2.5.1 Mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm nước yến Sanest.
Hình 2.2 Sơ đồ chuỗi cung ứng sản phẩm nước yến Sanest
Giải thích mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm nước Yến Sanest:
Chuỗi cung ứng sản phẩm nước yến Sanest bắt đầu với nguồn nguyên liệu đầu vào chính là yến sào được cung cấp từ Công ty Yến Sào, cùng với các nguồn nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp khác: các loại phụ gia, bao bì... cung cấp trực tiếp cho nhà máy. Nhà máy tiến hành sản xuất tạo ra sản phẩm. Tại công ty có hệ thống phân phối phân bố tại ba miền bắc, trung, nam, từ đây các đại lý, nhà phân phối nhận đơn đặt hàng từ nhà bán lẻ và khách hàng và tiến hành đặt hàng nhà máy.
Công Ty Yến Sào KH Đơn vị cung cấp nguyên liệu chính – Yến sào Nhà Máy Yến Sào Đơn vị sản xuất sản phẩm Đại lý và phân phối Các đại lý Các nhà phân phối ở ba miền bắc, trung, nam Phòng giới thiệu sản phẩm Nhà bán lẻ, bán buôn Các siêu thị Metro, BigC Nhà hàng, quán ăn, quán nước giải khát, tạp hóa, khách sạn... Nhà cung cấp nguyên vật liệu khác Người tiêu dùng Trẻ em Người lớn Người cao tuổi, người bệnh
Nhà máy sẽ tiến hành chuyển sản phẩm đến các nhà phân phối thông qua đội xe của nhà máy. Các nhà phân phối sẽ tiến hành phân phối sản phẩm đến các nhà bán buôn, bán lẻ. Từ các nhà bán buôn, bán lẻ, sản phẩm sẽ được đưa đến tay người tiêu dùng. Ngoài ra sản phẩm đến với người tiêu dùng thông qua các phòng giới thiệu sản phẩm.
Trong chuỗi cung ứng trên, dòng thông tin, dòng sản phẩm và dòng tài chính được trao đổi qua lại lẫn nhau. Từ mô hình, có thể thấy: Khi nhà máy tiến hành đặt hàng từ các nhà cung cấp nguyên vật liệu, nhà cung ứng sẽ tiến hành cung cấp sản phẩm cho nhà máy đồng thời nhà máy cũng tiến hành chi trả theo đơn đặt hàng. Trong quá trình cung ứng sản phẩm ra thị trường cũng đồng thời thu nhận các thông tin phản hồi từ phía khách hàng về nhà máy và công ty thông qua các nhà bán buôn, bán lẻ và các nhà phân phối.
2.5.2 Các nhân tố trong hoạt động của chuỗi cung ứng.
2.5.2.1 Công ty Yến Sào - đơn vị cung cấp nguyên vật liệu chính:
Nguồn vật liệu chính ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm Sanest là Yến sào. Yến sào được khai thác trực tiếp từ nguồn yến sào thiên nhiên trên 12 hòn đảo nằm trong vùng biển Khánh Hòa do Công ty Yến Sào Khánh Hòa bảo tồn và phát triển. Công ty Yến sào Khánh Hòa là doanh nghiệp nhà nước hạng nhất thuộc UNBD tỉnh Khánh Hòa trực tiếp quản lý 12 đảo yến với hơn 40 hang yến của vùng biển Khánh Hòa. Năm 2008, Khánh Hòa đã phát triển thêm 52 hang yến, nâng tổng số hang yến lên 92 hang. Mỗi năm khai thác trên 2 tấn yến sào chiếm hơn 70% sản lượng yến sào của cả nước. Chim Yến ở Khánh Hòa chủ yếu là chim Yến hàng,loại chim yến nhỏ (khoảng 13,5gam/con) có tên khoa học là Aerodramus fusiphagus. Chúng thích làm tổ nơi các hang động, vùng ít gió bão, ấm áp với hai mùa mưa và nắng rõ rệt. Chim Yến sống trên những vách đá cheo leo ăn côn trùng ngoài đảo và uống những giọt sương của đất trời nên tạo nên một hương vị đặc biêt của tổ Yến mà chỉ có vùng đất Khánh Hòa mới có. Yến sào ở Khánh Hòa được các chuyên gia đánh giá là có chất lượng tốt với hàm lượng dinh dưỡng cao. Do đó mà chất lượng nguyên liệu được đảm bảo.
Thời gian qua, Công ty yến sào Khánh Hòa đã làm được nhiều việc để yến sào phát triển, được khai thác bền vững. Khai thác, thu hoạch, bảo đảm phát triển bền vững nguồn lợi yến sào là công việc quan trọng, là nhiệm vụ hàng đầu của các doanh nghiệp.
Làm mái che lòng chảo hang Trống.
Trong quá trình khai thác, đã có hàng chục công trình nghiên cứu khoa học để phát triển bền vững nguồn tài nguyên yến sào, như: công trình cải tiến kĩ thuật hệ thống kết cấu và vật liệu mái che lòng chảo hang Trống – đảo A1; sáng kiến di đàn chim yến; sáng kiến phát triển hang yến mới đem lại hiệu quả cao; đề tài nghiên cứu “Quy trình công nghệ, kỹ thuật ấp nở nhân tạo và nuôi chim yến hàng qua từng giai đoạn phát triển. Đây là cơ sở để phát triển quần thể đàn chim yến và tăng sản lượng yến sào, giúp bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên quý giá Yến sào - đảm bảo cung cấp nguồn nguyên liệu đầy đủ và chất lượng cho Nhà Máy Yến Sào.
Những tổ yến sau khi thu hoạch được sơ chế qua những bàn tay khéo léo cần mẫn tỷ mỉ của những nhân viên kĩ thuật xưởng xơ chế nguyên liệu tại công ty yến sào Khánh Hòa. Sau khi được xử lý tinh những sợi yến sào, nguồn nguyên liệu được đưa tới nhà máy tiến hành phối chế rồi tiến hành công đoạn chiết xuất để cho
ra sản phẩm nước yến cao cấp Sanest, toàn bộ qui trình được thực hiện trên dây chuyền hiện đại và tự động hóa cao của Châu Âu.
Nước giải khát cao cấp Sanest sản xuất ở nhà máy của công ty yến sào Khánh Hòa được tổ chức theo hệ thống chất lượng ISO 9001 – 2008 và hệ thống an toàn thực phẩm HACCP do tập đoàn QMS – Australia cấp chứng nhận. Việc áp dụng như vậy nên nhà máy kiểm tra chặt chẽ và khoa học toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh theo một mục tiêu thỏa mãn và bảo vệ yêu cầu của người tiêu dùng ở mức cao nhất.
2.5.2.2 Nhà cung cấp nguyên vật liệu khác: * Nguyên liệu đường: * Nguyên liệu đường:
- Đường tinh luyện dùng để sản xuất các loại sản phẩm lon chai.
- Đường năng lượng thấp dùng cho sản phẩm ăn kiêng ASPARTAME là chất ngọt tổng hợp chất điều vị được phép sử dụng trong thực phẩm với hàm lượng cho phép.
- Đường phèn dùng cho sản phẩm lọ được sản xuất từ Quảng Ngãi, một địa danh nổi tiếng và có truyền thống sản xuất đường phèn nước ta.
Hiện nay, Nhà máy có hai nhà cung ứng đường tinh luyện là Nhà máy đường Cam Ranh và Nhà máy đường ở Phú Yên. Tuy nhiên chất lượng đường của hai nhà cung cấp này không ổn định cũng gây không ít khó khăn cho Nhà máy trong quá trình sản xuất.
* Hương yến
Hương yến dùng để sản xuất sản phẩm với hàm lượng cho phép, nhằm tạo thêm mùi vị hấp dẫn. Nhà cung cấp chủ yếu là ở nước ngoài. Hiện tại, nhà máy đang gặp một số khó khăn trong vấn đề cung cấp nguyên liệu này, do đặc thù hương yến mà rất ít nhà cung cấp có thể đáp ứng yêu cầu. Hiện nay, Nhà máy chỉ có một nhà cung ứng vì vậy gây ra sư thiếu chủ động trong sản xuất của Nhà máy dẫn đến rủi ro lớn vì phải phụ thuộc vào nhà cung cấp. Đặc biệt, khi nhà máy áp dụng hệ thống tích hợp ISO 9001:2008 và HACCP làm cho thời gian tìm nhà cung ứng mới rất lâu, khoảng 3 năm và các nhà cung ứng này được chọn lựa rất kỹ càng dựa trên nhiều tiêu chí như chất lượng ổn định, thời gian và điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán,...
* Nhà cung cấp bao bì
Đối với nhà máy Nước giải khát cao cấp Yến sào thì nguyên liệu là một vấn đề được quan tâm lớn nhất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Ở Nhà máy ngoài việc sử dụng nguyên liệu chính là yến được khai thác từ các đảo, để sản xuất Nước yến Nhà máy cần phải sử dụng, thêm các phụ liệu là các loại bao bì như
- Bao bì:
o Chai thủy tinh 180ml o Lon thiếc 190 ml o Lọ 70ml o Các loại hợp: 1 lọ, hộp 6 lọ, hộp 8 lọ. Hộp 10 lon, hộp 6 lon. Hộp 6 chai.
o Thùng giấy: 30 lọ, 105 lọ, 20 lon, 30 chai. o Khay: 20 lon, 30 lon.
o Nhãn o Nắp chai
o Nắp lọ: do quy cách nắp lọ có yêu cầu cao hơn và phức tạp hơn nên phải nhập ngoại vì hiện nay trong nước vẫn chưa tìm thấy nhà cung cấp nào có thể đáp ứng. Loại này nhà máy nhập từ Singapore.
Hiện nay nhà cung cấp các loại nguyên liệu, bao bì cho Nhà máy chủ yếu là các nhà sản xuất trong Nước, ngoại trừ một số là phải nhập từ Nước ngoài (Sigapore) như: nắp lọ cao cấp… Hiện nay, Nhà máy có một số nhà cung cấp bao bì trong nước có uy tín và chất lương. Do vậy nguồn cung cấp vật tư bao bì tương đối ổn định.
Một số nhà cung cấp bao bì cho Nhà máy:
- Công ty TNHH Thương mại – sản xuất – in bao bì Tân Nguyên Đức. - Công ty Thương mại sản xuất Cát Thành.
- In bao bì Khatoco
- Công ty cổ phần bao bì Mỹ Châu. - Công ty TNHH bao bì Việt Nam. - Công ty Xanh.
Tất cả các nguyên vật liệu trước khi đưa vào sản xuất đều được đảm bảo chất lượng và quy cách kĩ thuật. Hương liệu phụ gia nhập từ nước ngoài được kiểm tra tại các cơ quan chức năng trước khi đưa vào sử dụng. Hàng nhập đều được kiểm tra có chứng nhận xuất xứ.
Do nhà máy quản lý theo chất lượng theo hệ thống tích hợp ISO – HACCP nên công tác thu mua nguyên vật liệu là một khâu rất quan trọng và được nhà máy kiểm soát rất chặt chẽ. Do đó nhà máy có những yêu cầu cao và giám sát chặt chẽ trong công tác thu mua, đánh giá lựa chọn nhà cung cấp.
2.5.2.3. Nhà máy sản xuất
Quy trình thực hiện sản phẩm:
Mọi hoạt động gắn với sản xuất sản phẩm của nhà máy đều được kiểm soát chặt chẽ không loại trừ kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào cho đến kiểm soát sản phẩm đang lưu thông trên thị trường.
- Thiết kế và phát triển sản phẩm
Trong giai đoạn hiện nay, nhà máy đã xác định chiến lược chú trọng vào công tác đa dạng hóa sản phẩm và đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định. Do đó để đạt hiệu quả cao, nhà máy chú trọng ngay từ đầu đến việc thiết kế ra những sản phẩm cao cấp có chất lượng ổn định đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Với phân khúc thị trường đầy tiềm năng, nhà máy đã dự đoán trong tương lai sự cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt. Do đó lảnh đạo nhà máy đã xác định công tác nghiên cứu, phát triển chủng loại sản phẩm mới để nhanh chóng chiếm lỉnh thị trường, là một bước đi quan trọng. Quá trình này được thực hiện bởi phòng thí nghiệm kết hợp kỹ thuật – KCS. Kết quả cho thấy, năm 2008 nhà máy tung ra thị trường sản phẩm nước yến sào cao cấp dành cho người ăn kiêng. Sau nhiều khảo sát, nghiên cứu thị trường kết hợp với kết quả đo lường sự thỏa mãn của khách hàng... Lãnh đạo nhà máy đã nhận
định: một trong những thách thức về sức khỏe con người là làm tăng nguy cơ các bệnh như béo phì, tiểu đường và một số bệnh liên quan đến tim mạch... Từ nhận định trên, nhà máy đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm lọ yến sào cao cấp Sanest dành cho người ăn kiêng. Nhà máy đã giao cho bộ phận thí nghiệm nghiên cứu để sản xuất. Bộ phận thí nghiệm và bộ phận KCS nhanh chóng triển khai các hoạt động nghiên cứu, thiết kế và thí nghiệm. Sau đó ban lãnh đạo đánh giá và quyết định sản xuất hàng loạt. Đó là sản phẩm dành cho người ăn kiêng được nghiên cứu kết hợp hài hòa về giá trị bổ dưỡng của Yến sào và hợp nhất thế đường có năng lượng thấp. Đến nay dòng sản phẩm ăn kiêng đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, trở thành một lợi thế cạnh tranh khi các đối thủ chưa quan tâm đến phân khúc này. Năm 2011 nhà máy đã tiến hành nghiên cứu và tiếp tục tung ra sản phẩm nước yến sào cao cấp Fucoidan nhân sâm sanest.Đây là sản phẩm cao cấp được sản xuất từ yến sào thiên nhiên kết hợp với Fucoidan được chiết suất từ tảo biển thiên nhiên và nhân sâm thượng hạng, rất tốt cho sức khỏe người già phục hồi các chức năng và đặc biệt tốt cho việc điều trị bệnh ung thư. Sản phẩm này cũng đã nhanh chóng chiếm được sự tin dùng của người tiêu dùng. Hiện nay nhà máy vẫn đang nghiên cứu tạo ra các sản phẩm cao cấp khác nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng và nâng cao được vị thế cạnh tranh cho nhà máy.
- Quá trình tạo sản phẩm:
Để duy trì chất lượng sản phẩm ổn định và đảm bảo chất lượng sản phẩm, nhà máy đã thực hiện việc kiểm soát chất lượng theo sơ đồ sau:
BẢNG 2.7: QUÁ TRÌNH TẠO SẢN PHẨM
Quá trình Nội dung Thông số kiểm soát Trách nhiệm
Xem xét yêu cầu khách hàng
- Khả năng đáp ứng về số lượng, chủng loại, giá cả. - Thời gian giao hàng
Bộ phận KDTT
Lập kế hoạch sản xuất
- Thời gian giao hàng - Kiểm tra kho bãi. - Lượng hàng tồn kho - Công suất thiết bị
Xưởng sản xuất
Xem xét phê duyệt
Ban giám đốc
Mua hàng
- Tiêu chuẩn chất lượng nguyên vật liệu.
- Danh sách nhà cung ứng được phê duyệt
- Nhu cầu nguyên vật liệu
KDTT Kỹ thuật Thí nghiệm Phân bổ kế hoạch Giám đốc nhà máy
Triển khai kế hoạch
Xưởng sản xuất Cơ điện
TN - KCS Kiểm tra quá trình
sản xuất
- Bảng kế hoạch chất lượng - Tiêu chuẩn chất lượng bán thành phẩm KCS Thí nghiệm KTTK Kiểm tra thành phẩm - Kế hoạch chất lượng - Tiêu chuẩn chất lượng thành phẩm Thí nghiệm KCS Nhập kho KTTK Xuất kho Hợp đồng, đơn đặt hàng KDTT KTTK
Thanh toán Hợp đồng kinh tế KTTK
Đo lường thõa mãn khách hàng
Kế hoạch đo lường KDTT
1 2 4 5 6 9 10 11 12 8 7 3
Trong quá trình trên, nhà máy chú trọng vào các khâu:
* Xem xét các yêu cầu của khách hàng: Mọi yêu cầu của khách hàng đều được nhà máy ghi nhận. Tất cả các yêu cầu sẽ được chuyển đến phòng kinh doanh tiếp thị. Nhân viên phòng kinh doanh sẽ xem xét tính đầy đủ của thông tin gồm chủng loại, giá cả, số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán, bao gói vận chuyển và các vấn đề khác. Nếu không đầy đủ nhân viên kinh doanh phải liên hệ với khách hàng để trao đổi thông tin còn thiếu. Trưởng phòng kinh doanh sẽ xem xét khả năng của nhà máy đối với đơn đặt hàng. Nếu không thõa mãn được phải tiến hành trao đổi với khách hàng để đạt được sự thõa mãn cuối cùng giữa hai bên:
* Mua hàng:
BẢNG 2.8: QUÁ TRÌNH MUA HÀNG
Lưu trình Nội dung Trách nhiệm
Xác định nhu cầu Xác định lượng hàng hóa cần mua (căn cứ vào sản lượng hàng tồn kho thực tế, đơn đặt hàng và kế hoạch sản xuất)
Thủ kho BP KDTT
Xác định NCC tiềm năng
- Căn cứ quảng cáo, giới thiệu của công ty bạn. - Từ các công ty mua và sử dụng mặt hàng này TP/BP KDTT Liên hệ nhà cung cấp tiềm năng
- Yêu cầu nhà cung cấp tiềm năng cung cấp
các thông tin và mẫu sản phẩm cần mua TP/BP KDTT
Đánh giá nhà cung cấp
- Đánh giá theo các tiêu chí
- Việc đánh giá sẽ dựa trên các tiêu chí để cho điểm
TP/BP KDTT TP.BP KTTK TP/BP KCS
Đặt hàng
Thương thảo và kí hợp đồng với nhà cung
cấp được chọn. TP/BP KDTT
Thực hiện Giám sát nhà cung cấp khi giao hàng.
TP/BP KDTT TP/BP KTTK TP/BP KCS
Theo dõi
- Mọi sự không phù hợp trong quá trình giám sát, sử dụng đều được ghi vào phiếu giám sát nhà cung cấp.