Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển các dịch vụ Logistics

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ logistics tại công ty dịch vụ cảng cá cát lở vũng tàu (Trang 28 - 91)

1.4.1. Điều kiện chung về kinh tế, chính trị, xã hội

1.4.1.1. Về chính trị, pháp luật

Trong kinh doanh hiện đai, các yếu tố chính trị, pháp luật ngày càng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp Logistics nói riêng. Nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước hiện nay là nền kinh tế phổ biến trên thế giới. Khi tham gia vào kinh doanh, để thành công trên thương trường thì các doanh nghiệp phải không những nắm vững pháp luật trong nước mà còn phải hiểu và nắm vững pháp luật quốc tế tại thị trường mà mình kinh doanh. Đồng thời với việc nắm vững Luật pháp thì các doanh nghiệp cũng phải chú ý tới môi trường chính trị. Chính trị có ổn định thì sẽ giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Chính trị ổn định sẽ thu hút được nhiều sự đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia. Do đó đầu tư vào các doanh nghiệp Logistics cũng tăng lên; hoạt động phân phối, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia cũng tăng lên, nhờ đó mà dịch vụ Logistics cũng phát triển. Thêm vào đó, các chính sách của chính phủ có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh, tới sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung và hoạt động Logistics của các doanh nghiệp sản xuất nói riêng [31].Các yếu tố cơ bản thuộc môi trường chính trị, pháp luật là:

- Sự ổn định về chính trị và đường lối ngoại giao. - Sự cân bằng của các chính sách của Nhà nước.

- Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội.

Trước năm 2005, Luật pháp Việt Nam chưa hề có quy định về việc kinh doanh dịch vụ Logistics cũng như các hình thức dịch vụ Logistics. Đến khi Luật Thương mại được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 và nghị định 140/2007/NĐ-CP của Chính phủ mới có quy định chi tiết về các dịch vụ Logistics và điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics [24].

Trước đây, các dịch vụ Logistics mà chủ yếu là dịch vụ vận tải, giao nhận thì Nhà nước nắm quyền chi phối. Gần đây, việc kinh doanh dịch vụ Logistics được Nhà nước cho phép mọi thành phần kinh tế đều có thể tham gia kinh doanh. Điều này tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trong ngành cung ứng dịch vụ Logistics đồng thời cũng tạo nên sự đa dạng, phong phú của các dịch vụ Logistics, chất lượng dịch vụ cũng tốt hơn.

1.4.1.2. Về kinh tế - xã hội

Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Logistics nói riêng. Các yếu tố kinh tế bao gồm một phạm vi rất rộng từ các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ Logistics và các yếu tố liên quan đến việc huy động và sử dụng các nguồn lực của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics để cung ứng các dịch vụ Logistics cho khách hàng [5]. Các yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics và các dịch vụ Logistics là: Tốc độ tăng trưởng của GDP; lãi suất tiền vay, tiền gửi ngân hàng; tỷ lệ lạm phát; tỷ giá hối đoái; mức độ thất nghiệp; cán cân thanh toán; chính sách tài chính, tín dụng; kiểm soát về giá cả, tiền lương tối thiểu; tiềm năng phát triển và gia tăng đầu tư...Các yếu tố này ảnh hưởng đến phương thức và cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp. Sự thay đổi của các yếu tố này và tốc độ thay đổi, chu kỳ thay đổi đều tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thậm chí còn có thể làm thay đổi cả mục tiêu, phương hướng và cả chiến lược của doanh nghiệp [3].

Trong thời gian vừa qua, tốc độ tăng trưởng hàng năm của nước ta ở mức tương đối cao. Chính vì vậy càng kích thích việc đầu tư và mở rộng quy mô của các doanh nghiệp khiến cho nhu cầu sử dụng các dịch vụ Logistics không ngừng tăng, đây là cơ hội cho phép các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics mở rộng quy mô, sản phẩm dịch vụ Logistics cũng như thị trường của mình, cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp mới có thể ra nhập thị trường.

1.4.2. Môi trường địa lý, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

Vị trí, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp tới việc tiến hành các dịch vụ hậu cần và sự phát triển của nó:

Thứ nhất, địa điểm của doanh nghiệp có ảnh hưởng tới cước phí vận tải mà doanh nghiệp phải trả. Nếu vị trí của doanh nghiệp thuận lợi (gần đường giao thông lớn) thì việc vận tải sẽ dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện hơn. Nếu địa điểm của doanh nghiệp nằm ở khu vực giao thông không thuận tiện, đường giao thông nhỏ, hẹp… xe có trọng tải lớn không vào được thì doanh nghiệp sẽ phải mất thêm chi phí để vận chuyển hàng hóa ra xe. Bên cạnh đó thì cước phí vận tải còn phụ thuộc vào quãng đường vận chuyển, nếu quãng đường vận chuyển ngắn thì cước phí sẽ nhỏ hơn so với những quãng đường vận chuyển xa [30].

Thứ hai, vị trí của doanh nghiệp thuận lợi sẽ giúp cho hoạt động kho bãi phát triển như các khách hàng muốn thuê kho bãi của doanh nghiệp để lưu giữ, bảo quản hàng hóa sẽ dễ dàng vận chuyển hàng vào kho mà không phải mất thêm chi phí vận chuyển khác. Từ đó khách hàng thuê dịch vụ kho bãi của doanh nghiệp cũng nhiều lên, dẫn tới giá dịch vụ cho thuê cũng cao lên, giúp doanh nghiệp tăng doanh thu [15].

1.4.3. Tình hình tài chính của doanh nghiệp

Doanh nghiệp nào cũng vậy để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh thì cần phải có vốn. Vấn đề về tài chính có vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy hoạt động dịch vụ hậu cần cũng không phải là ngoại lệ, nó có vai trò trong việc hoàn thiện và phát triển hoạt động dịch vụ hậu cần. Tình hình tài chính là cơ sở để ban lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra các quyết định về đầu tư hay không như đầu tư cơ sở vật chất, nguồn nhân lực …cho các hoạt động của dịch vụ hậu cần hay không. Khi doanh nghiệp đầu tư vào một cơ sở vật chất tốt, hiện đại, đào tạo được đội ngũ lao động chuyên nghiệp sẽ nâng cao được chất lượng hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp, do đó nâng cao hiệu quả hoạt động kho bãi, vận tải của doanh nghiệp. Vì vậy tài chính có ảnh hưởng vừa trực tiếp, vừa gián tiếp tới hoạt động hậu cần. Ngoài ra, khi lập kế hoạch phát triển các dịch vụ hậu cần thì doanh nghiệp cần phải chú ý xem có khả thi về mặt tài chính hay không, vì chúng ta không thể thực hiện được kế hoạch nếu không có đủ nguồn tài chính [14].

1.4.4. Các yếu tố thuộc về cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp

Cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt khi dịch vụ hậu cần của doanh nghiệp lại bao gồm các dịch

vụ giao nhận, vận tải, kho bãi thì để thực hiện các dịch vụ trên doanh nghiệp cần có hệ thống kho bãi, phương tiện vận tải, các công cụ dụng cụ phục vụ cho vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa [19].Sản phẩm của doanh nghiệp khi sản xuất ra sẽ được đưa vào kho để dự trữ , bảo quản hoặc để gom đủ hàng rồi mới tiến hành vận chuyển đi. Để dự trữ vào bảo quản hàng hóa tốt cần có hệ thống kho bãi với cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ, đảm bảo những tiêu chuẩn cần thiết và đáp ứng được các yêu cầu của sản phẩm như nhiệt độ ,độ ẩm, ánh sáng…

Ngoài ra đối với việc vận chuyển hàng hóa, cơ sở vật chất cũng có ảnh hưởng rất lớn. Doanh nghiệp cần có các phương tiện vận tải cho việc chuyên chở hàng hóa để khi có yêu cầu về việc chuyên chở, vận chuyển hàng hóa thì sẽ đáp ứng được ngay. Khi mà doanh nghiệp có hệ thống phương tiện vận tải hiện đại thì việc vận chuyển hàng hóa sẽ nhanh hơn, giảm rủi ro trong quá trình vận chuyển [8].

1.4.5. Nguồn nhân lực hoạt động hậu cần và kĩ năng quản trị của doanh nghiệp

Nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định trong sự hình thành và phát triển doanh nghiệp. Bất kỳ một hoạt động nào mà không có sự góp sức của con người thì nó không thể hoàn hảo được, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ. Trong lĩnh vực dịch vụ vai trò của con người càng trở nên quan trọng vì chất lượng của một sản phẩm dịch vụ phụ thuộc rất lớn vào sự tương tác và tiếp xúc giữa người làm dịch vụ và khách hàng. Ngày nay, các nhà cung cấp dịch vụ Logistics có xu hướng sử dụng các yếu tố phần cứng giống nhau cho nên sự khác nhau giữa các doanh nghiệp nằm ở các yếu tố phần mềm, những giá trị vô hình như: các ý tưởng và nhân tố con người.

Thái độ, cách phục vụ và tính chuyên nghiệp của nhân viên kho vận, giao nhận, những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng phản ánh chất lượng dịch vụ hậu cần của doanh nghiệp, thể hiện hình ảnh của doanh nghiệp trong con mắt bạn hàng, khách hàng của doanh nghiệp.

Người lãnh đạo doanh nghiệp có tài năng, trình độ quản lý sẽ dẫn dắt doanh nghiệp đi lên, ngày càng phát triển. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ ngày càng đi xuống thậm chí dẫn đến phá sản. Việc tổ chức thực hiện các dịch vụ hậu cần vật tư nếu không có yếu tố kiểm tra, giám sát sẽ không đạt được mục đích đề ra.

1.4.6. Nhu cầu của khách hàng và tình hình tiêu thụ trên thị trường

Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng luôn được coi là thượng đế, thậm chí khách hàng còn được coi là người trả lương cho doanh nghiệp. Khách hàng có mua hàng thì doanh nghiệp mới bán được hàng và có lợi nhuận. Vì vậy, mọi hoạt động của

doanh nghiệp đều để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, đều phải xuất phát từ nhu cầu thiết thực của khách hàng.

Khách hàng chiếm vị trí trung tâm trong mọi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Logistics, để hoạt động có hiệu quả thì các doanh nghiệp phải bán được hàng tức là phải có khách hàng thuê dịch vụ Logistics. Khách hàng của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics chủ yếu là các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này có nhu cầu sử dụng dịch vụ Logistics lớn thì ngành dịch vụ Logistics mới phát triển được. Hiện nay không ít doanh nghiệp tự mình thực hiện các hoạt động Logistics mà không thuê dịch vụ ngoài. Vì vậy, ngành dịch vụ Logistics muốn phát triển thì phải cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thấy được lợi ích to lớn của việc sử dụng dịch vụ Logistics.

Để có thể thu hút, lôi kéo khách hàng về phía doanh nghiệp mình thì doanh nghiệp cần phải tạo ra được những dịch vụ mới, có chất lượng tốt hơn. Muốn làm được điều đó thì doanh nghiệp cần phải biết được nhu cầu của khách hàng thông qua việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu về tình hình tiêu thụ của sản phẩm trên thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu về hành vi mua của khách hàng…Doanh nghiệp cần phải hoàn thiện và phát triển các dịch vụ hậu cần để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

1.4.7. Mức độ cạnh tranh trên thị trường về các dịch vụ

Cạnh tranh trong ngành dịch vụ Logistics càng gay gắt thì loại hình dịch vụ Logistics càng phong phú, chất lượng dịch vụ Logistics càng được nâng cao. Khi đề cập đến vấn đề cạnh tranh, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Logistics phải xem xét xem đối thủ của mình là ai, số lượng bao nhiêu, mức độ cạnh tranh thế nào. Trong thời gian qua cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước là định hướng mở cửa kinh doanh dịch vụ Logistics. Số lượng các doanh nghiệp Logistics được mở ngày càng nhiều và dẫn đến cạnh tranh trong ngành ngày một gay gắt hơn không chỉ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics trong nước mà còn có sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp Logistics nước ngoài.

1.4.8. Quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Quy mô sản xuất kinh doanh của các ngành, các doanh nghiệp thể hiện qua khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trên thị trường qua từng thời kỳ kinh doanh. Quy mô của doanh nghiệp càng lớn thì nhu cầu về tiêu dùng vật tư càng lớn, khối lượng vật

tư cần mua sắm càng tăng. Do đó ảnh hưởng đến sự phát triển các loại dịch vụ Logistics của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì việc đảm bảo vật tư đủ về số lượng, đúng về chất lượng và cơ cấu, kịp thời về thời gian để quá trình sản xuất được tiến hành một cách đều đặn và liên tục càng được chú trọng.

Doanh nghiệp có qui mô lớn thì có khả năng cung ứng các dịch vụ Logistics với nhiều loại hình dịch vụ, đảm bảo chất lượng của dịch vụ, có thể hoạt động trên phạm vi thị trường lớn, cung ứng dịch vụ cho nhiều khách hàng khác nhau cùng lúc.

Qui mô sản xuất của doanh nghiệp tăng lên sẽ làm tăng nhu cầu về dịch vụ Logistics, khi đó hàng hóa sản xuất ra sẽ nhiều hơn, sản xuất với khối lượng lớn nên để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, đều đặn thì nhu cầu về vận tải, giao nhận, và bảo quản sẽ tăng lên.

1.4.9. Cơ sở hạ tầng phần mềm liên quan đến công nghệ thông tin

Logistics toàn cầu phát triển và hệ thống thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng. Thông tin chính xác, kịp thời là nền tảng đảm bảo sự thành công của Logistics. Hệ thống thông tin hiện đại cũng là dấu hiệu quan trọng để phân biệt một công ty Logistics với một công ty giao nhận truyền thống.

Hiện nay, công nghệ thông tin được coi như là vị cứu tinh đối với các nhà sản xuất kinh doanh, Logistics chỉ có thể ứng dụng và phát huy hiệu quả trên cơ sở tận dụng được hết các ưu điểm của công nghệ thông tin. Luồng thông tin sẽ cho phép người kinh doanh dịch vụ giám sát, theo dõi được toàn bộ quá trình vận động thực của hàng hóa. Ngoài ra, đối với các dịch vụ Logistics , các thông tin về khách hàng, về thị trường là rất quan trọng vì nó phản ánh chất lượng của các dịch vụ hậu cần mà doanh nghiệp đang cung cấp.

Doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống thu thập thông tin về các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nguồn hàng...Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics thì yếu tố thông tin là quan trọng. Thu thập được thông tin thiết thực, kịp thời giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhiều cơ hội tốt trong kinh doanh. Cũng từ đó có các quyết định, các chính sách và chiến lược kinh doanh thích hợp.

1.4.10. Danh mục vật tư hàng hóa sản xuất và tiêu thụ

Tùy từng loại vật tư hàng hóa sản xuất và tiêu thụ mà doanh nghiệp có kế hoạch hậu cần khác nhau như về phương tiện vận tải, kho bãi…Nếu danh mục vật tư hàng hóa sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp phong phú, đa dạng thì chứng tỏ doanh

nghiệp có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật: kho bãi, phương tiện chuyên chở …đầy đủ, đáp ứng dược yêu cầu của hàng hóa. Đối với từng loại mặt hàng mà sẽ có những phương thức giao nhận khác nhau. Do đó danh mục vật tư hàng hóa có ảnh hưởng tới dịch vụ logisticcs của doanh nghiệp.

Ngoài ra, danh mục vật tư hàng hóa tăng lên sẽ kèm theo đó là sự quản lý chặt

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ logistics tại công ty dịch vụ cảng cá cát lở vũng tàu (Trang 28 - 91)