Theo số liệu uy tín nhất thuộc VITAS - Hiệp hội dệt may Việt Nam cho thấy thị trường hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu và nội địa trong năm 2018 có mức tăng trung bình vào loại top đầu của thế giới (tăng 16,2% so với năm 2017), vượt qua nhiều đối thủ sừng sỏ khác trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh. Và để đạt được con số đáng khích lệ ấy, các cơng ty trong nước ln phải đối đấu khá căng thẳng với nhau nhằm chiếm được lòng tin của ngườitiêu dùng Việt cũng như thị phần. Ngoài những thương hiệu đã quá quen thuộc
với người tiêu dùng trong nước như Việt Tiến, May 10 hay chuỗi các thương hiệu thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam, thị trường nội địa cịn có sự tham gia của nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng trên khắp thế giới cũng như các doanh nghiệp có vốn FDI.
Ngồi sự hấp dẫn đến từ sự biến đổi đáng kinh ngạc cũng như những tiềm năng đã được thừa nhận của ngành may mặc nước ta, yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến việc có qua nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực dệt may dẫn đến việc cạnh tranh trong ngành trở nên ngày một gay gắt đó là rào cản gia nhập ngành so với các ngành công nghiệp khác được cho là ở mức độ thấp. Với ngành may, đây là ngành sản xuất yêu cầu có sự tham gia của nguồn nhân cơng dồi dào có trình độ chỉ ở mức trung bình - khá, khơng cần phải đầu tư quá nhiều vốn cũng như địi hỏi các trang cơng nghệ, thiết bị sản xuất, trụ sở, nhà xưởng, kĩ thuật quá hiện đại nên không tốn nhiều chi phí đầu tư. Khơng chỉ vậy, do rất nhiều các công ty may mặc đều chú trọng vào các khâu gia công đơn giản nên thường áp dụng các dây chuyền sản xuất khá giống nhau dẫn đến việc gần như các sản phầm của họ khơng có sự khác biệt nào đáng kể về mặt đặc trưng sản phẩm. Đây cũng là một lí do khiến cho mức độ đối đầu giữa các công ty thuộc ngành may khá khốc liệt.
Với ngành dệt, công ty muốn được tham gia ngành này cần đặc biệt chú ý đầu tư hơn vào công nghệ, trang thiết bị kĩ thuật cũng như cần nhiều vốn đầu tư hơn để nhập khẩu các nguyên liệu sản xuất đầu vào như bông, sợi so với việc chú trọng vào lao động như ngành may. Vì vậy, rào cản tham gia ngành này cũng lớn hơn một cách tương đối so với ngành may. Khơng chỉ vậy, với những địi hỏi trên cũng làm mức độ đối đầu trong ngành dệt trở nên ngày một gay gắt, thậm chí hơn so với ngành may. Điều này đã được thể hiện trong năm 2018 khi số lượng công ty tham gia vào mảng dệt báo lỗ, phải cắt giảm mảng dệt do làm ăn kém hiệu quả tăng nhẹ so với năm 2017. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệpcó vốn FDI cũng như các doanh nghiệp đến từ nước khác thì đây khơng
phải là
một thử thách lớn đối với họ.