Lý do chọn chủ đề.

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm hóa học thpt (Trang 61 - 62)

II. Thiết bị dạy học và học liệu.

a. Lý do chọn chủ đề.

Để việc dạy-học có hiệu quả cần gắn liền kiến thức khoa học với thực tiễn, việc tổ chức hƣớng dẫn học sinh trải nghiệm thực tế là rất cần thiết. Chỉ có dạy học gắn liền với thực tiễn mới có thể giúp học sinh hình thành phát triển năng lực, phẩm chất theo định hƣớng chuẩn đầu ra của chƣơng trình trung học phổ thơng 2018. Tuy nhiên những vấn đề thực tiễn thì thƣờng liên quan đến nhiều mơn học nên khi dạy học gắn liền với thực tiễn thì thƣờng sử dụng hình thức dạy học tích hợp.

Trƣờng Trung học phổ thông Mỹ Tho nằm trên địa bàn huyện Ý Yên tỉnh Nam Định. Đây là địa phƣơng có nhiều ngành nghề sản xuất truyền thống nhƣ đúc cơ khí Tống Xá, sản xuất đồ gỗ Yên Ninh, sơn mài, thủ công mỹ nghệ mây tre đan Yên Tiến. Những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội của cả nƣớc thì các làng nghề cũng phát triển mạnh mẽ về quy mô sản xuất, số lƣợng hộ sản xuất, từ đó tạo việc làm và thu nhập cho nhiều ngƣời, đóng góp rất lớn vào việc phát triển kinh tế huyện Ý Yên. Tuy nhiên việc phát triển quy mô của làng nghề cũng dẫn đến hậu quả ô nhiễm môi trƣờng đáng báo động, ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời dân.

Làng nghề đúc cơ khí Tống Xá có quy trình sản xuất và tác động môi trƣờng liên quan đến nhiều kiến thức phổ thông. Để giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng đồng thời phát triển năng lực của học sinh, chúng tôi chọn chủ đề ― Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu, phân tích, xử lý các vấn đề về môi trƣờng sống của học sinh tại làng nghề đúc cơ khí Tống Xá‖. Quy trình hƣớng dẫn hoạt động của học sinh gồm các bƣớc:

- Thứ nhất: Cho học sinh tự trình bày vấn đề về mơi trƣờng sống mà học sinh hoặc ngƣời thân gặp phải, thăm dò sự hiểu biết của học sinh, cách thức định giải quyết của học sinh về vấn đề đó.

- Thứ hai: Tập hợp các vấn đề mà học sinh nêu, phân tích cách định giải quyết của học sinh, từ đó chỉ ra những điểm hợp lý và không hợp lý, lựa chọn vấn đề.

- Thứ ba: Thực hiện thảo luận xây dựng quy trình giải quyết vấn đề dựa vào kiến thức khoa học, kiến thức pháp luật và kỹ năng sống. Sau đây là quy trình giải quyết vấn đề cụ thể:

+ Đầu tiên cho HS tìm hiểu các kiến thức khoa học liên quan đến vấn đề, thu thập các thông tin (số liệu) liên quan đến vấn đề, xác định cách đánh giá vấn đề bằng các đại lƣợng khoa học từ đó củng cố kiến thức và tăng sức thuyết phục.

+ Tiếp theo HS tìm hiểu các kiến thức về pháp luật liên quan đến vấn đề để khi giải quyết vấn đề phải đúng pháp luật.

+ Sau đó HS xuống cơ sở sản xuất làng nghề Tống Xá đo đạc thực nghiệm, lấy số liệu đồng thời phát phiếu khảo sát sự ảnh hƣởng của vấn đề với ngƣời dân trên địa bàn, sự hiểu biết của ngƣời dân, thái độ, ý kiến của ngƣời dân.

+ Cuối cùng HS phân tích phiếu khảo sát, tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức cho ngƣời dân hiểu biết về những ảnh hƣởng của vấn đề về môi trƣờng sống để ngƣời dân tự giải quyết vấn đề. Sử dụng các kiến thức khoa học đề xuất giải pháp khoa học kỹ thuật để giải quyết vấn đề.

- Thứ tƣ: Xây dựng phƣơng án đánh giá năng lực của học sinh trong việc giải quyết các vấn đề.

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm hóa học thpt (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(150 trang)
w