Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ logistics tại công ty dịch vụ cảng cá cát lở vũng tàu (Trang 87 - 91)

Các Hiệp hội trong lĩnh vực dịch vụ Logistics gồm có: Hiệp hội Vận tải biển Việt Nam, Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam, Hiệp hội Cảng biển Việt Nam, Hiệp hội đại lý môi giới hàng hải Việt Nam, Hiệp hội chủ tàu Việt Nam, Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam… Để các lĩnh vực dịch vụ Logistics ở Việt Nam có thể phát triển và hội nhập với khu vực và thế giới, các Hiệp hội ngành hàng nói trên cần được tổ chức và có hoạt động hiệu quả nhằm giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng kinh doanh dịch

vụ. Nhằm thực hiện mục tiêu trên, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các Hiệp hội doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ Logistics cần có các giải pháp cụ thể như:

- Tập hợp, liên kết các doanh nghiệp ngành hàng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, tạo ra sức mạnh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics.

- Các Hiệp hội hoàn toàn có khả năng liên kết các doanh nghiệp của mình để hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển kinh doanh.

Để thâm nhập thị trường quốc tế các doanh nghiệp thường phải đối đầu với nhiều khó khăn thách thức, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các Hiệp hội chính là nơi các doanh nghiệp tập hợp lực lượng, hình thành sức mạnh tổng hợp để thâm nhập và cạnh tranh trên thị trường dịch vụ Logistics quốc tế.

- Hiệp hội cần tổ chức những chương trình xúc tiến thương mại tại các thị trường quốc tế, những chương trình về tuyên truyền quảng bá, xây dựng thương hiệu đối với doanh nghiệp thành viên nhằm giúp họ thâm nhập vào thị trường dịch vụ Logistics quốc tế. Những chương trình này nếu các doanh nghiệp tiến hành đơn lẻ sẽ khá tốn kém và hiệu quả không cao bằng khi họ là thành viên của Hiệp hội.

Mặt khác, Hiệp hội cần phát triển các dịch vụ xúc tiến, hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập thị trường theo nguyên tắc có sự phối hợp với các Hiệp hội và các tổ chức xúc tiến khác. Tích cực thúc đẩy sự hình thành của thị trường các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh ở Việt Nam. Tập trung nguồn lực của Hiệp hội vào các hoạt động có lợi thế cao, những hoạt động xúc tiến ở tầm quốc gia. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, hội chợ triển lãm, lễ hội. Xây dựng mạng lưới tiếp thị tập thể, các chiến dịch xây dựng hình ảnh quốc gia, chiến lược phát triển và bảo vệ thương hiệu Việt Nam.

- Hiệp hội cần hỗ trợ cho từng doanh nghiệp trong việc lựa chọn chiến lược phát triển. Hình thức kinh doanh cụ thể để họ có thể nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng thị trường dịch vụ ra các nước trong khu vực và toàn cầu.

- Hỗ trợ và tư vấn cho doanh nghiệp về thông tin thị trường và các quy định quốc tế có liên quan đến lĩnh vực dịch vụ Logistics.

- Hiệp hội ngành hàng là cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp với các cơ quan chính quyền là những vấn đề đang đặt ra trong từng lĩnh vực dịch vụ Logistics: giá cước các dịch vụ, thuế, hải quan…

- Chủ động giúp doanh nghiệp trong việc đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ, quản lý và ngoại ngữ chuyên ngành cho cán bộ, trong việc tìm đối tác nước ngoài.

Xử lý việc cạnh tranh không lành mạnh của các hội viên nhằm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics trong nước với các nhà cung cấp dịch vụ Logistics nước ngoài.

- Các Hiệp hội cần đổi mới phương thức hoạt động, tập hợp rộng rãi các thành viên, mở rộng hợp tác quốc tế; tiếp tục nâng cao vai trò đại diện cho các doanh nghiệp, làm đầu mối phối hợp hành động giữa các doanh nghiệp, thúc đẩy liên doanh, liên kết cùng có lợi. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong chuyển giao bí quyết công nghệ, kinh nghiệm quản lý, trong xúc tiến thương mại. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các thành viên trong tranh chấp thương mại và xử lý tốt mối quan hệ kinh tế giữa các hội viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban công tác về gia nhập WTO của Việt Nam (2006), Biểu cam kết cụ thể về thương mại và dịch vụ, Hà Nội.

2. Phạm Thị Thanh Bình (2009), Phát triển dịch vụ Logistics trong tiến trình hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

3. Kurt Bình (2006), Giải phẫu thị trường Logistics Việt Nam, Tạp chí Hàng hải Việt Nam. 4. Kurt Bình (2006), 25 công ty 3PL hàng đầu thế giới – Lớn hơn đồng nghĩa với tốt hơn, Tạp chí Vietnam shipper.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ đến 2020, Hà Nội.

6. Bộ phận nghiên cứu và tư vấn - Chuỗi cung ứng SCM (2008), Báo cáo khảo sát về Logistics, Hà Nội.

7. Bộ Thương Mại (2006), Báo cáo của Ban công tác – Biểu cam kết về dịch vụ của Việt Nam với WTO.

8. Triệu Hồng Cẩm (2006), Vận tải Quốc tế và Bảo hiểm vận tải Quốc tế, Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn.

9. Lý Bách Chấn (2010), Lý luận hiện đại về Logistics và chuỗi cung ứng, NXB Thống kê.

10. Đặng Đình Đào, Vũ Thị Minh Loan (2010), Một số vấn đề về phát triển dịch vụ Logistics ở nước ta, Tạp chí Khoa học Thương mại.

11. Đặng Đình Đào (2010), Phát triển dịch vụ Logistics ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển.

12. Nguyễn Hữu Duy (2006), Thị trường Logistics Việt Nam dưới góc nhìn 3LP, Tạp Chí Chủ hàng Việt Nam – Vietnam shippre.

13. Trần Anh Dũng (2006), Phát triển Logistics trong vận tải ở Việt Nam, Tạp chí hàng hải Việt Nam.

14. Nguyễn Hướng Dương (2010), Phác thảo chiến lược phát triển thị trường dịch vụ Logistisc Việt Nam đến năm 2020.

15. Nguyễn Hiếu (2007), Chọn nhà cung cấp Logistics, Tạp Chí Chủ hàng Việt Nam – Vietnam shippre.

16. Đức Hoàng (2006), Logistics Việt Nam yếu toàn diện, Thời báo kinh tế.

17. Đặng Thị Thu Hương (2010) Phát triển các doanh nghiệp Logistics ở nước ta, Tạp chí Thông tin và Dự báo kinh tế-xã hội.

18.Kế hoạch và Đầu tư (2007), Bối cảnh trong nước, quốc tế và nghiên cứu xây dựng Chiến lược 2011 -2020, Hà Nội.

19. Trần Minh Khôi (2006), Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất hàng lẻ (LCL) bằng container đáp ứng yêu cầu cung ứng dịch vụ Logistics trong giai đoạn hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh.

20. Luật Thương mại, số 36/2005/QH11.

21. Phạm Bình Minh (2010), Cục diện Thế giới đến 2020, NXB Chính trị Quốc gia. 22. Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics.

23. Nghị định 87/2009/NĐ-CP ngày 29/10/2009 của Chính phủ Quy định về vận tải đa phương thức tại Việt Nam.

24. Nhà xuất bản Tư pháp (2007), Những nội dung cơ bản của Luật Thương Mại năm 2005.

25. Niên giám Thống kê (2009), Nhà xuất bản Thống kê.

26. Đỗ Xuân Quang (2008), nguồn nhân lực ngành Logistics tại Việt Nam, NXB Thống kê.

27. Quyết định 35/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển Giao thông Vận tải đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

28. Quyết định 2190/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 29. Nguyễn Hồng Sơn (2006), “ Gia nhập WTO: Cơ hội và thách thức đối với khu vực dịch vụ Việt Nam”, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế Giới tr.39-53.

30. Nguyễn Hoàng Tiệm (2006), Phát triển dịch vụ đa phương thức – Một thách thức lớn đối với Việt Nam, Tạp chí Hàng hải Việt Nam.

31. Nguyễn Như Tiến (2006), Những nhân tố cản trở sự phát triển Logistics ở Việt Nam, Tạp chí Hàng hải Việt Nam.

32. Đoàn Thị Hồng Vân (2003), Logistics - Những vấn đề cơ bản, NXB Thống kê. 33. Đoàn Thị Hồng Vân (2006), Quản trị Logistics, Nhà xuất bản Thống kê.

34. Đoàn Thị Hồng Vân (2006), Phát triển hiệu quả dịch vụ Logistics, Tạp chí Phát triển kinh tế.

35. Trung tâm Thông tin và Dự báo KT-XH Quốc gia (2008), Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh xu thế phát triển của kinh tế thế giới đến 2020, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ logistics tại công ty dịch vụ cảng cá cát lở vũng tàu (Trang 87 - 91)