Khả năng xây dựng tập đoàn tài chính ngân hàng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở việt nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (kl) (Trang 75 - 99)

Sự thay đổi về mô hình tổ chức bộ máy, phương pháp giám sát và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giám sát Việt Nam sẽ là tiền đề cơ bản tạo môi trường pháp lí, duy trì sự ổn định, an toàn của các tổ chức tài chính nói riêng và toàn bộ hệ thống tài chính nói chung. Do đó, có thể nói Việt Nam đã có những điều kiện ban đầu để xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng.

1. Về môi trường kinh tế xã hội

Thời gian qua, nhu cầu cải cách, hội nhập đã và đang trở thành động lực cấp thiết nhất để đẩy mạnh những thay đổi về môi trường kinh tế của Việt Nam. Năm 2007 là năm bản lề của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2006 - 2010 và cũng là năm đánh dấu sự thành công của Việt Nam trên mọi phương diện chính trị, ngoại giao, an ninh, kinh tế, trong đó phải kể đến sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO và được bầu giữ chức ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2008 - 2009. Nhìn lại một năm sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, chúng ta có thêm cơ sở thực tiễn chứng minh cho đường lối, chính sách đổi mới, phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước trong suốt hơn 20 năm qua là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đánh giá, tăng trưởng kinh tế năm 2007 của nước ta đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực. Hơn nữa, theo nghiên cứu của tập đoàn ngân hàng hàng đầu thế giới - Deutsche Bank, tốc độ tăng trưởng này còn ngang hàng với Trung Quốc và Ấn Độ, họ gọi Việt Nam là Trung Quốc thứ hai. Cũng theo Deutsche Bank, môi trường chính trị cũng như kinh tế vĩ mô của Việt Nam được đánh giá là rất ổn định, đầu tư nước ngoài tăng mạnh, dự đoán đến 40%. Dân số trẻ và hoài bão, với độ tuổi trung

bình là 25, đồng nghĩa với việc nhiều nhân lực trong độ tuổi lao động, cùng với nền giáo dục đang phát triển rất tốt, trình độ tiếng Anh xếp vào hàng cao trong khu vực (xem biểu đồ 3.1). Mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, với tầng lớp trung lưu và thượng lưu tăng nhanh [13]. Những yếu tố này đều rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nói chung cũng như dịch vụ tài chính ngân hàng nói riêng.

Biểu đồ 3.1: Trình độ tiếng Anh của ngƣời dân VN

so với các nƣớc trong khuvực

0 2 4 6 8 India Philipines Malaysia Vietnam Taiwan Thailand China Indonesia S.Korea

English proficiency (0: best, 10: worst)

Series1

(Nguồn: Understanding Vietnam – Deutsche Bank Research – July26, 2007)

Thị trường dịch vụ tài chính ngày càng phát triển. Theo Deutsche Bank, dịch vụ ngân hàng của Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn. Tỉ lệ tiền vay và tiền gửi ngân hàng chiếm tỉ lệ cao trong GDP so với các nước trong khu vực (xem biểu đồ 3.2). Hơn nữa, môi trường pháp lí, cơ chế chính sách cũng dần hoàn thiện. Hệ thống pháp luật không ngừng được cải thiện, nhiều văn bản Luật và dưới Luật liên tục được ban hành tạo môi trường pháp lí rõ ràng, minh bạch, tiến dần tới phù hợp

với những thông lệ quốc tế. Thống đốc NHNN cũng ban hành nhiều văn bản triển khai thực hiện cải cách NHTM theo đó qui định về các tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro. Trên cơ sở đề nghị của NHNN, sau khi quyết định cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương, chính phủ đã kí quyết định cổ phần tiếp các NHTMNN còn lại.

Biểu đồ 3.2: Tốc độ tăng trƣởng ngành ngân hàng VN so với các nƣớc trong khu vực

0 100 200 300 400 H.Kong Taiwan China Malaysia Singapore Thailand Vietnam S.Korea India Philipines Indonesia % of GDP Bank loans Bank deposits

(Nguồn: Understanding Vietnam - Deutsche Bank Research - July26, 2007)

2. Về phía các NHTMVN

Như đã phân tích ở trên, các NHTMVN hiện nay còn non yếu về nhiều mặt, năng lực tài chính còn mỏng, mức độ rủi ro trong hoạt động ngân hàng cao, trình độ kinh doanh còn yếu, chủ yếu là độc canh tín dụng. Cơ cấu tổ chức bộ máy cồng

kềnh, mạng lưới kênh phân phối chưa được phát triển hợp lí, trình độ cán bộ còn nhiều hạn chế.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, thực trạng của các NHTMVN có nhiều chuyển biến rất đáng kể nhất là từ khi Nhà nước có chủ trương cơ cấu lại các NHTM với nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh. Đến nay, sau một thời gian thực hiện tái cơ cấu, tình hình tài chính của các NHTM đã đạt những tiến bộ rõ rệt.

Năm 2007 là năm hệ thống các TCTD có tốc độ tăng trưởng rất lớn về tài sản có, dư nợ tín dụng, huy động nguồn vốn và vốn chủ sở hữu. So với GDP, tổng tài sản có đạt mức 150%, tổng dư nợ đạt 85%. So với cuối năm 2006, tổng tài sản có của hệ thống các TCTD tăng trưởng khoảng 44%, đặc biệt nguồn vốn chủ sở hữu tăng trên 50%, chủ yếu là vốn điều lệ. Vốn điều lệ của các TCTD Nhà nước tăng 57%, con số này là hơn 70% đối với các TCTD cổ phần. Một số ngân hàng có vốn điều lệ tăng mạnh như NHTMCP Đông Nam Á (từ 250 tỉ đồng lên 3.000 tỉ đồng), NHTMCP Quân đội (từ 780 tỉ đồng lên 2.800 tỉ đồng)…..Sau khi tăng vốn, tổng vốn điều lệ của các NHTMCP đạt 36.950 tỉ đồng. Hầu hết các TCTD kinh doanh có lãi, đặc biệt là khối NHTMCP đạt mức chênh lệch thu chi lớn [3].

Hầu hết các TCTD đạt tỷ lệ an toàn vốn 8%, có một số NHTMNN đã đạt mức trên 10% do vốn tự có (chủ yếu là vốn điều lệ) của các ngân hàng tiếp tục bổ sung mạnh. (NHTMNN tăng 50% và NHTMCP tăng 67%). Tổng vốn tự có của 5 NHTMNN khoảng 20.000 tỉ, trong đó đã xử lí được 19.488 tỉ đồng nợ tồn đọng từ năm 2000 (đạt 92% tổng nợ tồn đọng), trong đó 8.425 tỉ trực tiếp từ nguồn cổ phiếu, 6.915 tỉ từ nguồn dự phòng của tổ chức tín dụng, phần còn lại do các TCTD thu hồi được. Đặc biệt, vào những ngày cuối cùng của năm 2007, Ngân hàng Ngoại thương VN đã trở thành NHTMNN đầu tiên thực hiện IPO thành công đợt phát hành 97,5 triệu cổ phiếu với sự tham gia của 9473 nhà đầu tư, đặt mua 122.217.200 cổ phiếu. Mức giá sàn là 100.000 đồng/cổ phiếu, kết quả công bố giá trúng thầu bình quân là 107,860 đồng/cổ phiếu và đây cũng là đợt IPO lớn nhất trong lịch sử thị trường

chứng khoán VN đến nay. Ngân hàng Nhà đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng Công thương VN và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN cũng đã tích cực thưc hiện các biện pháp cần thiết để tiến hành cổ phần hóa, như: khẩn trương tiến hành hiện đại hóa công nghệ, kí hợp đồng đối với các đối tác nước ngoài trong việc tư vấn cổ phần hóa…Xu hướng xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng đang diễn ra khá mạnh ở những NHTM lớn của VN.

Hệ thống sản phẩm dịch vụ những năm gần đây phát triển không ngừng theo chiều hướng đa dạng hóa, hiên đại hóa. Trong thời gian qua, các ngân hàng đã từng bước vươn lên thể hiện mình qua các hoạt động: kinh doanh có hiệu quả, nâng cao tính an toàn, phát triển đa dạng các dịch vụ, ứng dụng công nghệ ngân hàng tương đối hiện đại, mạnh dạn đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ thông tin như hệ thống Core Banking để nâng cao chất lượng thông tin quản lý ứng dụng công nghệ hiện đại của ngành ngân hàng. Các NHTM tập trung khai thác thị trường bán lẻ hết sức tiềm năng. Như các sản phẩm, dich vụ mới ưu tiên triển khai tập trung vào các sản phẩm cá nhân như huy động và tiết kiệm, tín dụng tiêu dùng, cho vay mua nhà, sản phẩm thẻ và tài khoản của viên so với năm 2007 nhằm phục vụ mở rộng mạng lưới của hệ thống, mở rộng mạng lưới với những mô hình ngân hàng chuyên biệt như mô hình ngân hàng dành cho phụ nữ, ngân hàng cho người Hoa tại Việt Nam của Sacombank…..

Với kết quả như năm qua, khẳng định tình hình tài chính của các NHTM hiện nay đã được cải thiện nhiều. Trong tương lai có thể đánh giá các NHTMVN còn vươn xa hơn nữa để trở thành những tập đoàn tài chính - ngân hàng đáp ứng với nhu cầu vốn của nền kinh tế. Vấn đề xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng đối với các NHTMVN là vấn đề cấp thiết và tất yếu, phù hợp với sự đổi mới trong chỉ đạo của Chính phủ đối với việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước; đồng thời trước sức ép của tiến trình hội nhập buộc các NHTM phải liên kết theo chiều rộng và chiều sâu để tạo nên sức cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.

II. Định hƣớng xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam

Định hướng xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng trong giai đoạn 2006 - 2015 tập trung vào thúc đẩy tiến độ cổ phần hóa toàn bộ các NHTMNN trong giai đoạn 2006 - 2007 để thu hút nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong và ngoài nước. Hỗ trợ các cơ chế, điều kiện cần thiết để các NHTM chủ động nâng cao năng lực tài chính, tăng cường đổi mới quản trị doanh nghiệp. Nghiên cứu, soạn thảo luật/văn bản dưới luật về tập đoàn tài chính - ngân hàng trong đó có qui định về: Hệ số đảm bảo an toàn vốn tối thiểu (CAR); Quy định về tài trợ vốn huy động dân cư và các TCKT cho các đơn vị thành viên phi ngân hàng; Quy định về bán chéo sản phẩm; Quy định về chia sẻ thông tin… Đặc biệt chú ý các biện pháp sau:

 Xác lập các tiêu chí để thành lập tập đoàn tài chính - ngân hàng. Bên cạnh việc yêu cầu TCTD khi nộp đơn đề nghị thành lập Tập đoàn phải thỏa mãn các yêu cầu hệ số CAR, tỉ lệ nợ xấu theo thông lệ quốc tế, còn cần quy định tính minh bạch trong công bố thông tin tài chính: được tổ chức quốc tế định hạng tín nhiệm (Investment Grade) và phải niêm yết trên thị trường chứng khoán trong nước (Flotation).

 Xây dựng khung pháp lí về hoạt động mua bán, sáp nhập trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng (xác định tỉ lệ % vốn cổ phần tối thiểu khi giao dịch phải qua phê chuẩn của NHNN và Bộ tài chính).

 Quy định rõ ràng về tiêu chí, điều kiện cho phép các tập đoàn kinh tế hiện có mua lại, thành lập mới các tổ chức tín dụng nhận tiền gửi (ngân hàng), hoặc các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm nhằm mục đích đảm bảo sự ổn định trong vận hành của thị trường tài chính.

 Giám sát hoạt động của các NHTM và các đơn vị thành viên phi ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn hệ thống, đồng thời cũng phải đảm bảo quyền lợi của khách hàng trong quá trình sử dụng các dịch vụ tài chính của ngân hàng và các công ty trực thuộc.

 Cân nhắc khả năng các cơ quan quản lí nhà nước (Ngân hàng nhà nước, Bộ tài chính) có thể cho phép tích hợp giám sát và kết hợp các qui định pháp lí đối với các đơn vị thành viên của tập đoàn hay không.

 Xác định rõ những yêu cầu hay những hạn chế đối với việc một đơn vị thành viên của tập đoàn có sự hỗ trợ về tính thanh khoản đối với một thành viên khác trước những khó khăn về tài chính. Nếu Chính phủ thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho một công ty trực thuộc của tập đoàn.

 Trên cơ sở nền tảng pháp lí, các tiêu chí và điều kiện đã xây dựng, thực hiện cho phép thí điểm một số ngân hàng mạnh hiện đang hoạt động hiệu quả chuyển đổi phương thức hoạt động theo hình thức tập đoàn tài chính - ngân hàng trên cơ sở đề xuất tự nguyện của các ngân hàng và các yếu tố thỏa mãn các điều kiện, tiêu chí đã xác định.

 Tổng kết đánh giá TCTD thực hiện thí điểm chuyển đổi mô hình để cấp giấy phép hoạt động cho tập đoàn tài chính - ngân hàng.

III. Các giải pháp xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng

1. Giải pháp vĩ mô

1.1. Ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp luật

Khi thành lập tập đoàn tài chính - ngân hàng, các NHTMVN gặp phải nhiều khó khăn: vốn điều lệ thấp, chất lượng nguồn lực chưa đảm bảo, công nghệ chưa phát triển….nhưng một trong những nguyên nhân đóng vai trò quyết định sự ra đời và phát triển của tập đoàn tài chính - ngân hàng đó chính là các qui định của pháp luật. Hiện nay, tại Việt Nam hệ thống pháp luật chưa thực sự đồng bộ, các văn bản còn chồng chéo lên nhau, trong mỗi văn bản pháp luật còn tồn tại nhiều lỗ hổng. Nếu cứ tuân thủ theo những qui định tại các văn bản này sẽ là một sự mạo hiểm không nhỏ cho một mô hình mới còn trong thời gian phôi thai mới sinh sôi nảy nở. Thông qua các văn bản pháp luật được Quốc hội và Chính phủ ban hành sẽ tạo ra khung hành lang pháp lí và môi trường pháp luật thuận lợi cho các tập đoàn tài chính - ngân hàng được thành lập kịp thời và hoạt động có hiệu quả, vừa đảm bảo kinh doanh đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đất nước, vừa phục vụ các yêu cầu,

nhiệm vụ chính trị được giao, thật sự là một trong những công cụ hữu hiệu của Nhà nước góp phần giữ vững định hướng XHCN nền kinh tế thị trường ở nước ta.

1.2. Nghiên cứu, lựa chọn mô hình chuyển đổi thành lập

Việc nghiên cứu, lựa chọn mô hình chuyển đổi thành lập tập đoàn tài chính - ngân hàng trên cơ sở thực tiễn phát triển ngành ngân hàng Việt Nam, có tham khảo ý kiến của các nhà khoa học Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là kinh nghiệm của Trung Quốc - quốc gia có điều kiện phát triển tương tự với nước ta để có được phương án tối ưu. Phải lựa chọn một cấu trúc tổ chức tập đoàn tài chính theo mô hình ngân hàng đa năng.

Mô hình 3.1: Mô hình ngân hàng đa năng

(Nguồn: Tài liệu hội thảo khoa học về xây dựng mô hình tập đoàn tài chính -ngân hàng ở Việt Nam tháng 8/006 - Ngân hàng Nhà nước)

Trong đó, coi hợp nhất và sáp nhập (M&A) là những hình thức tất yếu trong con đường hình thành những tập đoàn tài chính. Vì đây là một xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Nhưng việc hợp nhất và sáp nhập không phải tiến hành một cách tùy tiện mà nó phải tuân thủ một số những nguyên tắc:

Thứ nhất là bên bị sáp nhập không thể tự cứu vãn tình thế của mình trước ngưỡng cửa suy thoái.

Thứ hai là tất cả các bên sáp nhập đều tìm thấy lợi ích của mình trong môt liên minh lớn hơn. Chính vì vậy cần lựa chọn những đối tác sáp nhập cho phù hợp.

Thứ ba là lợi thế sáp nhập luôn thuộc về bên có quyền lợi chi phối. Vì vậy, một NHTM không nên chỉ mua cổ phần của một công ty tài chính khác chỉ để hưởng cổ tức suông hay chỉ nắm giữ tỉ lệ cổ phần nhỏ mà họ nắm giữ cổ phiếu để nắm quyền chi phối.

2. Giải pháp vi mô

2.1. Các NHTMNN cần đẩy nhanh tốc độ cơ cấu lại NHTM đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt

Mục tiêu của Đề án cơ cấu lại NHTM đã được xác định là lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính; củng cố, sắp xếp lại hoạt động kinh doanh; hoàn thiện cơ chế tổ chức xây dựng NHTM hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế.

Cần xúc tiến thực hiện cổ phần hóa các NHTMNN theo lộ trình đã được chính phủ phê duyệt. Cần lưu ý là cổ phần hóa ngân hàng là một lĩnh vực mới đối với

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở việt nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (kl) (Trang 75 - 99)