Sự cần thiết phải thành lập tập đoàn tài chính ngân hàng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở việt nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (kl) (Trang 44 - 47)

1. Thành lập tập đoàn tài chính - ngân hàng hiện nay là một tất yếu khách quan

Ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Kể từ thời điểm này, Việt Nam bắt đầu được hưởng các quyền lợi của một nước thành viên WTO đồng thời cũng phải thực hiện những nghĩa vụ và cam kết gia nhập WTO của mình, trong đó có các cam kết thuộc lĩnh vực ngân hàng. Cụ thể các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực này sẽ là cho phép các TCTD nước ngoài được hiện diện ở Việt Nam dưới các hình thức khác nhau, mở rộng phạm vi hoạt động và loại hình cung cấp các dịch vụ ngân hàng, đồng thời cũng tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng cho các ngân hàng. Theo các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, từ ngày 01/04/2007, các TCTD nước ngoài sẽ được phép thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Cũng như các pháp nhân là ngân hàng Việt Nam, các ngân hàng con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam sẽ được cung cấp hầu hết các loại hình dịch vụ ngân hàng bao gồm cả nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam không giới hạn từ các pháp nhân Việt Nam đồng thời được phép phát hành thẻ tín dụng không giới hạn. Như vậy, các ngân hàng nước ngoài có điều kiện phát triển cả dịch vụ ngân hàng bán buôn, dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tài chính, tham gia vào quá trình mua bán, sáp nhập ngân hàng…. Do đó, các ngân hàng nước ngoài có nhiều lợi thế cạnh tranh ngay trên lãnh thổ Việt Nam, là những thách thức lớn đối với các NHTM Việt Nam.

Sau gần 20 năm đổi mới, tính đến nay ở nước ta có 39 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh với nước ngoài, 4 công ty liên doanh cho thuê tài chính và 2 công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài. Các ngân hàng và công ty cho thuê tài chính đó đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Bên cạnh đó còn có 51 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài. Các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam đều nằm trong số 500 ngân hàng tốt nhất thế giới như Citibank, HSBC, ANZ, Tokyo and Mitsubishi Bank, Standard Charterted Bank….. Tính đến hết năm 2007, tổng thu nhập trước thuế của khối Ngân hàng và

TCTD nước ngoài đạt trên 2.400 tỉ đồng, tăng mạnh so với mức 1.700 tỉ đồng và chiếm khoảng 18% tổng thu nhập trước thuế của hệ thống ngân hàng Việt Nam, trong đó riêng khối chi nhánh ngân hàng nước ngoài đạt lợi nhuận trước thuế khoảng 1.900 tỉ đồng.

Như vậy, tới đây mức độ cạnh tranh hoạt động ngân hàng Việt Nam sẽ trở nên gay gắt hơn. Thậm chí còn có đánh giá sẽ có cuộc đổ bộ của các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam. Bởi vì tăng trưởng xuất khẩu, các luồng chu chuyển vốn quốc tế và thanh toán quốc tế, khách du lịch quốc tế….đang gia tăng nhanh chóng và Việt Nam được coi là con hổ mới của châu Á. Nếu các ngân hàng Việt Nam không phát triển thành tập đoàn tài chính - ngân hàng lớn, kinh doanh đa năng, đa sở hữu, trang bị công nghệ hiện đại với nguồn vốn lớn, chắc chắn sẽ bị mất thị phần ngay trên sân nhà, bởi các tập đoàn tài chính - ngân hàng quốc tế vào hoạt động tại Việt Nam….

Hơn nữa, định hướng phát triển kinh tế của nước ta là nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN với nhiều thành phần trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Để giữ vững định hướng phát triển kinh tế thị trường đó, đòi hỏi phải có những công cụ vật chất hữu hiệu của Nhà nước mà các NHTMNN là một trong những công cụ quan trọng nhất. Với qui mô, chất lượng hoạt động như hiện nay, các NHTM nhà nước không thể thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế - chính trị được giao trong thời kì mới.

Mặt khác, để hội nhập quốc tế, các Tổng công ty Nhà nước - những khách hàng lớn, quan trọng và truyền thống của các NHTMNN đã và đang phát triển thành các tập đoàn kinh tế với qui mô lớn như tập đoàn Bưu chính Viễn thông, tập đoàn Điện lực, tập đoàn Than và Khoáng sản….Nếu như các NHTM nước ta không đổi mới tổ chức và hoạt động sẽ không đáp ứng được sự phát triển của các tập đoàn kinh tế.

Vì vậy, tất yếu khách quan của sự phát triển của các NHTM nước ta sẽ phải tiến tới hình thành tập đoàn kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh tài chính - ngân hàng với qui mô hoạt động và tiềm lực tài chính lớn phù hợp với thực tiễn phát triển của nền kinh tế nước ta và xu thế phát triển của các NHTM quốc tế.

2. Thành lập các tập đoàn tài chính - ngân hàng sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống tài chính - ngân hàng Việt Nam khi Việt Nam đã là thành tranh của hệ thống tài chính - ngân hàng Việt Nam khi Việt Nam đã là thành viên của WTO

Cuối thế kỉ 20, quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của hàng loạt các tập đoàn xuyên quốc gia khổng lồ hoạt động đa lĩnh vực, đa ngành nghề kinh doanh. Vai trò của một số tập đoàn có ảnh hưởng chi phối tới nền kinh tế quốc gia và kinh tế thế giới và ngày nay trên thế giới việc hình thành các tập đoàn kinh tế cũng như các tập đoàn tài chính - ngân hàng đã không còn là vấn đề nóng hổi. Vậy thì ở Việt Nam vấn đề này như thế nào? Chúng ta sẽ cạnh tranh thế nào trong khu vực và ngay trên “sân nhà” khi hội nhập tài chính đang “gõ cửa” từng địa phương, từng doanh nghiệp, từng gia đình với hệ thống tài chính hoàn toàn thiếu vắng những tập đoàn tài chính - ngân hàng ngay cả có qui mô nhỏ.

Năm 2006, Việt Nam đã chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Như vậy, Việt Nam sẽ hội nhập đầy đủ vào thị trường thương mại thế giới và chịu sự tác động của các nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển với những thuận lợi và những thách thức không nhỏ.

Hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu khách quan do quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế. Do đó, các NHTM Việt Nam cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh nếu muốn tồn tại và phát triển trong tình hình hiện nay và tương lai. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ: chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực.

Trong kinh doanh ngân hàng, để cạnh tranh với các tập đoàn tài chính -ngân hàng quốc tế đã và sẽ vào Việt Nam, những lợi thế hiện nay của các NHTM trong nước sẽ giảm thiểu bởi thực hiện cam kết giữa chính phủ nước ta với các nước thành viên WTO. Nếu không kịp thời đổi mới tổ chức và hoạt động kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển của các NHTM quốc tế, chắc chắn NHTM Việt Nam sẽ tụt hậu và khó đứng vững trong cạnh tranh và phát triển ngay tại sân nhà.

Do đó, ngoài các cố gắng tự thân vận động của từng ngân hàng như: lành mạnh hoá cơ cấu tài chính, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao và đổi mới công nghệ ngân hàng, đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, tăng vốn điều lệ, nâng cao tỷ lệ an toàn, mở rộng mạng lưới phục vụ, nâng cao năng lực quản lý cũng như xây dựng các chiến lược kinh doanh cụ thể và dài hạn của ngân hàng trên cơ sở khảo sát điều tra thị trường toàn diện…việc hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng để tăng cường thế và lực để đủ sức cạnh tranh trong giai đoạn sắp tới là một giải pháp cần thiết.

Khi ngân hàng phát triển thành tập đoàn tài chính, sẽ có lợi thế kinh tế nhờ quy mô, vì khi đó tài sản của tập đoàn tài chính sẽ rất lớn, vị thế của tập đoàn được nâng lên, song quan trọng hơn là phát huy được lợi thế kinh tế nhờ quy mô do nội dung cốt lõi của mọi sản phẩm trong ngân hàng đều là tiền, hơn nữa, các sản phẩm dịch vụ mới của các ngân hàng lại dễ bắt chước, không được giữ bản quyền, mặc dù nghiên cứu tạo ra sản phẩm tài chính - ngân hàng mới không hề dễ dàng. Chính vì vậy, các ngân hàng phải có quy mô lớn, tiềm lực tài chính mạnh để nhanh chóng triển khai các sản phẩm truyền thống cũng như hiện đại nhằm chiếm lĩnh thị trường nhanh, mở rộng thị phần của mình để gia tăng lợi nhuận. Không những thế, tập đoàn còn có lợi thế kinh tế nhờ cơ hội, khi các công ty con của tập đoàn có cùng một chủ sở hữu và một bộ máy quản lý chung, các hoạt động kinh doanh có thể được điều tiết tốt hơn thông qua chia sẻ nguồn lực và tạo ra những cơ hội mới cho nhau.

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở việt nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (kl) (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)