Tiềm lực tài chính

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở việt nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (kl) (Trang 56 - 61)

III. Thực trạng xây dựng mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng ở Việt

2. Các điều kiện xây dựng mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng ở Việt Nam

2.2.2. Tiềm lực tài chính

Nhìn chung tiềm lực tài chính của các ngân hàng Việt Nam là quá nhỏ bé so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Năng lực tài chính yếu kém, rủi ro trong hoạt động ngân hàng ở mức cao và năng lực cạnh tranh thấp, thể hiện:

Thứ nhất là về vốn chủ sở hữu. Các tư liệu thống kê cho thấy, vốn tự có của các NHTM Việt Nam vẫn thấp.

Nhóm NHTM nhà nước tuy chiếm khoảng 70% thị phần tín dụng tính đến hết năm 2007, nhưng chỉ có tổng số vốn tự có hơn 1 tỷ USD, tương đương với 1 ngân

hàng cỡ trung bình của nước ngoài. Theo các chuyên gia, để đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế, thì tốc độ tăng trưởng trung bình của các ngân hàng phải đạt 25%; tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế phải ở mức 20%. Muốn thế, các NHTM quốc doanh phải nâng mức vốn tự có lên khoảng 60.000 - 90.000 tỷ đồng vào năm 2010. Khi đó, các ngân hàng không chỉ đủ sức huy động vốn một cách an toàn mà hoàn toàn có thể yên tâm về tỷ lệ 8% vốn tự có trên tổng tài sản theo thông lệ quốc tế và khả năng cạnh tranh với các ngân hàng ngoại.

Còn khối các NHTMCP hầu hết có vốn điều lệ ở mức trên dưới 1.000 tỷ đồng, quá thấp so với các NHTM trong khu vực và thế giới.

Trong khi nhóm chi nhánh các ngân hàng nước ngoài và liên doanh (33 ngân hàng) có tiềm lực khá mạnh với 30% vốn chủ sở hữu trong hệ thống NHTM đang hoạt động tại VN. Nhìn chung họ có ưu thế hơn các NHTMVN về công nghệ, loại hình dịch vụ, chiến lược khách hàng, hiệu quả hoạt động và chất lượng tài sản.

Bảng 2.1: Quy mô vốn tự có của một số NHTM trong khu vực

Đơn vị: Triệu USD

Ngân hàng 2004 2005 2006

Bangkok (Thái Lan) 2.588 2.950,5 3.674,2 Maybank (Malaysia) 3.653 3.963 4.214 Lippobank (Indonesia) 285 n.a 667,5

4 Bank of China n.a 30.907 52.884

Woori (Hàn Quốc) 6.734 7.332 9.579 Kookmin (Hàn Quốc) 8.637 9.526 n.a UOB (Singapore) Tr SGD n.a 14.924 16.791

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam; Fitch Rating, www.bankokbank.co.tl; maybank.com.my; uob.com.sg)

Xét theo tiêu chuẩn Basel thì hầu hết các NHTM VN đều không đáp ứng được (hệ số CAR chỉ đạt bình quân xấp xỉ 5%) trong khi hầu hết các NHTM trong khu vực đều đạt hệ số này trên 8%.

Biểu đồ 2.2: Hệ số CAR của các NHTM các nƣớc trong khu vực

19.9 15.4 15.4 14.8 13.3 12.9 12.7 12.2 7.8 5 0 10 20 India Thailand Hongkong Malays ia S.Korea Indones ia Singapore Taiwan China Vietnam

Average CAR (%) of 4 SOCBs in 2004

Series1

(Nguồn: Banking sector report - VinaCapital, August 15, 2006)

Thứ hai là về khả năng sinh lời. Khả năng sinh lời là điều kiện để đánh giá hiệu quả kinh doanh của NHTM. Khả năng sinh lời được thể hiện qua các chỉ số là ROE và ROA.

Về hệ số ROA (tỉ lệ lợi nhuận ròng sau thuế so với tổng tài sản): Do chất lượng tín dụng thấp, trong khi đó các hoạt động kinh doanh khác chưa phát triển, nên hệ số ROA của các NHTM Việt Nam khá thấp, khoảng 0,38%. Trong khi đó,

hệ số này của các NHTM trong khu vực khá cao, cụ thể: Hệ số ROA của các NHTM khu vực châu Á - Thái Bình Dương (gồm 52 ngân hàng thuộc 10 nước) là 0,94; hệ số ROA của các ngân hàng các nước châu Á mới nổi (gồm 14 ngân hàng của Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippin) là 0,77.

Về hệ số ROE (tỉ lệ lợi nhuận trên vốn): hệ số ROE của các NHTM Việt Nam cũng khá thấp, trong khi hệ số này ở các NHTM trong khu vực luôn ở mức trên 15% [2].

Bảng 2.2: Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn của các NHTM Việt Nam giai đoạn 1998 – 2005

Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

ROE 6,8 7,2 10,3 10,4 9,4 10,2 10,5 11,1

(Nguồn: Tạp chí ngân hàng số 06 tháng 03/2008)

Mức sinh lời ROA, ROE của các NHTM Việt Nam thấp chủ yếu là do các nguyên nhân: (i) Do vốn tự có của các ngân hàng nhỏ, đương nhiên làm giảm khả năng tăng lợi nhuận (theo nguyên tắc đòn bẩy tài chính), (ii) Tỉ lệ tài sản có không sinh lời/tổng tài sản có quá cao nên làm giảm thu nhập của ngân hàng, (iii) Do mức độ áp dụng công nghệ tiên tiến còn hạn chế, tỉ lệ giao dịch tự động còn thấp nên năng suất lao động kém, (iv) Cơ cấu thu nhập của các NHTM còn chưa hợp lí, chỉ có khoảng 10% là từ dịch vụ. Trong khi khả năng sinh lời từ hoạt động dịch vụ cao hơn nhiều so với khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng [11].

Tuy nhiên, trong những năm qua, để chuẩn bị cho quá trình hội nhập kinh tế thế giới, các NHTM VN đã cố gắng nâng cao năng lực tài chính của mình bằng cách liên tục tăng vốn, đặc biệt là trong năm 2007, năm đầu tiên VN gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO.

Hiện nay, số lượng các NHTMCP đã tăng đáng kể với vốn điều lệ bình quân đạt 1000 tỉ đồng. Nhiều NHTMCP mới chuyển từ nông thôn lên đô thị có tốc độ tăng qui mô kinh doanh từ 200% đến hơn 700%, hay cao hơn nữa.

NHTMCP An Bình (ABBank) là một ví dụ, mặc dù chưa phải có mức độ tăng trưởng cao nhất. Tính đến ngày hết năm 2007, ABBank đã đạt tổng tài sản trên 17.000 tỷ đồng, tăng tới 538% so với cuối năm 2006; vốn điều lệ đạt 2.300 tỷ đồng, tăng 103%; tổng dư nợ đạt trên 6.300 tỉ đồng, tăng 557%; huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và dân cư đạt 6.700 tỉ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 226 tỉ đồng, tăng 280% so với cuối năm trước. ABBank có 54 chi nhánh và phòng giao dịch, tăng gấp 5 lần so với cuối năm 2006. Các NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB); NHTMCP Dầu khí toàn cầu (GPBank), NHTMCP Nam Việt, NHTMCP Đại Dương….cũng có tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu kinh doanh ở mức rất cao [2].

Hoặc một ví dụ khác đó là NHTMCP Đông Nam Á (Seabank). Tính đến hết năm 2007, Seabank đạt tổng nguồn vốn hơn 20.249 tỉ đồng, tăng 243%; tổng dư nợ cho vay đạt 11.041 tỉ đồng, tăng 329%. Trong năm 2007, Seabank tăng vốn điều lệ từ 500 tỉ đồng lên 3000 tỉ đồng, đứng thứ 3 trong khối NHTMCP. Seabank đã phát hành thành công 2.000 tỉ đồng trái phiếu chuyển đổi. Trong năm 2008, Sebank dự kiến tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỉ đồng [2].

Đứng đầu trong khối NHTMCP về tất cả các chỉ tiêu qui mô kinh doanh chủ yếu đó là NHTMCP Á Châu (ACB). Tính đến hết năm 2007, ACB đạt qui mô tổng tài sản hơn 87.000 tỉ đồng, dư nợ cho vay hơn 31.600 tỉ đồng và lợi nhuận trước thuế tới 2.100 tỉ đồng, cổ tức dự kiến 55%. Còn lớn nhất về vốn chủ sở hữu trong khối NHTMCP đó là Eximbank, đạt khoảng 13.000 tỉ đồng. Dịch vụ thẻ đa năng đứng đầu trong khối là NHTMCP Đông Á, năng động đưa ra sản phẩm mới về thẻ trong năm 2007, đứng đầu là VPBank. Tốc độ tăng trưởng cao nhất về vốn huy động là NHTMCP Dầu khí toàn cầu, gấp hơn 10 lần so với năm trước…..Trên cơ sở đó, các NHTM, nhất là các NHTMCP đã mở rộng phạm vi và địa bàn hoạt động, thị phần hoạt động tín dụng của các ngân hàng này đã thay đổi đáng kể. Một minh

chứng cụ thể là trên địa bàn TPHCM, thị phần tín dụng tăng khá mạnh từ 60 đến 120% một năm [2].

Sau khi Thống đốc NHNN có quyết định số 24/2007/QĐ - NHNN ban hành thông tư hướng dẫn nghị định số 22 của Chính phủ về điều kiện thành lập ngân hàng mới, đã có 13 bộ hồ sơ xin thành lập NHTMCP mới được đệ trình. Tính đến đầu năm 2008, Nhà nước đã chấp thuận thành lập 4 NHTMCP là: Bảo Việt, Tài chính Dầu khí, Liên Việt, FPT, tổng vốn điều lệ của 4 ngân hàng này lên tới 10.500 tỉ đồng.

Còn khối NHTMNN cũng có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân 20%, riêng Ngân hàng Ngoại thương VN có tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay và đầu tư tới trên 39% so với năm trước và lợi nhuận trước thuế đạt khoảng trên 3.000 tỉ đồng, cao nhất trong khối. Tuy nhiên, quy mô kinh doanh lớn nhất vẫn thuộc về NHNN&PTNT, nguồn vốn huy động đạt 295.000 tỉ đồng, tăng 32% so với năm trước, dư nợ cho vay đạt 242.000 tỉ đồng, ước tính chiếm khoảng trên ¼ thị phần cho vay của toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam. Tổng tài sản 325.802 tỉ đồng, tức khoảng 20 tỉ USD, gấp 22 lần ngày mới thành lập [9].

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở việt nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (kl) (Trang 56 - 61)