Các bài học kinh nghiệm rút ra

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở việt nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (kl) (Trang 33 - 36)

V. Kinh nghiệm của một số nước trong việc xây dựng tập đoàn tài chính

4. Các bài học kinh nghiệm rút ra

Thứ nhất, việc xuất hiện các mô hình tổ chức và vận hành doanh nghiệp là một phạm trù lịch sử, có tính độc lập khách quan. Một mệnh lệnh hành chính không phải là điều kiện để chuyển một ngân hàng thương mại thành một tập đoàn tài chính - ngân hàng. Thực tế đó chứng tỏ, sự can thiệp của nhà nước chỉ là điều kiện cần, mang ý nghĩa hỗ trợ và thúc đẩy chứ không phải điều kiện đủ. Quan trọng là nhu cầu của tự bản thân tổ chức đó trên cơ sở hội tụ được các điều kiện thiết yếu. Do vậy, việc hình thành các tập đoàn tài chính - ngân hàng một cách nóng vội khi chưa thực sự hội đủ những điều kiện tối cần thiết không những không hiệu quả mà đôi khi còn gây những hậu quả không nhỏ bởi tài chính - ngân hàng là một lĩnh vực nhạy cảm và có ảnh hưởng rộng tới nền kinh tế.

Gắn liền với tập đoàn kinh tế là mô hình công ty mẹ - con. Trong các tập đoàn kinh tế lớn, công ty mẹ có vị trí đặc biệt quan trọng. Đó phải là công ty có khả năng chi phối được hoạt động kinh doanh của các công ty con. Điều quan trọng hơn cả là việc chi phối của công ty mẹ với các công ty con hoàn toàn không thông qua các quyết định hành chính. Tùy theo từng tập đoàn, công ty mẹ chi phối các công ty con bằng các quan hệ kinh tế, thông qua tỷ lệ vốn góp, sử dụng thương hiệu hoặc qua hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ, thị trường. Đối với một tập đoàn tài chính - ngân hàng, nguyên tắc này lại càng phải được đảm bảo.

Thứ hai, một nền tảng pháp lý cơ bản điều chỉnh hoạt động của tập đoàn kinh tế nói chung, tập đoàn tài chính - ngân hàng nói riêng, đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính và các chuẩn mực kế toán là một điều kiện không thể thiếu. Bên cạnh đó, kiên quyết đẩy mạnh quá trình đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước theo đúng hạn chế tối thiểu các doanh nghiệp cổ phần hóa mà Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối. Đối với việc cổ phần hóa các NHTM, Nhà nước không nhất thiết phải nắm giữ trên 51% cổ phần. Bởi lẽ Nhà nước vẫn hoàn toàn có khả năng chi phối với tư cách cổ đông lớn nhất. Hơn nữa, việc nhà nước không nắm giữ trên 51% cổ phần sẽ tạo tâm lý thoải mái hơn cho các nhà đầu tư rằng đây không còn thuộc “sở hữu” của Nhà nước mà Nhà nước cũng chỉ là một cổ đông, như vậy sẽ có cơ hội huy động được nhiều hơn các nhà đầu tư.

Thứ ba, cần đảm bảo vai trò chi phối và kiểm soát của Công ty mẹ (Ngân hàng) đối với công ty con thông qua mối quan hệ tài chính chứ không phải do những ảnh hưởng về mặt hành chính. Hiện tại, vai trò của Tổng công ty ở Việt Nam đối với các công ty thành viên rất mờ nhạt, vốn của Tổng công ty chính là vốn nhà nước trên cơ sở sổ kế toán của các công ty thành viên cộng lại. Mỗi công ty thành viên là một pháp nhân độc lập. Vì vậy, vai trò điều phối vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu của Tổng công ty chỉ tồn tại trên văn bản. Thực chất, tổng công ty chỉ can thiệp vào hoạt động của các công ty thành viên bằng các quyết định mang tính hành chính. Đây là một nguyên tắc tối kị trong việc tổ chức mô hình hoạt động của tập

đoàn. Đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại và công ty bảo hiểm, cơ chế điều chuyển vốn rõ ràng hơn nhưng vốn điều chuyển thực chất là vốn huy động chứ không phải vốn điều lệ của công ty mẹ. Đặc biệt, cần hết sức chứ trọng tới việc phân định rõ ràng trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc, đồng thời gắn quyền lợi của các nhà lãnh đạo này với trách nhiệm thực sự của họ.

Thứ tư, mặc dù đặc trưng của tập đoàn là hoạt động đa ngành, nhưng các tập đoàn tài chính - ngân hàng không nên mở rộng vào nhiều lĩnh vực, mà chỉ nên tập trung vào một số chuyên ngành có khả năng phát triển nhất, sau một thời gian ổn định hoạt động sẽ từng bước mở rộng sang các lĩnh vực khác. Như vậy sẽ đảm bảo tập trung được nguồn vốn và tăng được sức mạnh tài chính, tạo dựng được thương hiệu ổn định.

CHƢƠNG II

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN

TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở việt nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (kl) (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)