5. Nội dung kết cấu của đề tài
3.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực cán bộ, công chức UBND huyện
3.3.8. Quan tâm công tác tạo nguồn, quy hoạch
Chú trọng công tác tạo nguồn quy hoạch phát triển cán bộ, công chức huyện Thủy Nguyên. Công tác quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý công chức HCNN nhằm chủ động tạo nguồn cán bộ cho nhu cầu trước mắt và lâu dài, để thực hiện tốt công tác quy hoạch cần đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Quy hoạch công chức lãnh đạo, quản lý của từng phịng chun mơn phải gắn với quy hoạch cán bộ chung của huyện, khơng khép kín trong từng ngành, từng đon vị. Quy hoạch phải được tiến hành đồng bộ từ huyện đến cơ sở. Quy hoạch cán bộ cấp dưới làm căn cứ cho quy hoạch cấp trên, quy hoạch cấp trên thúc đẩy và tạo điều kiện cho quy hoạch cấp dưới thực hiện đúng lộ trình. Quy hoạch cơng chức được rà soát thường xuyên, điều chỉnh theo sát sự phát triển của công chức, bổ sung kịp thời những nhân tố mới có triển vọng.
+ Trong quy hoạch công chức phải kế thừa quy hoạch trước và thực hiện quy hoạch “động” và “mở”. “Động” là quy hoạch thường xuyên được rà soát, điều chỉnh, bổ sung nhân tố mới hoặc đưa ra ngoài quy hoạch những đối tượng khơng cịn đủ điều kiện làm nguồn lâu dài. “Mở” là khơng khép kín trong từng đơn vị. Với mỗi chức danh lãnh đạo cần chuẩn bị ít nhất 03 công chức để quy hoạch; mỗi công chức có thể được quy hoạch vào 2-3 chức danh và đảm bảo cơ cấu 3 độ tuổi ở từng chức danh; trẻ hoá đội ngũ, tỷ lệ nữ thích hợp; kiên quyết khắc phục tình trạng nhiều cơng chức có cùng độ tuổi trong 1 chức danh quy hoạch nhằm đảm bảo xây dựng CBCC đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài; không quy hoạch 1 người cho 1 chức danh.
+ Căn cứ vào yêu cầu về tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ của công chức, công chức lãnh đạo, quản lý các phịng chun mơn phải tốt nghiệp Đại học trở lên có chuyên ngành phù hợp và Trung cấp lý luận chính trị trở lên; phải am hiểu tồn diện tình hình quản lý nhà nước lĩnh vực phịng quản lý. Công chức thuộc diện quy hoạch chức danh chủ chốt phải có bằng đại học chuyên ngành và tốt nghiệp chương trình cao cấp lý luận chính trị trở lên, phải kinh qua thực tiễn lãnh đạo, quản lý chủ chốt ở cơ quan cấp dưới trực tiếp.
+ Trong xây dựng quy hoạch, cần đặc biệt chú trọng tạo được nguồn công chức dồi dào, tạo thế chủ động, đón bắt những phát triển trong tương lai. Quan tâm
quy hoạch tạo nguồn cơng chức có năng lực, triển vọng phát triển, cơng chức trẻ có thành tích xuất sắc, xuất thân từ cơng nhân, gia đình có cơng với cách mạng, nữ công chức, các nhà nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
+ Cần phân biệt rõ cơng chức lãnh đạo và cơng chức chun mơn: Có người có năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành tốt nhưng chuyên môn chưa chắc giỏi và ngược lại có người có chun mơn giỏi nhưng lại thiếu những phẩm chất của người quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Do đó, trong quy hoạch phải phân định cụ thể: Người sẽ đào tạo, bồi dưỡng để trở thành lãnh đạo, quản lý và một số người có năng lực tốt về chun mơn, có khả năng nghiên cứu để đào tạo, bồi dưỡng để trở thành những chuyên gia giỏi theo từng lĩnh vực; chú trọng bồi dưỡng, nâng cao trình độ đối với công chức lãnh đạo và công chức chuyên môn phục vụ các lĩnh vực phát triển kinh tế trọng yếu của huyện như: Tài nguyên, khoáng sản, dịch vụ vận tải thủy - bộ, cơ khí đúc, sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản...
+ Thực hiện đồng bộ và nâng cao hiệu quả các khâu trong công tác cán bộ, cụ thể hóa theo tinh thần Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 22/11/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố về công tác cán bộ thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.