Các cơng ty, xí nghiệp trong một đất nước muốn có sự đột phá thì họ cần phải duy trì được sự đổi mới khơng ngừng nghỉ để có thể theo kịp được nhịp độ của thị trường. Trong tồn bộ q trình đó, các cơng ty cần khơng ngừng cạnh tranh lẫn nhau, đồng thời gây áp lực lẫn nhau để có thể tạo ra được những bước đột phá và nâng cao được chất lương của sản phẩm - dịch vụ mà họ đã cung cấp. Việc cạnh tranh gay gắt đã hình thành nên một mơi trường cạnh tranh hồn hảo dành cho các doanh nghiệp.
Để có thể nâng cao được hiệu quả của các hoạt động sản xuất và tăng được năng suất lao động thì các cơng ty, doanh nghiệp trong nước cần phải khơng ngừng tìm tịi, đưa ra, đóng góp các ý kiến, phát huy tính sáng tạo của mình, tìm cách cải tiến và áp dụng được các trang máy móc thiết bị hiện đại. Đây chính là điểm lợi của mơi trường cạnh tranh nội địa, buộc các công ty trong nước có thể đột phá nhằm đương đầu với các đối thủ cạnh tranh trên trường quốc tế. Chẳng hạn, một công ty khi sản phẩm của họ đã đến giai đoạn suy giảm thì cơng ty đó cần phải tìm cách để cải tiến sản phẩm đó hoặc phải thay thế bằng một sản phẩm mới hồn tồn để có thể phù hợp với thị trường nhằm duy trì khả năng cạnh tranh của mình. Có nhiều phương thức cạnh tranh khác nhau: hoạt động ưu đãi, hoạt động Marketing,... Ngồi ra cịn có các hình thức cạnh tranh khác như khoa học cơng nghệ. Thành cơng trong q trình đổi mới là dấu hiệu và minh chứng sự phát triển của một ngành, thu hút thêm sự gia nhập của các doanh nghiệp mới.
Trong điều kiện sản xuất giữa các nước trên thế giới là như nhau, thì việc cạnh tranh nội địa sẽ làm mất đi tính ỷ lại của các doanh nghiệp dựa vào các điều kiện đó. Việc các doanh nghiệp trong nước ganh đua với nhau sẽ giúp cho các doanh nghiệp đó khơng chỉ có nền tảng bền vững và kinh nghiệm sẵn có khi đối đầu với các đối thủ quốc tế mà đồng thời cịn có thể khai thác và phát huy tối đa hiệu quả của các nguồn tài nguyên. Ngược lại, nếu khơng có sự tồn tại củacạnh tranh nội địa, các doanh nghiệp đó chỉ có thể hoạt động và tồn tại một cách
trì trệ dựa trên những nguồn tài nguyên mà quốc gia đem lại.
Tóm lại, cạnh tranh nội địa là yếu tố thiết yếu đối với sự phát triển của các doanh nghiệp, cũng như đối với các ngành nghề của một quốc gia. Nếu khơng có mơi trường cạnh tranh, chỉ tồn tại biểu hiện độc quyền sản phẩm thì các doanh nghiệp, các ngành và quốc gia đó sẽ trì trệ, kém phát triển. Ngồi ra, tất cả các quốc gia cũng cần chủ trọng đến các lợi thế các trong mơ hình, nếu không sẽ không thể phát huy và đạt được hiệu quả một cách tối đa.