Khả năng cung ứng dịch vụ

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở việt nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (kl) (Trang 61 - 64)

III. Thực trạng xây dựng mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng ở Việt

2.2.3.Khả năng cung ứng dịch vụ

2. Các điều kiện xây dựng mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng ở Việt Nam

2.2.3.Khả năng cung ứng dịch vụ

Từ những năm 1990, nhiều dịch vụ ngân hàng hiện đại đa dạng do các NHTMCP cung cấp và cho tới thời điểm hiện nay, các NHTMCP vẫn rất năng động trong việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ phong phú đáp ứng nhu cầu của khách hàng cá nhân như: tiết kiệm (Tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tính lãi định kì, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm linh hoạt….); thẻ (thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ liên kết….); cho vay tiêu dùng (cho vay trả góp, cho vay mua nhà, ô tô, cho vay du học…); sản phẩm ngân hàng điện tử (Internet banking, homebanking, phone/mobile banking)….

Chưa bao giờ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng lại trở nên phong phú và hấp dẫn như bây giờ. Không chỉ đa dạng về mặt dịch vụ mà còn tăng thêm nhiều tính năng, tiện ích, giúp khách hàng có thể giao dịch mọi nơi, mọi lúc…Năm 2007, NHTMCP Á Châu (ACB) và NHTMCP Kỹ thương (Techcombank) là 2 ngân hàng có nhiều bứt phá trong việc đa dạng hóa dịch vụ với các sản phẩm mới nhiều tiện

ích được triển khai và lĩnh vực hoạt động cũng được mở rộng hơn. Điển hình ACB với các dịch vụ đăng kí làm thủ tục vay vốn qua mạng Internet, cho vay lãi suất cố định dành cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân, sản phẩm liên kết ngân hàng – chứng khoán, cho vay có thưởng với nhiều giải thưởng đặc biệt lên đến 3kg vàng….Ngoài các hoạt động trên lĩnh vực địa ốc, chứng khoán, ACB đã kết hợp thành lập sàn giao dịch vàng…và mới đây đưa vào hoạt động công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL)… Còn Techcombank cũng không hề thua kém với các chương trình Tiết kiệm dự thưởng “Gửi Techcombank, trúng Mercedes”, Tài khoản Tích lũy bảo gia, Tín dụng tiêu dùng, các sản phẩm dành cho doanh nghiệp như Tài trợ nhà cung cấp….Techcombank là NHTMCP đầu tiên trở thành thành viên của Hiệp hội thương mại điện tử (VECOM) vào tháng 7/2007, ngân hàng đầu tiên cung cấp sản phẩm giao dịch ngân hàng của Internet - F@st i - bank, góp phần thay thế các giao dịch trực tiếp tại quầy bằng giao dịch trực tuyến qua mạng internet. Techcombank cũng là NHTMCP đầu tiên cung cấp sản phẩm Quản lí tài khoản tiền của nhà đầu tư chứng khoán mang tên F@st S - Bank và cổng thanh toán điện tử cung cấp giải pháp thanh toán trực tuyến cho các trang web thương mại điện tử F@stVietPay. Cũng phải kể đến các NHTMCP khác với các dịch vụ tiêu biểu là: Mobile banking và Email banking của Seabank, cho pháp khách hàng tra cứu số dư tài khoản tiền gửi tiết kiệm, tài khoản tiền vay…., nhận tin nhắn tự động thông báo về các giao dịch phát dinh, kì trả nợ, lãi, thay đổi trong lãi suất huy động của ngân hàng…Trước đó, DongA Bank đã liên kết với công ty cổ phần giải pháp phần mềm Hòa Bình triển khai dịch vụ thanh toán trực tuyến bằng thẻ Đa năng Đông Á (thẻ ghi nợ) trên website http://www/chodientu.vn. Khách hàng có thể mua sắm tất cả các mặt hàng trên chợ điện tử từ đồ dùng gia đình đến mỹ phẩm trang sức….và thanh toán trực tuyến bằng thẻ Đa năng Đông Á rất tiện lợi, nhanh chóng và an toàn với việc xác nhận thanh toán bằng SMS. Hay như các dịch vụ nhằm vào khách hàng doanh nghiệp như homebanking kết nối thông qua VPN (Virtual Private Network) của ACB giành cho đối tượng khách hàng là doanh nghiệp và một số khách hàng cá nhân. Đây là giao thức kết nối mạng riêng biệt, an toàn thông qua

internet thay thế cho phương thức giao dịch thông qua điện thoại cố định như trước đây, khách hàng có thể giao dịch với ACB ở mọi nơi, mọi lúc với độ chính xác an toàn và bảo mật cao, tiết kiệm thời gian truy cập, đồng thời được tư vấn cài đặt miễn phí….. [2]

Hiện tại, bên cạnh khối các NHTMCP, thị trường đã có sự tham gia tích cực của các NHTMNN. Các ngân hàng này có ưu thế hơn cho việc phát triển mảng dịch vụ bán lẻ. Riêng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tính đến hêt năm 2007 đã có 900 máy ATM và 5.500 POS. Sản phẩm thẻ Vietcombank Connect 24 Visa với những tiện ích vượt trội được khách hàng đón nhận nồng nhiệt. Đặc biệt, Vietcombank đã cùng 15 NHTMCP và 2 Công ty cổ đông sáng lập khai trương Công ty cổ phần dịch vụ thẻ Smartlink - mạng kết nối thanh toán điện tử hàng đầu tại Việt Nam, tiến tới chủ trương của Nhà nước về việc tạo lập một nền văn minh thanh toán không dùng tiền mặt. Với lợi thế về vốn và việc đầu tư thích đáng cho việc phát triển hệ thống công nghệ hiện đại, sẵn có mạng lưới rộng khắp với uy tín lâu năm trong hoạt động, các NHTMNN đã tạo dựng một nền tảng khách hàng cá nhân đáng kể cho thị trường tài chính, tạo đà vững chắc cho sự thâm nhập ngày càng sâu rộng dịch vụ bán lẻ trong dân chúng. Tuy nhiên, mặc dù có những ưu thế mang tính quyết định như trên, trong việc phát triển và làm chủ thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ, các NHTMNN vẫn chưa có sự nhanh nhạy, năng động như các NHTMCP. Trên thực tế, các NHTMCP có các sản phẩm phái sinh phong phú, tập trung vào các phân đoạn thị trường cụ thể, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng [2].

Ngoài sự tham gia của các NHTM trong nước, một trong những sự kiện tác động mạnh đến thị trường dịch vụ ngân hàng hiện đại trong thời gian gần đây là việc các chi nhánh tại Việt Nam của một số ngân hàng hàng đầu thế giới về lĩnh vực bán lẻ như ANZ, HSBC, Citibank cũng bước đầu tham gia vào thị trường này. Với những lợi thế về tài chính, sản phẩm, dịch vụ, quản trị, công nghệ và kinh nghiệm quốc tế, rõ ràng các ngân hàng này sẽ là những đối thủ cạnh tranh rất lớn trên thị trường….Chính sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài là một động lực tốt, tạo áp lực cho các ngân hàng trong nước chú trọng phát triển dịch vụ.

Bên cạnh đó, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ ngày càng được các NHTM VN quan tâm phát triển nhiều chủng loại đa dạng và tiên tiến. Nhiều tiện ích của sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã được khai thác áp dụng cho toàn bộ các sản phẩm chuyển tiền, tiền gửi, tiền vay, đầu tư dài hạn vào giấy tờ có giá, các nghiệp vụ giao dịch ngoại hối như: Hợp đồng giao ngay (Spot), Hợp đồng tương lai (Forward), Hợp đồng hoán đổi (Swap)….Đây là những dịch vụ tiên tiến đã được kiểm chứng và đánh giá là an toàn về chất lượng cung ứng dịch vụ, tiện lợi trong giao dịch, hiệu quả trong kinh doanh, đầu tư.

Tuy nhiên, tỷ lệ thu nhập dịch vụ trên tổng thu nhập của các NHTM VN mới đạt 20% (tỷ lệ này của NHTM ở các nước phát triển là trên 50% và ở khu vực Đông Nam Á là 30%), trong đó thu từ các dịch vụ mang tính truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng rất cao. Các NHTM quốc tế đang thực hiện khoảng trên 6.000 nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ tín dụng, ngân hàng. Trong khi đó, các NHTM Việt Nam mới chỉ thực hiện tối đa khoảng 300 nghiệp vụ và mới cung cấp các dịch vụ mang tính truyền thống, còn các dịch vụ hiện đại như ngân hàng điện tử, môi giới kinh doanh, nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, tư vấn… mới chỉ bắt đầu hoặc đang trong giai đoạn thử nghiệm. Chính vì vậy, nếu không có chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng theo hướng hiện đại thì chắc chắn các NHTM Việt Nam sẽ bị thua thiệt ngay trên sân nhà khi hội nhập.

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở việt nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (kl) (Trang 61 - 64)