Về nguồn laođộng

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG mô HÌNH KIM CƯƠNG của MICHAEL PORTER để PHÂN TÍCH NĂNG lực CẠNH TRANH của NGÀNH dệt MAY VIỆT NAM (Trang 77 - 80)

- Sợi (kéo từ xơ cắt ngẩn) 1000 Tần 90 01 300 2

3.1.1 Về nguồn laođộng

Do dệt may là ngành nghề sản xuất cần phải sử dụng đến nhiều nhân công nên việc đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao số lượng, chất lượng nguồn nhân lực làm việc trong ngành là vấn đề vô cùng quan trọng và cần được tiến hành nhanh nhất có thể. Chất lượng của người lao động tham gia làm việc trong ngành được cải thiện cũng sẽ góp phần khơng nhỏ vào việc tạo dựng, bồi đắp những ấn tượng tốt về các doanh nghiệp dệt may trong nước nói riêng cũng như tồn ngành dệt may Việt Nam nói chung trong mắt bạn bè quốc tế. Khơng chỉ vậy, khi trình độ của người lao động được chú trọng đào tạo khiến cho năng suất của họ ngày một tăng cũng sẽ kéo theo hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt lên, đóng góp cho sự phát triển tồn ngành, tạo cơ sở và nền tảng cho việc phát triển nền kinh tế đất nước.

Có thể thấy sự tăng trưởng ngày một nhanh của ngành dệt may nước ta trong những năm gần đây đã kéo theo nhu cầu về lượng lao động làm việc trong ngành tăng theo. Tuy nhiên, do số lượng và chất lượng các cơ sở đào tạo trong nước vẫn còn đang ở mức hạn chế nên khó có khả năng đáp ứng tốt những nhu cầu đó. Chính vì vậy, Chính phủ cũng như các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may cần có sự đầu tư xây dựng, phát triển về mọi mặt cho các trung tâm đào tạo phục vụ cho ngành. Tiến hành những giải pháp nhằm củng cố và tăng cường mối liên kết bền vững giữa các cơ sở giảng dạy và các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may giúp phát triển hệ thống đào tạo ngày một tiên tiến, hiện đại. Cần lên kế hoạch, cân nhắc kĩ và tiến hành việc thành lập các trường đại học, cao đẳng trong nước đào tạo chuyên sâu về các vấn đề phức tạp như kỹ thuật và thiết kế trong lĩnh vực dệt may. Nội dung chương trình giảng dạy trong nhà trườngcần bám sát các vấn đề về kỹ thuật, công nghệ, cách lắp ráp, vận hành các trang thiết bị, máy móc đi kèm với các kĩ năng về thiết kế, marketing và phát triển sản phẩm. Chú ý trong việc nội dung đào tạo phải phù hợp với thực tiễn, môi trường làm việc trong ngành, tránh việc quá đi sâu, chú trọng vào việc giảng dạy lí thuyết mà quên đi việc thực hành. Trong suốt quá trình học tập, học việc bên cạnh kiến thức chuyên ngành còn cần được giáo dục về các kỹ năng mềm, phong cách làm việc chuyên nghiệp và kỹ năng làm việc theo nhóm. Điều này giúp cho người học khơng chỉ có chun mơn vững vàng mà cịn có tác phong, thái độ làm việc mẫu mực, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp sau này.

Về phía các doanh nghiệp, bên cạnh việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sản xuất, họ cần tập trung tới việc đào tạo các nhân viên quản lí khơng chỉ về trình độ chun mơn trong ngành mà cịn cả về các kỹ năng, kiến thức liên quan đến việc quản lý sản xuất, kinh doanh cũng như các kĩ năng ứng trong từng tình huống khác nhau, có năng lực đàm phán, thương thuyết và sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong cơng việc. Các cơng ty cũng cần có những kế hoạch quản lý thích hợp nhằm tận dụng tối đa nguồn nhân lực hiện tại, phối hợp với trung tâm

đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực, đảm bảo mức lương hợp lí cho người lao động và phù hợp với điều kiện tài chính của doanh nghiệp mình nhằm giúp cho người lao động n tâm cơng tác, góp phần thúc đẩy năng suất lao động của họ tăng cao. Chú trọng tới việc hợp tác với các chuyên gia, công ty đến từ các quốc gia nước ngồi nhằm có được sự hợp tác từ phía họ trong việc huấn luyện kỹ năng cho lao động, chú ý lồng ghép các điều khoản đào tạo về trình độ quản lý cho nhân viên cấp cao, vận hành máy móc trước khi thực hiện kí hợp đồng nhập khẩu các trang thiết bị hiện đại.

Bên cạnh đó, Chính phủ và Hiệp hội dệt may Việt Nam cần đưa ra những chính sách giúp các doanh nghiệp trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho ngành, nhất là đối với các bước tạo ra giá trị giatăng mà ngành dệt may Việt Nam cịn yếu như: se sợi, dệt, nhuộm. Khơng chỉ vậy, Nhà nước cần có sự hợp tác giữa các trường đại học, cao đẳng đào tạo có các chuyên ngành liên quan đến dệt may nhằm đưa ra các phương hướng cho sinh viên phục vụ cho việc hướng nghiệp, thu hút thêm nhiều sinh viên theo học các ngành này, ví dụ như hỗ trợ một phần học phí, cấp học bổng khuyến học cùng với việc lựa chọn những sinh viên giỏi, có năng lực và tư duy sáng tạo để gửi sang nước ngoài đào tạo về các chuyên ngành phức tạp như dệt, nhuộm. Điều này đã dần được xem xét và đưa vào thực hiện. Bằng chứng là việc Chính phủ đã ban hành Quyết định số 12/2011/QĐ - TTG về chính sách hỗ trợ phát triển nguồn lao động không chỉ cho lĩnh vực dệt may mà cịn cho các ngành cơng nghiệp mũi nhọn sử dụng công nghệ cao khác trong cả nước “Tiến hành việc hỗ trợ kinh phí từ các nguồn ngân sách nhà nước hoặc nguồn vốn ODA cho các khoa, viện chuyên ngành của các trường đại học và cao đẳng trong cả nước nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng phục vụ cho các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao tại Việt Nam”. Các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước đã tạo thuận lợi cho lực lượng lao động tay nghề cao làm việc trong ngành có thêm nhiều cơ hội được trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ, tay nghề, khuyến khích họ học tập và rèn luyện ngày một tốt hơn.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG mô HÌNH KIM CƯƠNG của MICHAEL PORTER để PHÂN TÍCH NĂNG lực CẠNH TRANH của NGÀNH dệt MAY VIỆT NAM (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w