5. Nội dung kết cấu của đề tài
1.2. Chất lượng và các tiêu chí đánh giá năng lực CBCC huyện
1.2.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với huyện Thủy Nguyên
Huyện Thủy Nguyên cần đổi mới chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài, cách thức tuyển chọn cơng chức; bố trí, sử dụng hợp lý công chức sau khi tuyển dụng; cần coi trọng công tác quy hoạch cán bộ, vận dụng sáng tạo, phù hợp theo đặc điểm, tình hình địa phương; chú trọng xây dựng quy hoạch cán bộ trẻ dài hạn; xây dựng quy hoạch công chức chuyên môn, nghiệp vụ.
Nghiên cứu xây dựng mơ hình "Chính quyền điện tử" nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp trong dịch vụ hành chính cơng, giảm bớt TTHC hướng tới sự hài lòng của nhân dân, doanh nghiệp.
Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, quản lý, đánh giá công chức một cách nghiêm túc; lấy kết quả làm căn cứ đề bạt, nâng lương, đưa vào quy hoạch; kiên quyết xử lý, thay thế những công chức thiếu tinh thần trách nhiệm, suy thoái
đạo đức, giảm sút uy tín.
Tập trung xây dựng và đưa ra những quy định, quy trình chặt chẽ trong việc thực hiện đánh giá chất lượng công việc của đội CBCC cấp huyện nhằm tạo áp lực cần thiết để mỗi CBCC có trách nhiệm thực hiện cơng việc của mình.
Xây dựng cơ chế chính sách đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ, công chức UBND huyện, thể hiện sự phân cấp năng lực, phân cấp trách nhiệm tại mỗi vị trí việc làm, giúp cho đội ngũ CBCC có được sự yên tâm phát huy năng lực và cống hiến hết mình trong cơng tác. Làm tốt cơng tác ln chuyển cán bộ trong nội bộ cơ quan phù hợp với đặc điểm và điều kiện, vị trí việc làm.
Ngồi các cơng việc nêu trên, mỗi địa phương cần đưa ra những đặc điểm cụ thể của địa bàn, từ đó đánh giá và lựa chọn những giải pháp tốt nhất. Đây cũng là công việc mà tác giả sẽ thực hiện trong nội dung tiếp theo của đề tài. Từ đó, tác giả sẽ đề xuất những biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để đóng góp cho cơng tác nâng cao năng lực cán bộ, công chức tại cơ quan UBND huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.