Phẩm chất chính trị, đạo đức

Một phần của tài liệu Khóa luận một số biện pháp nâng cao năng lực cán bộ, công chức UBND huyện thủy nguyên, thành phố hải phòng (Trang 45 - 48)

5. Nội dung kết cấu của đề tài

2.2. Thực trạng CBCC tại cơ quan UBND huyện Thủy Nguyên hiện nay

2.2.2.1. Phẩm chất chính trị, đạo đức

Phẩm chất chính trị, đạo đức là yêu cầu cơ bản của người CBCC nói chung. Tuy nhiên, các phẩm chất này ở mỗi cán bộ, công chức làm ở các ngành, lĩnh vực, các cấp chính quyền khác nhau sẽ được biểu hiện khác nhau. Đối với CBCC cấp huyện vừa trực tiếp quản lý, chỉ đạo, vừa trực tiếp tiếp xúc giải quyết các yêu cầu của công dân nên các phẩm chất này được thể hiện như sau:

Thứ nhất: Phẩm chất chính trị.

CBCC phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lập trường giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với Chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; chấp hành nghiêm chỉnh và vận động gia đình chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Thứ hai: Phẩm chất đạo đức.

Phẩm chất đạo đức của CBCC được thể hiện ở các nội dung sau: + CBCC phải thực hiện cần - kiệm - liêm - chính - chí cơng - vơ tư;

+ CBCC phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về những việc cán bộ, công chức khơng được làm;

+ Phải có lối sống lành mạnh, trong sáng;

+ Phải có tinh thần trách nhiệm trong khi thực thi cơng vụ;

+ CBCC phải có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, chấp hành đúng nội quy, quy chế của cơ quan;

+ Đối với cán bộ công chức trực tiếp giải quyết công việc của công dân, đặc biệt là CBCC huyện làm việc tại bộ phận "Một cửa", bộ phận Tiếp công dân, CBCC phải hướng dẫn đầy đủ thơng tin, tận tình, chu đáo, khơng được gây phiền hà, sách nhiễu cho người dân.

Qua thực hiện phỏng vấn trực tiếp 15 người dân về phẩm chất đạo đức của CBCC tại UBND huyện, làm việc tại bộ phận “Một cửa”, bộ phận Tiếp công dân, tác giả thu kết quả nhận xét thái độ của CBCC UBND huyện khi tiếp xúc với người dân so với trước đây là tốt hơn rất nhiều, phần lớn đã hướng dẫn đầy đủ thủ tục cho người dân và không gây phiền hà, sách nhiễu cho người dân, tuy nhiên vẫn còn CBCC sa sút về phẩm chất chính trị đạo đức.

Điều này có thể minh chứng thông qua kết quả phỏng vấn tại bộ phận “Một cửa” UBND huyện được thể hiện trong bảng 2.3.

Bảng 2.3. Đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức của CBCC huyện Kết quả đánh giá STT Nội dung Số người Tỷ lệ (%) Phẩm chất chính trị - Rất tốt 1 6,6 - Tốt 9 60,0 - Bình thường 4 26,7 1 - Chưa tốt 1 6,6 2 Phẩm chất đạo đức

Thực hiện cần - kiệm - liêm - chính - chí cơng - vơ tư - Rất tốt

- Tốt 9 66,7

2.1

- Chưa tốt 2 13,3 Thực hiện các quy định về những việc cán bộ, công chức

không được làm theo quy định của pháp luật

- Rất tốt 2 13,3 - Tốt 11 73.4 - Bình thường 2 13,3 2.2 - Chưa tốt Lối sống - Lành mạnh, trong sáng 14 93,4 2.3.

- Không lành mạnh, không trong sáng 1 6,6 Tinh thần trách nhiệm với công việc

- Tinh thần trách nhiệm cao 4 26,7

- Bình thường 8 53,4

- Thiếu tinh thần trách nhiệm 2 13,3 2.4.

- Khơng có tinh thần trách nhiệm 1 6,6 Ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành đúng nội quy, quy chế

của cơ quan

- Rất tốt 2 13,3

- Tốt 5 33,3

- Bình thường 6 46,8

2.5.

- Chưa tốt 1 6,6

2.6 Thái độ khi giải quyết cơng việc cho người dân

- Tận tình, chu đáo 9 60,0

2.6.1

- Chưa tận tình, chu đáo 6 40,0 - Hướng dẫn đầy đủ thông tin 10 85,0 2.6.2

- Hướng dẫn chưa đầy đủ 5 15,0 - Không gây phiền hà, sách nhiễu 13 86,7 2.6.3

- Gây phiền hà, sách nhiễu 2 13,3

(Nguồn: Tổng hợp từ phỏng vấn trực tiếp)

Nhìn vào Bảng 2.3 ở trên cho thấy, đa số CBCC huyện có phẩm chất chính trị tốt và rất tốt chiếm 66,6%; về phẩm chất đạo đức vẫn còn 13,3% người dân đánh giá CBCC thực hiện chưa tốt cần - kiệm - liêm - chính - chí cơng - vơ tư; 73,3% trả lời CBCC có tinh thần trách nhiệm nhưng chưa cao; có biểu hiện ngại va chạm, né

tránh những vụ việc phức tạp, khó khăn; 40% CBCC chưa tận tình, chu đáo khi giải quyết công việc cho dân. Điều này càng được khẳng định: Một bộ phận CBCC vẫn còn thiếu tu dưỡng, hạn chế kiến thức quản lý nhà nước, thiếu tinh thần trách nhiệm, sách nhiễu, gây phiền hà với nhân dân, vi phạm kỷ cương, kỷ luật, làm mất niềm tin trong nhân dân. Tình trạng CBCC vi phạm pháp luật, tham nhũng, cố ý làm trái pháp luật vẫn diễn ra ở một số nơi, nhất là ở những lĩnh vực có liên quan đến đầu tư, quản lý tài sản công, đất đai.

Một phần của tài liệu Khóa luận một số biện pháp nâng cao năng lực cán bộ, công chức UBND huyện thủy nguyên, thành phố hải phòng (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)