Chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở việt nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (kl) (Trang 69 - 72)

III. Thực trạng xây dựng mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng ở Việt

2.2.5.Chất lượng nguồn nhân lực

2. Các điều kiện xây dựng mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng ở Việt Nam

2.2.5.Chất lượng nguồn nhân lực

Con người là nguồn lực quan trọng nhất, là trung tâm kết nối các nguồn lực khác trong mọi doanh nghiệp nói chung cũng như ngân hàng nói riêng. Các nghiệp vụ của một NHTM thường rất đa dạng và phong phú, do đó, những yêu cầu về kĩ năng, trình độ, kiến thức đối với đội ngũ nhân viên làm việc cho các ngân hàng cũng rât đa dạng. Tùy thuộc vào loại hình nghiệp vụ chuyên môn cũng như cấp độ công việc mà người nhân viên ngân hàng phải có những kĩ năng, kiến thức, phẩm chất nhất định.

Theo đánh giá của NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank, hiện nay riêng nhân sự của các ngân hàng đang thiếu khoảng 30.000 người. Mỗi năm các ngân hàng cần khoảng 15.000 người có trình độ đại học, nhưng cũng trong mỗi năm các cơ sở đào tạo chỉ cho ra trường được khoảng 11.000 người và không phải ai trong số đó cũng có thể được tiếp nhận làm việc tại các NHTM [2].

Trong 3 năm gần đây, hệ thống NHTM nói chung, đặc biệt là hệ thống NHTMCP đã phát triển nhanh chóng cả về qui mô, mạng lưới và số lượng cán bộ nhân viên. Bình quân các chỉ tiêu đó tăng 100% mỗi năm, cũng tức là về nguồn nhân lực cứ năm sau tăng gấp đôi so với năm trước. Tính đến đầu năm 2008, tổng số phòng giao dịch chi nhánh của các NHTMCP tăng gấp 2 lần so với đầu năm 2006, của các NHTMCP từ nông thôn mới chuyển lên đô thị tăng gấp 3 lần. Đặc biệt, kể từ sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 24/2007/QĐ- NHNN ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định số 22 của Chính phủ về điều kiện thành lập ngân hàng mới, có khoảng gần 30 bộ hồ sơ xin thành lập NHTMCP mới đã được gửi tới NHNN. Lần đầu tiên trong 11 năm không có NHTMCP thành lập mới, thì trong số các bộ hồ sơ nói trên thì đến nay có 4 NHTMCP là Tài chính Dầu khí, Bảo Việt, Liên Việt và FPT được NHNN chấp thuận về mặt nguyên tắc cho thành lập mới, có tổng số vốn điều lệ lên tới 10.500 tỉ đồng, gần bằng số vốn điều lệ của 8 NHTMCP hiện đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội, trong đó NHTMCP Tài chính Dầu khí có số vốn tới 5.000 tỉ đồng, đứng đầu khối NHTMCP hiện nay. Như

vậy ước tính tổng số nhu cầu nguồn nhân lực của các NHTMCP và khối ngân hàng nước ngoài tiếp tục tăng với qui mô năm sau gấp 2 lần năm trước, ít nhất là cho tới năm 2010. Bên cạnh đó là 5 NHTMNN, kể cả các công ty trực thuộc, nếu tính khiêm tốn với tốc độ tăng trưởng nguồn nhân lực là 10%/năm thì tổng số cán bộ nhân viên tăng thêm ước tính mỗi năm khoảng 5.000 người. Sau khi các NHTMNN cổ phần hóa hết thì nhu cầu nguồn nhân lực cho việc phát triển về qui mô và mạng lưới còn tăng hơn nữa. Như vậy, ước tính tổng số nhu cầu nguồn nhân lực của các NHTM tiếp tục tăng với qui mô năm sau gấp 2 lần năm trước, ít nhất là cho tới năm 2010. Đồng thời tính đến hết tháng 12 năm 2007, có 6 ngân hàng nước ngoài có nguyện vọng thành lập ngân hàng con 100% vốn điều lệ tại Việt Nam, trong số đó ví dụ như tập đoàn HSBC, họ cũng muốn tăng nhu cầu nhân lực ở VN từ 400 lên 800 người trong năm 2008.

Rõ ràng là, nhân lực ngành ngân hàng đang thiếu trầm trọng, trong khi chất lượng đầu vào lại không đủ đáp ứng.

Xét một cách tổng thể thì đội ngũ nhân sự của các NHTM Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập như: chất lượng nguồn lực còn hạn chế do kiến thức của bản thân các cán bộ ngân hàng là chưa đủ, trình độ ngoại ngữ và tin học cũng còn nhiều hạn chế dẫn đến khả năng cập nhật kiến thức chưa nhanh. Nguyên nhân một phần là do chương trình đào tạo ở các trường đại học đang bị lạc hậu so với thực tiễn. Theo báo cáo của Bộ tài chính, nội dung chương trình đào tạo, giảng dạy về tài chính ngân hàng, chứng khoán…..chưa được chuyên sâu và chuẩn hóa, chưa được cập nhật thường xuyên nên chưa phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Điều này dẫn đến tình trạng các ngân hàng tuyển dụng xong phải tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhân viên ngay tại chố các khóa ngắn ngày, tiếp đó là đào tạo theo kiểu cầm tay chỉ việc, thì những người được tuyển dụng vào mới có thể đảm nhận được công việc.

Ngoài những nguyên nhân nằm trong bản thân các nhân viên, thì các chính sách của ngân hàng cũng hạn chế sự phát triển của nhân viên: Chính sách tuyển dụng còn thiên về tình trạng quen biết làm cản trở việc lựa chọn người giỏi, chính

sách lương bổng chưa thỏa đáng khiến nhân viên giỏi không gắn bó lâu dài với ngân hàng, đây là tiền đề cho hiện tượng chảy máu chất xám.

Rõ ràng là, chất lượng nguồn nhân lực tại các NH Việt Nam còn khá nhiều bất cập, lại đang bị “chảy máu chất xám tại chỗ” do cơ chế đãi ngộ chưa cao.

Nói thêm về về năng lực quản trị - điều hành, thì mô hình quản lý của các NHTMVN nhìn chung còn nặng kiểu quản lý truyền thống, mang tính chất địa dư hành chính, rất khó khăn để phát triển mạng lưới ra bên ngoài do hạn chế về tài chính, quản trị, sức cạnh tranh. Trong khi đó, nhiều NHTM, đặc biệt các NHTMCP một số năm gần đây có xu hướng mở rộng mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch; điều này sẽ dẫn đến nguy cơ rủi ro tăng lên.

Nhưng trong thời gian gần đây, các NHTM cũng đã quan tâm hơn đến công tác đào tạo và đào tạo lại, nên trình độ cán bộ của các NHTM VN đã được nâng lên đáng kể.

2.3. Quy trình xây dựng tập đoàn tài chính – ngân hàng tại VN

Để xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng ở nước ta theo mô hình ngân hàng đa năng, đặc biệt là trên cơ sở xây dựng từ các NHTMNN hiện nay không dễ dàng, cần phải có một quy trình với một số vấn đề lớn được xử lí có hiệu quả như sau:

Một là, các ngân hàng phải tiếp tục cơ cấu lại để đủ sức đứng vững trước yêu cầu mới là hội nhập và sau đó là đủ sức cạnh tranh để phát triển.

Hai là, các NHTMNN phải hoàn thành việc cổ phần hóa để có mô hình ngân hàng đa năng để năng lực tài chính, và phương thức quản lí mới. Về năng lực tài chính thì cần phải tăng quy mô vốn điều lệ, tài sản có đi đôi với nâng cao chất lượng và khả năng sinh lời của tài sản có; giảm tỉ trọng tài sản có rủi ro trong tổng tài sản có. Tăng vốn tự có của các NHTM từ nguồn lợi nhuận để lại, phát hành cổ phiếu, trái phiếu…..Từng bước cổ phần hóa các NHTMNN theo nguyên tắc thận trọng, bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội và an toàn hệ thống ngân hàng.

Ba là, các ngân hàng thương mại phải mở rộng quan hệ đại lí, hợp tác kinh doanh, xúc tiến hiện diện thương mại (chi nhánh, liên doanh, văn phòng đại diện và hình thức pháp nhân khác) tại các thị trường tài chính khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở việt nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (kl) (Trang 69 - 72)