a. Đối thủ cạnh tranh.
Đây là nhân tố vô cùng quan trọng trong kinh doanh của cơ chế thị trường. Một đặc trưng của nền kinh tế thị trường là sự cạnh tranh gay gắt có tính sống còn giữa các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Với chính sách mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế của chính phủ, Việt Nam đang dần có vị thề ngày càng cao trên thị trường quốc tế, điều này đã được khẳng định bằng việc gia nhập WTO. Chính vì thế các nhà sản xuất luôn quan tâm đến đối thủ cạnh tranh cảu mình, luôn phân tích điểm mạnh điểm yếu của đối thủ và của doanh nghiệp mình để từ đó tìm ra thế mạnh của riêng mình.
Nhà máy Nước giải khát cao cấp Yến Sào phải đối đầu với một số đối thủ cạnh tranh như: Wonderfarm Bird’s Nest, Dona Bird’s Nest – công ty TNHH Nước giải khát Dona Now Tower, Young Brid’s Nest – công ty TNHH Nước giải khát New Sin, công ty Cerebos Thái Lan nhà phân phối tại Việt Nam là công ty DV – TM Kim Liên, công ty Dược Phẩm Khánh Hòa, Công ty XNK Vegetex khu công nghiệp Quảng Ngãi… Nhiều công ty trong đó có tiềm lực rất lớn về tài chính do sự đầu tư của Nước ngoài làm cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xảy ra gay gắt.
Vì thế đòi hỏi Nhà máy không ngừng cải thiện sức cạnh tranh của Nhà máy như; chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng hóa sản phẩm… để chiếm được niềm tin của người tiêu dùng và giành lấy thị trường.
Một sản phẩm hiện nay trên thị trường có khả năng cạnh tranh với sản phẩm Nước yến Sanest là sản phẩm Nước Cốt Gà Brand’s.
b. Khách hàng.
Khách hàng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình sản xuất kinh doanh và là động lực phát triển của doanh nghiệp.
Hiện nay, ở thị trường trong Nước do sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, mức sống của người dân không ngừng được nâng cao, họ chuyển sang sử dụng những thực phẩm an toàn, sạch và giàu dinh dưỡng… trong đó có sản phẩm của Nhà máy NGKCC Yến sào.
Ở thị trường ngoài Nước, nhu cầu tuy có lớn hơn rất nhiêu nhưng yêu cầu chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm là rất cao. Trong kho đó, thị trường chính của Nhà máy là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… vì thế để phục vụ những đối tượng này đòi hỏi ngoài khả năng về công nghệ, Nhà máy còn phải có nguồn đầu vào sạch, tin cậy và hệ thống kiểm tra chất lượng chặt chẽ.
c. Sản phẩm thay thế.
Đối với các doanh nghiệp thì sức ép từ sản phẩm thay thế là rất lớn. Nếu không chú ý đến các sản phẩm thay thế tiềm ẩn thì doanh nghiệp có thể bị tụt hậu. Vì vậy, doanh nghiệp cần không ngừng nghiên cứu để kiểm tra chất lượng các mặt hàng thay thế. Khi giá sản phẩm Công ty tăng lên là điều kiện để khách hàng sử dụng các sản phẩm thay thế. Điều đó làm giảm lợi nhuận tiềm năng của ngành. Các sản phẩm thay thế nước Yến như: nước uống tăng lực, nước uống bổ dưỡng, nước Yến nhân sâm, mật ong của Phần Lan...
d. Nhà cung cấp.
Muốn có được sản phẩm đầu ra ta cần phải có các nguyên vật liệu đầu vào. Việc cung cấp kịp thời và đầy đủ nguyên vật liệu sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất của Nhà máy được diễn ra liên tục không bị gián đoạn.
Mặc dù Nhà Máy Yến Sào lấy sản phẩm từ môi trường tự nhiên nhưng dù sao đi nữa thì khi đem sản phẩm ra thị trường nó cũng cần các nhà cung cấp nguyên vật liệu phụ. Nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng nhưng các doanh nghiệp nói chung và Nhà Máy Yến Sào nói riêng đừng nên phụ thuộc quá nhiều vào nhà cung cấp cũng như “ đừng nên bỏ trứng vào 1 giỏ ” vì điều đó có thể gây rủi ro cho doanh nghiệp.
Các nhà cung cấp chính cho Nhà Máy Yến Sào về chai lọ chủ yếu là: - Công ty TNHH sản xuất và thương mại in bao bì Tân Nguyên Đức. - Công ty sản xuất và thương mại Cát Thành.
- Công ty cổ phần bao bì Mỹ Châu. - Công ty TNHH bao bì Việt Nam. - Công ty Xanh.