số điểm nhƣ sau:
+ Dạy học dựa trên dự án chỉ phù hợp để dạy học những nội dung gần gũi với thực tiễn cuộc sống, có nhiều nội dung thực hành. Các nội dung mang tính khoa học, lí thuyết thuần túy sẽ khó triển khai bằng dạy học dựa trên dự án.
+ Dạy học dựa trên dự án đòi hỏi thời gian phù hợp. Tùy quy mô dƣ án, thời gian có thể kéo dài trong khoảng vài tiết học, tuần học... Vì thế, GV cần khéo léo sắp xếp khi xây dựng kế hoạch năm học trong bộ môn và nhà trƣờng.
Dạy học dựa trên dự án có ƣu thế hình thành các phẩm chất chủ yếu và các năng lực chung nhƣ sau:
Phẩm chất
Chăm chỉ Thƣờng xuyên thực hiện và theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ
đƣợc phân công trong dự án.
Trung thực Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan kết quả dự án đã thực
hiện đƣợc.
Trách nhiệm Có ý thức hồn thành cơng việc mà bản thân đƣợc phân cơng,
phối hợp với thành viên trong nhóm để hồn thành dự án.
Năng lực chung
Tự chủ và tự học
Tự lựa chọn đề tài dự án, tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, tự quyết định cách thức thực hiện dự án, tự đánh giá về quá trình và kết quả thực hiện dự án.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo Chủ động đề ra kế hoạch, cách thức thực hiện dự án, cách thức xử lí các vấn đề phát sinh một cách sáng tạo nhằm đạt đƣợc kết quả tốt nhất. Giao tiếp và hợp tác
Tăng cƣờng sự tƣơng tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm khi thực hiện dự án.
* Dạy học bằng nghiên cứu khoa học.
- Khái niệm: NCKH là một quá trình logic, chặt chẽ, gồm các bƣớc cơ bản sau:
+ Quan sát sự vật, hiện tƣợng và xác định vấn đề nghiên cứu. + Thiết lập giả thuyết hoặc dự đoán về vấn đề nghiên cứu. + Thu thập và xử lí thơng tin về vấn đề nghiên cứu.
+ Kết luận xác nhận hay phủ nhận giả thuyết về vấn đề nghiên cứu.
Dạy học bằng NCKH là ―lối tiếp cận dạy học mà qua đó. HS tƣơng tác với môi trƣờng thực tế bằng cách khảo sát các đối tƣợng và đƣa ra lời giải đáp cho những thắc mắc bằng tranh luận hay bảo vệ kết quả bằng các thí nghiệm".
Dạy học bằng NCKH là một q trình, trong đó GV đóng vai trị định hƣớng cho HS chủ động trong việc học tập, khám phá, mở rộng hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm, từ đó, phát triển năng lực đặc thù và các năng lực chung. Qua đó, HS giải quyết các vấn đề, chứng minh một định lí hay một quan điểm.
Từ các khái niệm trên, dạy học bằng nghiên cứu khoa học là cách GV tô chức cho HS thực hiện nghiên cứu một đề tài phù hợp theo các bƣớc cơ bản của tiến trình nghiên cứu khoa học nhằm phát triển phẩm chất và năng lực.
- Đặc điểm.
Dạy học bằng NCKH yêu cầu HS thực hiện các bƣớc theo một quy trình chặt chẽ, phức tạp. Quá trình này thƣờng diễn ra trong một thời gian dài, vừa thực hiện trên lớp học vừa thực hiện ở nhà hoặc ngồi mơi trƣờng tự nhiên, địi hỏi HS phải huy động các tri thức vốn có và các kĩ năng tiến trình nhằm đảm bảo thực hiện đƣợc các thao tác để đạt đƣợc mục tiêu đề ra.
Tri thức học sinh hầu hết đƣợc tạo ra bằng con đƣờng thực nghiệm. Vì vậyHS có thể thực hiện lại q trình mà các nhà khoa học đã trải qua để tìm ra tri thức mới hoặc vận
dụng để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. HS có thể thực hiện một số loại hình nghiên cứu nhƣ sau:
+ Nghiên cứu tài liệu: tổng hợp tài liệu để đƣa ra nhận định khái quát, xác định vấn đề giải quyết, đề xuất biện pháp giải quyết vấn đề.
+ Điều tra, khảo sát: điều tra khảo sát thực trạng hoặc điều tra, phân loại các đối tƣợng.
+ Thực hiện thí nghiệm: làm thí nghiệm đê chứng minh/bác bỏ giả thuyết, qua đó đề xuất các biện pháp giải quyết vấn đề hoặc ứng dụng vào thực tiễn đời sống.