2 .Phân tích đối thủ cạnh tranh
2.2 .2Chuỗi cà phê Yes
2.3 Phân tích năng lực dự án
2.3.1 Phân khúc khách hàng
Dựa trên một cuộc khảo sát thực tế trên 500 sinh viên, khách hàng ở các độ tuổi khác nhau, có 2 nhóm khách hàng mà mục tiêu quán có thể đáp ứng:
Khách hàng đến thưởng thức tại quán: Những khách hàng đơn lẻ hoặc đi theo nhóm,
đến quán để học tập, làm việc, thưởng thức, thư giãn, cũng có thể đến để họp nhóm, chụp ảnh… Đây là nhóm đối tượng khách hàng chính mà dự án hướng tới, phần lớn là sinh viên tại Ký túc xá khu A. Đồ án lấy kết quả trên một cuộc khảo sát thực tế, thời gian trung bình mỗi sinh viên dùng để chạy deadline là từ 1 đến 3 tiếng/lần và số tiền mà họ sẵn sàng chi trả cho một lần tới quán cà phê rơi vào khoảng 26 đến 40 ngàn đồng.
• Xét về tầm quan trọng: Theo khảo sát trong 500 sinh viên, có 496 sinh viên (khoảng 99,2%) cho rằng có thói quen tự học hoặc học nhóm hoặc làm tiểu luận cũng như các cuộc gặp gỡ bạn bè tại các quán cà phê.
• Xét về khả năng tiếp cận: Đây là phân khúc dự án có khả năng tiếp cận được nhờ vào số lượng đông đảo và tâm lý khách hàng thích khám phá, ưa thích sự mới mẻ.
Khách mua đồ uống mang đi: Các khách hàng đến gọi đồ rồi mang đi, hoặc là
đăng ký qua App để được đưa hàng đến tận nơi ở hoặc nơi làm việc. Đối tượng này thường tập trung ở những người khá bận rộn.
Ngoài ra 1 cuộc khảo sát được thực hiện về tính ưa chuộng cà phê tại Làng Đại học: Dựa trên một cuộc khảo sát thực tế, với số lượng điều tra thu thập được là 500 người.
Trong đó:
- Qua điều tra khảo sát, tỷ lệ sinh viên có sở thích chạy deadline tại qn cà phê là 99,2%.
Hình 2.7 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ người thích chạy deadline tại quán
- Thời gian trung bình sinh viên dùng để chạy deadline là từ 1 đến 3 tiếng/lần, chiếm tới 52,2%.
Hình 2.8 Biểu đồ thể hiện thời gian trung bình chạy deadline
- Khảo sát cho thấy 69,1% khách hàng cho biết mức giá trung bình hợp lý mà họ sẵn sàng chi trả trong một lần đến quán cà phê khoảng từ 26 đến 40 ngàn đồng.
Hình 2.9 Biểu đồ thể hiện mức giá trung bình khách hàng chi trả
- Khảo sát thông tin các đối thủ cạnh tranh của dự án trong khu vực Làng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
- Để tăng độ tin cậy của dự án, nhóm 2 đã quan sát mơ hình kinh doanh và thu thập dữ liệu doanh số bán ra trong 3 tháng gần đây của những cửa hàng có chung phân khúc khách hàng như bảng trên. Từ đó, nhóm đã xác định được quy mơ ban đầu và năng lực kinh doanh của dự án.
Bảng 2.1 Mơ hình mẫu của một qn cà phê tại Thủ Đức
Với nguồn lực dồi dào và vốn tài chính hợp lý đủ để chi trả cho cơ sở vật chất, tiện nghi cần thiết, nhóm nhận thấy dự án bước đầu có năng lực cạnh tranh với các thương hiệu cà phê lớn trong khu vực.
2.3.2 Sản phẩm cà phê của dự án
Xét trong khu vực Làng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có hàng loạt những cửa hàng lẻ lớn nhỏ hay chuỗi cửa hàng cà phê. Vì thế, để đảm bảo được tính cạnh tranh cũng như sự yêu thích từ khách hàng không chỉ tới từ việc đảm bảo chất lượng mà cịn là hình thức hay tính đặc sắc, nổi bật của sản phẩm.
- Nhóm lựa chọn sản xuất 2 kích cỡ của ly nước gồm size M (Medium-500 ml) và L (Large-700ml).
- 5 nhóm sản phẩm chính gồm Cà phê, Trà, Trà sữa, Đá xay kem tươi, Nước ép. Trong đó thức uống tiêu biểu chính là cà phê.
- Hình thức phục vụ gồm phục vụ tại chỗ, mua mang về và đặt hàng qua App. - Giá thành sản phẩm: So sánh giá cả đối thủ cạnh tranh và đặt giá mục tiêu của nhóm
Bảng 2.2 Giá thành sản phẩm của quán
Sản phẩm Size M
Size L
Từ những khảo sát trên, Nhóm 2 kết luận dự án đủ điều kiện và năng lực để phát triển cạnh tranh trong khu vực. Khơng chỉ vậy, dự báo cịn cho thấy nhu cầu cà phê ngày càng tăng cao. Đây chính là cơ sở để phát triển dự án của nhóm. Dự án đánh mạnh vào khu vực trung tâm Làng Đại học Quốc gia, cụ thể là Ký túc xá khu A để phát triển hệ thống quán cà phê chạy Deadline đầu tiên tại đây mang thương hiệu: Quán cà phê “Không xong không về”.