Hệ thống thông tin và công nghệ ngân hàng

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở việt nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (kl) (Trang 64 - 69)

III. Thực trạng xây dựng mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng ở Việt

2.2.4.Hệ thống thông tin và công nghệ ngân hàng

2. Các điều kiện xây dựng mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng ở Việt Nam

2.2.4.Hệ thống thông tin và công nghệ ngân hàng

Trong những năm gần đây, quá trình mở cửa và ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại của các ngân hàng Việt Nam đã tạo ra những tiện ích mới có chất lượng hơn, hiệu quả và chi phí hợp lí phục vụ cho dân cư. Các NHTM đã đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin và thanh toán trong các dịch vụ ngân hàng hiện đại như: gửi tiền một nơi rút bằng nhiều mạng online trực tuyến, dịch vụ thanh toán điện tử, với sự phổ biến trong việc ứng dụng công nghệ trong các hoạt động của nền kinh tế, như thanh toán hàng hóa, dịch vụ qua internet, qua mobile, sử dụng thẻ thanh toán ngày càng tăng….Đã diễn ra một cuộc đua thực sự của các ngân hàng

Việt Nam trong khai thác thị trường bán lẻ dịch vụ ngân hàng, và dĩ nhiên là ngân hàng nào tiên phong trong lĩnh vực công nghệ ngân hàng đó sẽ trở thành một đối thủ đáng gờm trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nói chung và dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói riêng.

Thực hiện quyết định số 291/2006/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến 2020, NHNN đã trình thủ tướng chính phủ ban hành chỉ thị số 20/2007/CT - TTg về trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách, đồng thời, xây dựng đề cương, kế hoạch chi tiết cho từng đề án thành phần do NHNN chủ trì và phối hợp xây dựng các đề án thành phần do các bộ, ngành khác chủ trì. Theo đó bắt đầu từ 01/01/2008 sẽ bắt đầu tiến hành trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách và đến năm 2009 sẽ triển khai trên diện rộng. Đây là một điều kiện hết sức thuận lợi để các ngân hàng triển khai bán các gói sản phẩm đồng bộ trong hoạt động cung ứng các sản phẩm ngân hàng bán lẻ. Nhìn chung, việc trả lương qua tài khoản đối với cán bộ, công chức đã được triển khai mạnh mẽ tại một số nơi, một số lĩnh vực như: tài chính - ngân hàng, các khu công nghiệp, khu chế xuất….Ở một số thành phố lớn đã bước đầu triển khai việc trả lương hưu qua hệ thống thẻ ngân hàng.

Theo báo cáo của 60 NHTMCP về NHNN chi nhánh thành phố Hà Nội thì trên địa bàn thành phố đã có 894 đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước (trong tổng số 870.000 tài khoản cá nhân của cả khu vực doanh nghiệp, dân cư và các đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Tính chung ở Hà Nội có khoảng 1.150 máy ATM chủ yếu tập trung tại các quận nội thành, các trung tâm kinh tế, thương mại, khu công nghiệp. Trong số máy ATM này, hệ thống của ngân hàng Ngoại thương, Kỹ thương, Đông Á là khá phổ biến và nhiều tiện ích, còn các hệ thống khác chỉ để rút tiền mặt. Theo báo cáo của NHNN chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, cho đến nay, số lượng thẻ đã phát hành trên địa bàn là 2,5 triệu thẻ. Sơ bộ đến ngày 31/1/2008, có khoảng 1100 máy ATM và 10.252 POS được lắp đặt trên địa bàn thành phố và được phân bổ tương đối đều ở tất cả các quận thành phố theo thứ tự ưu

tiên số lượng từ vị trí trung tâm ra ngoại ô thành phố. Doanh số thanh toán thẻ ATM đạt 76.500 tỷ đồng. Doanh số liên quan đến việc rút tiền mặt từ ATM chiếm khoảng 71% tổng doanh số hoạt động thẻ ATM. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, có 1.231/1.800 đơn vị hành chính sự nghiệp kí hợp đồng sử dụng dịch vụ trả lương qua tài khoản ngân hàng [3].

Bảng 2.3: Số lƣợng máy ATM và POS của các NHTMVN tính đến hết năm 2007

STT Tên ngân hàng Số máy

ATM

Số máy POS

1 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 1090 5586 2 Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 700 620 3 Ngân hàng công thương Việt Nam 492 1411 4 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á 670 970 5 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín 212 1699 6 Ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh 172 0

7 Ngân hàng TMCP Á Châu 134 7050

8 Ngân hàng TMCP Quân đội 93 450

9 Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long 82 400 10 Ngân hàng Sài Gòn Công Thương 73 225

11 Ngân hàng TMCP Quốc tế 60 1334

12 Ngân hàng Xuất nhập khẩu VN 30 1389

13 Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội 46 80

14 Ngân hàng TMCP Việt Á 19 0

15 Ngân hàng TMCP An Bình 15 300

16 Ngân hàng TMCP Sài Gòn 19 0

17 Ngân hàng TMCP Phương Nam 10 50

18 Ngân hàng TMCP Nam Việt 5 64

Tổng 3922 21628

Số máy ATM đã được lắp đặt: khoảng 4.300 Số POS đang hoạt động: khoảng 23.000

Các dịch vụ thanh toán có ứng dụng công nghệ cao tiếp tục gia tăng, trong đó dịch vụ thẻ vẫn tiếp tục phát triển mạnh, đến nay cả nước có 29 ngân hàng đã triển khai phát hành thẻ thanh toán, với khoảng 8 triệu thẻ (7,7 triệu thẻ nội địa và hơn 302.000 thẻ quốc tế). Hiện nay, có 120 loại thẻ ngân hàng đã phát hành, trong đó thẻ nội địa có 71 loại, thẻ quốc tế có 41 loại, thẻ ghi nợ có 73 loại, thẻ tín dụng có 44 loại và thẻ trả trước có 03 loại. Các ngân hàng không ngừng đầu tư vào hạ tầng kĩ thuật phục vụ cho công nghệ thẻ, đến nay có khoảng 20 ngân hàng đã trang bị máy giao dịch tự động ATM với khoảng 4300 máy, thiết bị chấp nhận thẻ (POS/EDC) lên đến khoảng 23.000 chiếc và tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới. Thị trường dịch vụ thẻ hiện đang chứng kiến một trào lưu ra đời của một loại thẻ mới, hiện đại - thẻ trả trước, với sự hiện diện của đông đảo các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ. Mục tiêu phát hành thẻ đến cuối năm 2010 đạt mức 15 triệu thẻ, 70% các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng tự chọn….lắp đặt các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ; phấn đấu đến năm 2020 con số này đạt lần lượt 30 triệu thẻ và 95%.

Hiện nay với việc khai thác tối đa dịch vụ trên nền tảng công nghệ thông tin, các ngân hàng đã cho ra đời hàng loạt các sản phẩm dịch vụ tiện ích. Như đã đề cập ở phần 2.2.3, các dịch vụ Mobile banking và Email banking của NHTMCP Đông Nam Á, thanh toán trực tuyến bằng thẻ Đa năng và dịch vụ thông báo thay đổi số dư qua SMS của NHTMCP Đông Á, homebanking của ACB, Internet - F@st i - bank và F@st S - Bank của Techcombank….đã và đang trở nên gần gũi thân thiết với khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp, phục vụ tốt hơn nhu cầu an sinh và xã hội.

NHNN đang chỉ đạo các NHTM thực hiện kết nối thanh toán thẻ rút tiền tự động qua công ty chuyển mạch tài chính quốc gia theo đề án đã được chính phủ phê duyệt, và đến nay 2 công ty là Banknet và Pvnet đã kí hợp đồng về việc kết nối 2 hệ thống thanh toán giữa 2 nhóm ngân hàng thương mại, chiếm phần lớn các NHTM lớn ở nước ta.

Bảng 2.4: Sự phát triển công nghệ thông tin

Những ứng dụng ngân hàng hiện đại 2004 2007

- Ngân hàng đã áp dụng giải pháp Corebanking - Lượng giao dịch trực tuyến/ngày

8 1,5 – 2 triệu

12 3 – 4,5 triệu - Ngân hàng đã trang bị máy ATM và máy POS (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số lượng máy ATM đã lắp đặt - Số lượng máy POS

12 800 16.283 15 3.820 21.875 - Ngân hàng đã phát hành thẻ thanh toán

- Số lượng thẻ

20 1,9 triệu

25 6,2 triệu

- Tham gia thanh toán quốc tế 42 42

- Triển khai Internet banking 3 17

- Tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng - Số lượng thanh toán/ngày

54.200 9.000 – 15.000

73.305 25.000 - 30.000

(Nguồn: Hiệp hôi ngân hàng Việt Nam - Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ)

Có thể nói, sau hơn 1 năm hội nhập, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có sự chuyển mình rõ nét về qui mô, chất lượng dịch vụ, các sản phẩm dịch vụ công nghệ ngân hàng, mức độ cạnh tranh...Điều này cho thấy định hướng phát triển kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng của Đảng và Nhà nước là đúng hướng, phù hợp với các qui luật phát triển của nền kinh tế thị trường, song trong sự phát triển này cũng tiềm ẩn những rủi ro mà hệ thống ngân hàng cần phải có những giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn. Với các cam kết của Việt Nam với WTO, các hạn chế đối với các ngân hàng nước ngoài trong việc tham gia vào các hoạt động ngân hàng ở Việt Nam sẽ dần được loại bỏ, đặc biệt là những ràng buộc về việc nhận tiền gửi VND, phát hành thẻ tín dụng và lập ra các máy rút tiền tự động. Việc các ngân hàng nước ngoài sở hữu công nghệ hiện đại và trình độ quản lý tiên tiến sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh và buộc các NHTM Việt Nam phải đầu tư đổi mới công nghệ, thay đổi phương thức quản lý để có thể nâng cao được hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của mình.

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở việt nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (kl) (Trang 64 - 69)