổng chiều dài 80m thuận tiện cho các tàu nhỏ vào bốc xếp hải sản. Hàng năm có thể tiếp nhận trên 3.000 lượt tàu ra, vào cập cảng và số lượng hải sản qua cảng trên 100.000 tấn.

c. Cơ sở hậu cần dịch vụ:

- Các dịch vụ phụ trong khu vực cảng như: Nhà máy cung cấp nước đá, các kho chứa xăng dầu, chợ cá, các điểm sơ chế hải sản, hệ thống thông tin liên lạc với tàu đánh bắt xa bờ và dịch vụ cung cấp điện, nước, trang thiết bị, ngư lưới cụ cũng phát triển mạnh và đồng bộ, bảo đảm đáp ứng kịp thời nhu cầu của tàu thuyền cập cảng.

Bảng 2.2. Hạng mục cơ sở hậu cần dịch vụ

TT Các hạng mục Số lượng Công suất Diện tích

(m2)

1 Nhà phân loại hải sản 02 5.948 m2

2 Máy nâng hạ 02 02 tấn/máy

3 Hệ thống xử lý nước thải 01 420 m3/ngày

4 Trạm cấp nhiên liệu 01 2.125.000 lít/trạm

5 Tủ cấp đông -350C 02 1,2 tấn/4 giờ

6 Kho bảo quản lạnh -50C 04 350 tấn 638,4 m2

7 Kho cấp đông -250C 03 135 tấn 340,5 m2

8 Xưởng sản xuất nước đá 01 01 200 tấn/ngày 2.244 m2

9 Xưởng sản xuất nước đá 02 01 150 tấn/ngày 1.524 m2

10 Nhà chế biến thủy hải sản 02 1.500 tấn/năm 3.360 m2

11 Xưởng sơ chế thủy hải sản 02 3.414 m2

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ logistics tại công ty dịch vụ cảng cá cát lở vũng tàu (Trang 33 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)