Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở việt nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (kl) (Trang 93 - 99)

III. Các giải pháp xây dựng mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng

2. Giải pháp vi mô

2.8. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trong hệ thống hoạt động ngân hàng, rủi ro luôn tiềm ẩn do tất cả các khâu, các công đoạn trong kinh doanh của ngân hàng thương mại đều gắn liền với sự vận động của vốn tiền tệ. Để giảm thiểu rủi ro thì một trong những yêu cầu bắt buộc là nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho tất cả cán bộ, nhân viên trong NHTM, không chỉ là trình độ chuyên môn nghiệp vụ tài chính - ngân hàng, mà còn đòi hỏi nâng cao trình độ kinh tế tổng hợp, bởi vì, có như vậy thì các NHTM mới tư vấn cho khách hàng của mình các định hướng đầu tư vốn hiệu quả, đồng thời qua đó mới thẩm định chính xác các dự án đầu tư tín dụng.

Để công tác củng cố và phát triển nguồn nhân lực được thực hiện liên tục và nhất quán, mỗi ngân hàng cần phải xây dựng được một chiến lược về quản trị nguồn nhân lực và thiết lập cơ chế thực thi chiến lược đó một cách hiệu quả. Nội dung quan trọng nhất trong mỗi chiến lược phát triển nguồn nhân lực bao gồm: a. Tìm ra phương thức tuyển dụng hiệu quả

Trên cơ sở chiến lược kinh doanh, các ngân hàng cần cân đối, xem xét nhu cầu tuyển dụng và yêu cầu tuyển dụng cụ thể với từng vị trí công việc của các phòng ban không chỉ trong hiện tại mà còn cả nhu cầu trong tương lai. Bên cạnh việc đăng quảng cáo trên các báo, trên website, các ngân hàng có thể sử dụng những hình thức khác nhau như dán poster, treo băng rôn, phân phát tờ rơi tại những nơi tiềm năng, thông thường là các trường đại học chuyên ngành, có truyền thống cung cấp nhiều nhân viên trong lĩnh vực khác nhau của ngân hàng. Ngoài ra, các ngân hàng có thể tổ chức các buổi giao lưu, giới thiệu về hình ảnh ngân hàng cũng như các chương trình tuyển dụng với sinh viên các trường.

b. Tăng cường hiệu quả đào tạo

Cần đào tạo và đào tạo lại cán bộ để thực hiện tốt các nghiệp vụ của ngân hàng hiện đại. Hơn nữa, cần tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập quốc tế, nhất là những cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng quốc tế, cán bộ thanh tra giám sát và cán bộ chuyên trách làm công tác pháp luật quốc tế, cán bộ sử dụng và vận hành công nghệ mới.

Ngoài ra, cần hoàn thiện và chuẩn hoá các quy trình nghiệp vụ và quản lý nghiệp vụ dựa trên sự tương hỗ mật thiết giữa hệ thống công nghệ - mô hình tổ chức - cơ chế điều hành các đơn vị, phòng ban. Từng bước xây dựng một hệ thống dữ liệu thông tin, phân tích, lập kế hoạch thống nhất, dần tiến tới tự động hoá các nghiệp vụ ngân hàng.

c. Xây dựng cơ chế thưởng phạt công bằng và hợp lí

Cùng với việc tìm nguồn và đào tạo nhân lực đầu vào, các ngân hàng cũng cần phải xây dựng chế độ đãi ngộ minh bạch, hợp lí, đồng thời có cơ chế thưởng phạt rõ ràng. Cần có một cơ chế lương thưởng xứng đáng cho người lao động, sao cho thu nhập từ ngân hàng, các nhân viên không chỉ đủ duy trì cuộc sống mà còn có thể làm giàu chính đáng, từ đó họ sẽ chuyên tâm làm việc và cống hiến cho ngân hàng. Điều này vừa có tác dụng khuyến khích sự cống hiến của người lao động và thu hút nhân tài. Đồng thời, một cơ chế kỉ luật phù hợp thích đáng, đảm bảo sự công bằng và nghiêm minh sẽ giúp ngăn ngừa các hành vi xấu mang tính trục lợi, gây ảnh hưởng tới lợi nhuận và uy tín của ngân hàng.

d. Tạo lập một môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp

Để xây dựng một môi trường làm việc như thế đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn của ban lãnh đạo cũng như tập thể nhân viên mỗi cơ quan ngân hàng. Yêu cầu trước tiên là mỗi ngân hàng cần xây dựng qui trình, lề lối làm việc một cách rõ ràng. Các ngân hàng cần xây dựng được những cơ chế để nhận biết và tôn vinh những nỗ lực cá nhân, thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhân viên. Xác định những giá trị văn hóa riêng có của ngân hàng mình, tạo ra một phong cách khác biệt cho nhân viên của ngân hàng chính là để tạo ra niềm tự hào riêng cho mỗi nhân viên về ngân hàng mình. Điều này thể hiện qua trang phục, cách bài trí trong phòng làm việc, logo, biển hiệu….của ngân hàng. Những hoạt động sinh hoạt tập thể văn hóa, văn nghệ thể thao cũng cần được chú trọng khai thác và tổ chức hiệu quả. Những cuộc thi kiến thức, thi đấu thể thao trong nội bộ ngân hàng hoặc với các ngân hàng bạn, những chuyến đi dã ngoại hoặc lao động công ích vào ngày nghỉ sẽ giúp nhân viên thư giãn, nâng cao sức khỏe và tái tạo sức lao động. Quan trọng hơn, các chuyến giao lưu này sẽ tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, củng cố sự đoàn kết, thân thiện và gắn bó lẫn nhau.

KẾT LUẬN

Tập đoàn hóa doanh nghiệp nói chung, tập đoàn hóa các ngân hàng thương mại nói riêng là xu thế tất yếu của quá trình đa năng hóa trong phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập. Vấn đề là không thể lẩn tránh thách thức, không thể chống lại xu thế khách quan, do đó phải chủ động nhận dạng, phân tích và ứng phó thích hợp trên cơ sở tôn trọng và khai thác tối đa những mặt tích cực của các qui luật thị trường cũng như qui luật toàn cầu hóa hiện nay.

Hội nhập kinh tế quốc tế vừa là cơ hội, vừa là thách thức với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như các ngân hàng thương mại nói riêng. Ngành Ngân hàng Việt Nam có điều kiện tranh thủ khai thác các ngân hàng nước ngoài về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ … Đồng thời, tiến trình hội nhập cũng tạo ra động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và nâng cao tính minh bạch của hệ thống NHTM, đáp ứng các cam kết với các định chế và tổ chức thương mại quốc tế.

Như vậy, hội nhập quốc tế tạo ra nhiều thuận lợi và cơ hội cho các ngân hàng Việt Nam phát triển thành một hệ thống ngân hàng hoạt động năng động, an toàn, hiệu quả và phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Song, nó cũng đưa đến không ít thách thức các NHTM VN phải đối mặt trong quá trình cạnh tranh với các tập đoàn hùng mạnh trên thế giới đã và sẽ vào Việt Nam. Với qui mô và trình độ công nghệ như hiện nay, các NHTM nước ta khó giành được thắng lợi trong cạnh tranh quốc tế. Việc hình thành một tập đoàn tài chính - ngân hàng đủ mạnh, kinh doanh đa năng với nguồn lực tài chính lớn là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của NHTM Việt Nam. Bởi vậy nghiên cứu mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng tại Việt Nam là sự chuẩn bị tích cực, chủ động của ngành ngân hàng cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, có thể rút ra kết luận:

Nhìn chung, ở một mức độ nhất định, đã có một số dấu hiệu và đặc điểm cơ bản của tập đoàn tài chính - ngân hàng hội tụ trong các NHTM ở Việt Nam mà đặc biệt là các NHTMNN. Đó là những dấu hiệu, đặc điểm liên quan đến qui mô nguồn vốn, phạm vi hoạt động, khả năng chi phối thị trường và đặc biệt là xu hướng mở rộng các hoạt động chức năng vượt ra khỏi các phạm vi hoạt động truyền thống. Tuy nhiên, để chuyển đổi những NHTM với những đặc tính nêu trên thành các tập đoàn tài chính - ngân hàng với đúng nghĩa của nó, cần một sự nỗ lực cũng như phối hợp đồng bộ, từ việc hình thành khuôn khổ pháp lí vĩ mô hoàn chính đến hoàn thiện cơ cấu sở hữu cũng như nâng cao năng lực tài chính và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ của các ngân hàng thương mại.

Hi vọng rằng, kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ góp phần vào việc thúc đẩy cho quá trình xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam được nhanh chóng và hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dự thảo Luật các Tổ chức tín dụng.

2. Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, các số năm 2008.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, các số năm 2008.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (5/2005), “Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”, Tài liệu hội thảo bàn về việc xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng và hoàn thiện khuôn khổ thể chế để thúc đẩy phát triển dịch vụ ngân hàng và hoàn thiện thể chế để thúc đẩy phát triển dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế tháng 5 năm 2005.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2006), Xây dựng mô hình tập đoàn tài

chính - ngân hàng ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học. NXB Văn hóa

thông tin. Hà Nội.

6. Ngô Quốc Kỳ (2005), Hoàn thiện pháp luật về hoạt động của ngân hàng thương

mại trong nền kinh tế thị trường Việt Nam. NXB Tư pháp. Hà Nội.

7. Nguyễn Ngọc Oánh - Phạm Ngọc Phong (1996), Ngân hàng Việt Nam quá trình

xây dựng và phát triển. Chế bản. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.

8. Nguyễn Hữu Nghĩa (2008), Hệ thống ngân hàng Việt Nam tiếp tục vững

bước tiến vào năm 2008. Tạp chí Ngân hàng số 2,3 Xuân Mậu Tý 2008.

9. PGS.TS Nguyễn Đắc Hưng (2008), Một số suy nghĩ về chính sách tiền tệ và hoạt

động ngăn hàng năm 2007. Tạp chí ngân hàng số 2,3 Xuân Mậu Tý 2008.

10.Peter Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại. NXB Tài chính. Hà Nội 11.TS Nguyễn Trọng Tài, Cạnh tranh của các ngân hàng thương mại nhìn từ

góc độ lý luận và thực tiễn tại Việt Nam.

12. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. NXB Chính trị quốc gia Hà

Nội, 2001.

14.The Economist, May 20th 2006, A survey of International Banking 15.VinaCapital, August 15th 2006, Banking sector report.

16.Thông tin trên các trang web

www.forbes.com www.cnn.com www.uob.com www.sbv.gov.vn www.bankokbank.co.tl maybank.com.my

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở việt nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (kl) (Trang 93 - 99)