Vai trò của tập đoàn tài chính ngân hàng với sự phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở việt nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (kl) (Trang 27 - 99)

Tập đoàn tài chính - ngân hàng được coi là một nguồn sinh lời lớn cho nền kinh tế, việc hình thành và phát triển tập đoàn tài chính - ngân hàng đóng một vai trò quan trọng và không thể thiếu trong mỗi nền kinh tế cụ thể là:

Các tổ chức được hình thành trong tập đoàn liên kết kinh tế nhằm tăng cường khả năng tích tụ, tập trung cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận trong tập đoàn.

Đây là nơi có khả năng sinh lợi lớn, thông qua lợi ích kinh tế nhờ quy mô, qua việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và phạm vi hoạt động.

Hoạt động của tập đoàn tài chính - ngân hàng cho phép tiết kiệm chi phí (chi phí quản trị cũng như chi phí hoạt động): công nghệ thông tin được áp dụng mạnh

mẽ, tương thích với nhu cầu phát triển dịch vụ và các sản phẩm tài chính đa dạng đã dẫn đến những thay đổi trong cơ cấu chi phí, chi phí đầu tư gia tăng, song chi phí giao dịch và chi phí quản lý giảm mạnh.

Tập đoàn tài chính - ngân hàng còn đáp ứng được đầy đủ nhu cầu tài chính ngày càng đa dạng và phức tạp. Tốc độ phát triển như vũ bão của kinh tế toàn cầu nói chung và của từng nền kinh tế nói riêng đã dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ trong nhu cầu về các dịch vụ tài chính của từng cá nhân cũng như của khu vực doanh nghiệp. Sự phức tạp và phong phú trong nhu cầu về các dịch vụ tài chính mới trên thị trường, đồng thời nó cũng là nguyên nhân buộc các nhà cung cấp dịch vụ tài chính hiện tại phải mở rộng hoạt động của mình bằng việc hội nhập với các nhà cung cấp mới nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Cuối cùng là vai trò phát triển nhờ thương hiệu. Thương hiệu có uy tín sẽ đem đến lợi thế trong cạnh tranh. Thế mạnh của thương hiệu sẽ được phát huy một cách xuyên suốt thông qua việc sử dụng thương hiệu của một công ty lớn, có uy tín của tập đoàn cho tất cả các sản phẩm, dịch vụ tài chính và chuỗi các công ty cung cấp.

V. Kinh nghiệm của một số nƣớc trong việc xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng

1. Mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng Citigroup

Tập đoàn Citigroup của Mỹ là sự hợp nhất hai tổ chức riêng lẻ, đó là Citicorp và Travellers Insurance. Citicorp là một tập đoàn ngân hàng đa quốc gia, hoạt động ở gần 100 quốc gia. Travellers là một tổ chức hợp nhất bởi nhiều công ty khác nhau, bắt đầu từ tín dụng thương mại đến hỗ trợ tiêu dùng, môi giới và bảo hiểm. Tập đoàn Citigroup ra đời gắn liền với quá trình hình thành tập đoàn Citicorp.

Citicorp là một trong những tập đoàn hàng đầu của Mỹ có trụ sở chính tại New York với công ty mẹ là Citibank. Vào những năm đầu của thế kỉ 19, ngân hàng đã mở ra những chi nhánh đầu tiên ở nước ngoài (tại London năm 1902 và tại Buenos Aires năm 1914). Ngân hàng đã chuyển hướng mạnh sang hoạt động ngân hàng bán lẻ (phục vụ khách hàng cá nhân) và trở thành ngân hàng thương mại đầu tiên cho cá nhân người tiêu dùng vay tiền. Trong suốt những năm 1920 -1940, các

hoạt động quốc tế của ngân hàng phát triển rất nhanh (đạt tới 100 văn phòng đại diện và chi nhánh tại nước ngoài). Năm 1955, ngân hàng sáp nhập với First National (New York) để trở thành một tổ hợp lớn với tên First National City Corp (đến năm 1974 đổi tên thành Citicorp) với hoạt động trọng tâm vẫn là các dịch vụ tài chính và ngân hàng bán lẻ. Vào năm 1977, Citibank là ngân hàng đầu tiên giới thiệu sản phẩm máy rút tiền tự động (ATMs) với qui mô hơn 500 chiếc trong nội thành New York và cuối năm 1980 vượt qua Bank of America để trở thành ngân hàng lớn nhất nước Mỹ. Trong những năm 80, Citibank đã mua được cả một số tổ chức tài chính ở San Francisco, Chicago, Miami và Washington DC và đến năm 1998, thực hiện sáp nhập với hãng Travellers Group, một công ty kinh doanh thẻ nổi tiếng để trở thành tập đoàn tài chính - ngân hàng hàng đầu thế giới đó là tập đoàn Citigroup ngày nay.

Citigroup Inc là một công ty mẹ cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng toàn cầu với các hoạt động kinh doanh cung cấp một mạng lưới các dịch vụ rộng khắp cho người tiêu dùng và các công ty. Citigroup có hơn 200 triệu tài khoản khách hàng và kinh doanh trên hơn 100 quốc gia. Citigroup là một công ty mẹ kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, được ra đời theo luật Công ty mẹ kinh doanh lĩnh vực ngân hàng năm 1956 và chịu sự giám sát của Ban Thống đốc Hệ thống dự trữ liên bang (FRB). Một số các chi nhánh của công ty chịu sự giám sát của các chính quyền bang tương ứng. Tính đến thời điểm cuối năm 2005, công ty có khoảng 140.000 nhân viên full - time và 8000 nhân viên bán thời gian ở nước Mỹ và khoảng 159.000 nhân viên full-time ở ngoài nước Mỹ. Citigroup được quản lí theo cấu phần và sản phẩm.

Citigroup có 3 nhóm hoạt động kinh doanh chính: Nhóm tiêu dùng toàn cầu, Nhóm quản lí tài sản toàn cầu và Nhóm các dịch vụ ngân hàng về đầu tư và cho vay doanh nghiệp. Trong đó, Nhóm tiêu dùng toàn cầu thường chiếm tỉ trọng chi phối. Nếu phân theo khu vực hoạt động kinh doanh của tập đoàn thì hoạt động ở Mỹ, tức là nơi có trụ sở chính, chiếm tỷ trọng chủ yếu và lớn nhất.

2. Mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng UOB

Ngân hàng UOB là tập đoàn ngân hàng hàng đầu tại Singapore, cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng thông qua hệ thống 524 chi nhánh, công ty con trên toàn cầu tại 18 quốc gia và lãnh thổ thuộc Châu Á Thái Bình Dương, miền tây Châu Âu và Bắc Mỹ. Tại Singapore, UOB là ngân hàng hàng dẫn đầu về hoạt động cho vay cá nhân và phát hành thẻ, và dẫn đầu về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ. UOB được tổ chức Moody’s xếp hạng là một trong những ngân hàng nằm trong tốp đầu của thế giới, hạng B cho xếp hạng về năng lực tài chính, Aa3 và hạng nhất cho dịch vụ tiền gửi ngắn hạn và dài hạn. Năm 2008, UOB được bình chọn là tập đoàn đứng thứ 378 trong tổng số 2000 tập đoàn lớn nhất thế giới, với tổng tài sản tính đến hết 2007 là 121,66 tỷ USD, lợi nhuận sau thuế là 1,47 tỷ USD.

Được thành lập năm 1935 với tên gọi United Chinese Bank (UCB) do We Kheng Chiang cùng với 6 người Hoa khác sáng lập ra với vốn điều lệ 1 triệu USD. Đến năm 1965, UCB đổi tên thành ngân hàng United Overseas Bank (UOB) và đồng thời mở chi nhánh đầu tiên ở nước ngoài tại Hongkong. Đến năm 1966, công ty tài chính United Overseas Finance (UOF) trực thuộc UOB được hợp nhất trở thành Công ty đầu tư Investment Holding Company và hoạt động của công ty này như là một công ty tài chính từ năm 1970. Năm 1970, UOB được phép niêm yết trên sàn chứng khoán của Singapore và Malaysia. Đến năm 1971, UOB mua phần lớn cổ phần của Chung Khiaw Bank (CKB) và mạng lưới của ngân hàng này tại Singapore, Malaysia và Hongkong. Đồng thời trong năm này UOB cũng thành lập Công ty bảo hiểm kinh doanh tổng hợp và tái bảo hiểm. Năm 1973, UOB mua 100% cổ phần của Lee Wah Bank (LWB) và toàn bộ các chi nhánh của nó tại Singapore và Malaysia. Năm 1984, UOB mua phần lớn cổ phần của Far Eastern Bank (FED) và đến năm 1987 lại mua phần lớn cổ phần của Industrial and Commercial Bank (ICB). Năm 1991, công ty bảo hiểm nhân thọ của UOB bắt đầu hoạt động. Năm 1994, toàn bộ hoạt động của ngân hàng LWB ở Singapore và Malaysia được sáp nhập vào UOB và chi nhánh UOB Malaysia (United Overseas Bank, Malaysia Bhd). Năm 1997, Ngân

hàng Chung Khiaw (CKB) tại Malaysia được sáp nhập vào UOB chi nhánh Malaysia. Năm 1999, các hoạt động của Chung Khiaw tại Singapore và Hongkong được sáp nhập vào UOB. Đồng thời, trong thời gian UOB cũng mở rộng hoạt động sang các thị trường lân cận bằng cách mua phần lớn cổ phần của Westmont Bank, Philipines cùng với mạng lưới 97 chi nhánh của nó và đổi tên thành United Overseas Bank Philippines. UOB cũng mua lại cổ phần chi phối của Radanasin Bank, Thailand và mạng lưới 68 chi nhánh, đổi tên thành United Radanasin Bank Public Company Limited. Năm 2000, UOB sáp nhập Công ty môi giới chứng khoán Securities cùng các công ty con, công ty chứng khoán UOBs ở Malaysia và Singapore với công ty Kay Hian hình thành một công ty mới, UOB - Kay Hian Holding. Năm 2001, UOB mua lại 100% cổ phần của Overseas Union Bank Limited (OUB), một ngân hàng lớn nhất Singapore về cho vay nội địa, thẻ tín dụng….Năm 2002, toàn bộ hoạt động của OUB và ICB sáp nhập vào OUB đồng thời với việc rút cổ phiếu của ICB ra khỏi thị trường chứng khoán Singapore. Năm 2003, hoạt động của công ty tín thác Overseas Union sáp nhập vào OUB. Trong năm 2004, UOB mua lại 23% cổ phần của P.T.Bank Buana Indonesia Tbk và biến ngân hàng này thành một công ty con của UOB, tiếp đến UOB mua lại 97% cổ phần của Bank of Asia Public Company Limited, Thailand và mạng lưới 133 chi nhánh văn phòng của ngân hàng này. Năm 2005, tăng tỉ lệ vốn cổ phần tại P.T.Bank Buana Indonesia Tbk từ 23% lên 53% thành cổ phần chi phối vào tháng 10 năm 2005 và tiếp tục tăng lên 61,1% tính đến cuối năm 2005. Đồng thời tiến hành hợp nhất hai ngân hàng con tại Thái Lan là Bank of Asia Public Company Limited, Thailand và UOB Radanasin Bank, Thailand thành United Overseas Bank, Thailand. Năm 2006, UOB thâm nhập thị trường Việt Nam và trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên tham gia hệ thống thanh toán Card điện tử của Việt Nam (VNBC) ngày 1/9/2006. Đến tháng 1/2007, UOB đã kí kết hợp đồng trở thành đối tác của NHTMCP Phương Nam. Với việc mua được 10% cổ phần của Phương Nam và có thể nâng lên 20%, UOB cho thấy tham vọng mở rộng chiến lược kinh doanh tại thị trường mới mẻ và rất tiềm năng - thị trường Việt Nam [16].

3. Mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng tại Trung Quốc

Tập đoàn ngân hàng Trung Quốc (Hồng Kông) - thành lập từ năm 1993 gồm có 13 ngân hàng là Ngân hàng Trung Quốc chi nhánh tại Hồng Kông, ngân hàng Trung Quốc chi nhánh tại Macao, NHTM Nam Dương, Ngân hàng tỉnh Quảng Đông chi nhánh Hồng Kông, Ngân hàng Tân Hoa chi nhánh Hồng Kông, Ngân hàng Trung Nam chi nhánh Hồng Kông, Ngân hàng Kim Thành chi nhánh Hồng Kông, NHTM Quốc Hoa chi nhánh Hồng Kông, Ngân hàng Hưng Nghiệp Triết Giang chi nhánh Hồng Kông, Ngân hàng Diêm Nghiệp chi nhánh Hồng Kông, Ngân hàng Bảo Sinh chi nhánh Hồng Kông, Ngân hàng Tập Hữu, NHTM Hoa Kiều; và các công ty chuyên doanh khác hoạt động dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Trung Quốc.

Tập đoàn tài chính - ngân hàng Trung Quốc (Hồng Kông) là tập đoàn chuyên kinh doanh các loại hình dịch vụ như dịch vụ ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, bảo hiểm, bất động sản, thẻ tín dụng.

Cơ cấu lại Tập đoàn tài chính - ngân hàng Trung Quốc (Hồng Kông):

Sau khi cơ cấu lại, Tập đoàn ngân hàng Trung Quốc Hồng Kông đã đổi tên thành công ty TNHH Ngân hàng Trung Quốc chi nhánh Hồng Kông (Bank of China (Hongkong) Ltd - BOCHK). Hiện nay, BOCHK là một trong 4 đơn vị trực thuộc Ngân hàng Trung Quốc (BOC):

1.Công ty TNHH Ngân hàng Trung Quốc chi nhánh Hồng Kông (BOCHK).

 Công ty TNHH NHTM Nam Dương

 Công ty TNHH thẻ tín dụng quốc tế

 Công ty TNHH Ngân hàng tạp hữu

2. Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ - Ngân hàng Trung Quốc (BOC Group Life Assurance Co.Ltd).

3. Công ty TNHH cổ phần quốc tế - Ngân hàng Trung Quốc (BOC International Holdings Limited).

4. Công ty TNHH bảo hiểm - Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China Group Insurance Co.Ltd) [6].

BOCHK đã có một số thay đổi lớn sau khi tiến hành cơ cấu lại như: xây dựng cơ chế quản lí giám sát rủi ro độc lập, cơ chế truy cứu trách nhiệm toàn diện; thực hiện phương châm “khách hàng là trọng tâm”.

Trong cơ cấu tổ chức mới, BOCHK đã xây dựng chế độ Hội đồng quản trị toàn diện, xác định rõ quan hệ quyền lợi và trách nhiệm của hội đồng quản trị và bộ phận quản lí. Giám đốc điều hành sẽ điều hành công việc quản lý theo sự ủy quyền của hội đồng quản trị. BOCHK sẽ cung cấp thông tin nhằm nâng cao độ minh bạch cho ngân hàng theo yêu cầu về giám sát quản lý, quy định của pháp luật cũng như tiêu chuẩn đối với các ngân hàng đăng kí tại địa phương.

Mô hình quản lí mới BOCHK: Theo mô hình quản lý mới, BOCHK có 1 Giám đốc điều hành (Chief Executive) và 4 Phó giám đốc điều hành (Deputy Chief Executive) được thông qua bởi quyết định của Cục quản lý tài chính Hồng Kông.

4. Các bài học kinh nghiệm rút ra

Thứ nhất, việc xuất hiện các mô hình tổ chức và vận hành doanh nghiệp là một phạm trù lịch sử, có tính độc lập khách quan. Một mệnh lệnh hành chính không phải là điều kiện để chuyển một ngân hàng thương mại thành một tập đoàn tài chính - ngân hàng. Thực tế đó chứng tỏ, sự can thiệp của nhà nước chỉ là điều kiện cần, mang ý nghĩa hỗ trợ và thúc đẩy chứ không phải điều kiện đủ. Quan trọng là nhu cầu của tự bản thân tổ chức đó trên cơ sở hội tụ được các điều kiện thiết yếu. Do vậy, việc hình thành các tập đoàn tài chính - ngân hàng một cách nóng vội khi chưa thực sự hội đủ những điều kiện tối cần thiết không những không hiệu quả mà đôi khi còn gây những hậu quả không nhỏ bởi tài chính - ngân hàng là một lĩnh vực nhạy cảm và có ảnh hưởng rộng tới nền kinh tế.

Gắn liền với tập đoàn kinh tế là mô hình công ty mẹ - con. Trong các tập đoàn kinh tế lớn, công ty mẹ có vị trí đặc biệt quan trọng. Đó phải là công ty có khả năng chi phối được hoạt động kinh doanh của các công ty con. Điều quan trọng hơn cả là việc chi phối của công ty mẹ với các công ty con hoàn toàn không thông qua các quyết định hành chính. Tùy theo từng tập đoàn, công ty mẹ chi phối các công ty con bằng các quan hệ kinh tế, thông qua tỷ lệ vốn góp, sử dụng thương hiệu hoặc qua hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ, thị trường. Đối với một tập đoàn tài chính - ngân hàng, nguyên tắc này lại càng phải được đảm bảo.

Thứ hai, một nền tảng pháp lý cơ bản điều chỉnh hoạt động của tập đoàn kinh tế nói chung, tập đoàn tài chính - ngân hàng nói riêng, đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính và các chuẩn mực kế toán là một điều kiện không thể thiếu. Bên cạnh đó, kiên quyết đẩy mạnh quá trình đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước theo đúng hạn chế tối thiểu các doanh nghiệp cổ phần hóa mà Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối. Đối với việc cổ phần hóa các NHTM, Nhà nước không nhất thiết phải nắm giữ trên 51% cổ phần. Bởi lẽ Nhà nước vẫn hoàn toàn có khả năng chi phối với tư cách cổ đông lớn nhất. Hơn nữa, việc nhà nước không nắm giữ trên 51% cổ phần sẽ tạo tâm lý thoải mái hơn cho các nhà đầu tư rằng đây không còn thuộc “sở hữu” của Nhà nước mà Nhà nước cũng chỉ là một cổ đông, như vậy sẽ có cơ hội huy động được nhiều hơn các nhà đầu tư.

Thứ ba, cần đảm bảo vai trò chi phối và kiểm soát của Công ty mẹ (Ngân hàng) đối với công ty con thông qua mối quan hệ tài chính chứ không phải do những ảnh hưởng về mặt hành chính. Hiện tại, vai trò của Tổng công ty ở Việt Nam đối với các công ty thành viên rất mờ nhạt, vốn của Tổng công ty chính là vốn nhà

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở việt nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (kl) (Trang 27 - 99)