Khái niệm, đặc điểm, bản chất pháp lý của tranh chấp trong lĩnh vực thuế

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật tài chính Việt Nam: Phần 2 - ThS. Lê Thị Thảo (Trang 88 - 90)

VII Nước thiên nhiên

2. PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG LĨNH VỰC THUẾ

2.1. Khái niệm, đặc điểm, bản chất pháp lý của tranh chấp trong lĩnh vực thuế

VỰC THUẾ

2.1. Khái niệm, đặc điểm, bản chất pháp lý của tranh chấp trong lĩnh vực thuế lĩnh vực thuế

Về bản chất, thuế là khoản trích nộp bắt buộc do các cá nhân, tổ chức cĩ nghĩa vụ đĩng gĩp cho nhà nước theo quy định của pháp luật theo nguyên tắc khơng hồn trả và khơng đối giá. Do đĩ, pháp luật thuế làm phát sinh nghĩa vụ nộp thuế của cá nhân, tổ chức mà khơng phụ thuộc vào ý chí chủ quan của những chủ thể này. Quan hệ pháp luật thuế là quan hệ xã hội giữa cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền với cá nhân, tổ chức được điều chỉnh bởi hệ thống văn bản pháp luật thuế bản chất của quan hệ pháp luật thuế là quan hệ pháp luật hành chính giữa một bên là cơ quan quản lý nhà nước cĩ thẩm quyền và một bên là tổ chức, cá nhân chịu quản lý (bao gồm các chủ thể cĩ nghĩa vụ nộp thuế và các chủ thể khác cĩ liên quan). Do đây là một quan hệ pháp luật hành chính, nên cơ quan quản lý nhà nước được quyền sử dụng quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo rằng, các tổ chức, cá nhân cĩ nghĩa vụ nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ này đúng theo luật định. Nếu ngược lại, cá

nhân, tổ chức đĩ sẽ phải chịu chế tài theo quy định của pháp luật (bao gồm chế tài hành chính và chế tài hình sự). Cũng như các quan hệ pháp luật khác, quan hệ pháp luật thuế cũng phát sinh các tranh chấp và cần phải giải quyết các tranh chấp đĩ.

Tranh chấp là mâu thuẫn, xung đột, bất đồng về lợi ích giữa người nộp thuế và người thu thuế. Tranh chấp thuế là một dạng tranh chấp cụ thể trong đời sống xã hội được hiểu là sự mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật thuế, hay cĩ thể nĩi tranh chấp thuế là tình trạng pháp lý đặc biệt của quan hệ pháp luật giữa người nộp thuế với người thu thuế, trong đĩ các bên bày tỏ ra bên ngồi thế giới khách quan những bất đồng, xung đột, mâu thuẫn về ý chí, quyền và lợi ích hợp pháp của mình bằng hành vi khiếu nại hay khởi kiện theo quy định của pháp luật. Tranh chấp thuế cĩ những đặc điểm sau:

Thứ nhất, về chủ thể. Chủ thể của quan hệ pháp luật thuế bao gồm

người nộp thuế và người thu thuế. Người thu thuế là các cơ quan quản lý thuế và các cán bộ, cơng chức ngành thuế, người nộp thuế là các tổ chức, cá nhân cĩ nghĩa vụ về thuế đối với nhà nước. Hai chủ thể này là hai bên trong tranh chấp khi quyền và lợi ích của họ xung đột với nhau. Khi người nộp thuế cho rằng quyền lợi của họ bị xâm hại bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính sai trái về thuế của cơ quan thuế, cán bộ, cơng chức ngành thuế thì họ cĩ quyền khiếu nại tới người đã trực tiếp ra quyết định hay thực hiện hành vi này. Hầu hết chủ thể thực hiện quyền khiếu nại hay khởi kiện trước quyết định hành chính, hành vi hành chính về thuế trái pháp luật chỉ là đối tượng nộp thuế. Các cơ quan quản lý thuế đại diện cho nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện nhiệm vụ của mình nên họ khơng được coi là chủ thể cĩ quyền khiếu kiện trong tranh chấp thuế.

Thứ hai, về đối tượng của tranh chấp thuế. Đối tượng của tranh

chấp chính là các lợi ích liên quan đến số tiền nộp thuế hoặc tiền phạt vi phạm pháp luật thuế.

Như vậy, về bản chất, tranh chấp thuế là một loại tranh chấp hành chính, trong đĩ đối tượng của quyền khiếu nại là các quyết định hành

chính và hành vi hành chính về thuế. Bởi lẽ, đây là tranh chấp này phát sinh giữa một bên là cơ quan thuế, cơng chức ngành thuế với bên kia là các tổ chức, cá nhân về các quyết định hành chính liên quan đến lĩnh vực thuế. Tranh chấp này phát sinh từ một quan hệ hành chính, đĩ là quan hệ giữa người thu thuế và người nộp thuế – những chủ thể cĩ địa vị pháp lý hồn tồn khơng bình đẳng với nhau; các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan thuế, cán bộ, cơng chức của cơ quan thuế mang đầy đủ đặc điểm của một quyết định hành chính, hành vi hành chính nĩi chung mặc dù cĩ một số nét đặc thù. Tuy nhiên, cũng giống như các quyết định hành chính và hành vi hành chính nĩi chung, những quyết định hành chính và hành vi hành chính về thuế của cơ quan thuế sẽ được áp dụng ngay và khơng bị trì hỗn.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật tài chính Việt Nam: Phần 2 - ThS. Lê Thị Thảo (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)