- Sợi (kéo từ xơ cắt ngẩn) 1000 Tần 90 01 300 2
3.2 Giải pháp về chiến lược, cơ cấu các doanh nghiệp trong ngành
Với xu hướng thay đổi của ngành dệt may trên thế giới từ gia công, sản xuất các sản phẩm đơn thuần được chuyển sang việc phát triển và cung cấp chuỗi các dịch vụ dệt may trọn gói, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng cần phải thay đổi phương thức sản xuất dệt may của doanh nghiệp mình từ gia cơng thông thường là CMT sang các phương thức sản xuất tiên tiến và hiện đại hơn như OEM và ODM. Các phương thức sản xuất hiện đại trên khơng chỉ góp phần làm tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp dệt may trong nước cho mỗi đơn hàng từ 20% - 30% mà còn giúp họ thu hút được thêm nhiều khách hàng hơn từ thị trường trong nước cũng như trên thế giới do những dịch vụ tiện ích như cung ứng nguyên liệu đầu vào, đưa ra các thiết kế,..từ các phương thức sản xuất hiện đại trên mà phương thức CMT khơng có được, qua đó nâng cao uy tín của các tập đồn Việt.
Đối với phương thức sản xuất tốt nhất là ODM yêu cầu các doanh nghiệp phải đáp ứng tốt cả 3 công đoạn dệt-nhuộm-may cùng với các khâu cung cấp nguyên vật liệu, thiết kế, phát triển và tiếp thị sản phẩm nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, điểm yếu cố hữu của hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may Việt Nam lại đang nằm ở các khâu phức tạp như dệt, nhuộm. Việc cung cấp nguyên vật liệu, thiết kế, phát triển và tiếp thị sản phẩm ra thị trường cũng đang cịn rất yếu. Chính vì vậy, để có thể chuyển đổi phương thức sản xuất thành cơng địi hỏi nỗ lực khơng chỉ của riêng bản thân doanh nghiệp mà còn cả sự hợp tác của doanh nghiệp với những đối tác khác nhằm phát triển điểm mạnh sẵn có, cải thiện những yếu điểm của bản thân. Một vàibiện pháp mà doanh nghiệp có thể cân nhắc thực hiện bao gồm lên kế hoạch lôi
kéo, thu hút các nhà đầu tư đến từ các quốc gia khác trên thế giới có ưu thế về các loại nguyên liệu bơng, sợi cịn thiếu hụt tại nước ta, tiến hành đầu tư, nghiên cứu các phương pháp canh tác hiệu quả vào những vùng có lợi thế về trồng cây nguyên liệu trên khắp cả nước nhằm đảm bảo nguồn cung phụ liệu có sẵn, tránh lệ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngồi. Nhờ đó giúp cho các doanh nghiệp dệt may ổn định sản xuất, đồng thời tăng tỉ lệ các nguyên liệu nội địa cho các mặt hàng dệt may xuất đi nước ngoài. Các doanh nghiệp cũng cần tiến hành thúc đẩy các quan hệ hợp tác toàn diện đối với các đối tác nước ngồi có lợi thế về các cơng nghệ dệt may hiện đại nhằm học hỏi kinh nghiệm về các khâu phức tạp từ họ. Nhập khẩu máy móc tiên tiến, các trang thiết bị hiện đại sao cho tiềm lực tài chính của doanh nghiệp có thể đáp ứng được. Xem xét lại cơng tác tuyển dụng, có nhiều khóa đào tạo, phát triển chun mơn của từng bộ phận từ thiết kế đến tiếp thị để đưa sản phẩm ra thị trường.
3.3Giải pháp về cầu trong nước
Đất nước phát triển theo từng ngày kéo theo nền kinh tế cũng vậy, thu nhập bình quân của người dân tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây kéo theo sự tăng lên về nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng trong nước. Trong đó
ngành dệt may cũng là ngành nghề có nhu cầu tiêu thụ tăng lên tương đối lớn. Nhu cầu của người dân về thời trang may mặc ngày càng cao, đòi hỏi của thị trường với các hàng may mặc ngày càng lớn, ngồi chất lượng thì mẫu mã, phong cách thời trang của sản phẩm cũng càng ngày càng tăng lên.
Để bắt kịp được đòi hỏi lớn của thị trường trong nước, thay vì như trước đây các cơng ty dệt may lớn của nước ta chủ yếu nhắm đến sản xuất các sản phẩm cao cấp để xuất khẩu và nhận gia cơng cho các cơng ty đến từ nước ngồi, ngồi ra các doanh nghiệp vừa và nhỏ đa phần là sản xuất hàng gia cơng hoặc có thì các sản phẩm sản xuất phục vụ thị trường trong nước có mẫu mã ít đa dạng chất lượng khơng cao, các doanh nghiệp nên tập trung hơn vào thị trường trongnước, sản xuất các sản phẩm phù hợp với thị hiếu và khả năng kinh tế của phần
đông người dân. Tăng cường việc giới thiệu rộng rãi các sản phẩm dệt may của công ty trong nước với người dân do hiện nay thị trường trong nước vẫn chưa có nhiều thương hiệu nội địa uy tín. Qua đó giúp người dân biết đến nhiều hơn các sản phẩm may mặc nội địa, thu hút tiêu thụ sản phẩm có xuất xứ nội địa nhờ đó tận dụng được tối đa tiềm năng sẵn có của thị trường nội địa.
Ngồi ra Chính phủ cũng cần có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ các sản phẩm may mặc của nước ta tiêu thụ tại thị trường trong nước từ đó tạo động lực sản xuất, tăng lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm sản xuất trong nước cạnh tranh với các hãng thời trang lớn có tên tuổi khác của nước ngồi.
3.4Giải pháp cho các ngành hỗ trợ và liên quan 3.4.1 Ngành nguyên liệu
Quy hoạch xây dựng vùng nguyên liệu cho ngành dệt. Khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh đối với các vùng sản xuất tơ sợi trong nước. Chính phủ cũng cần có các chính sách khuyến khích vốn giúp người dân sản xuất cải tiến dây chuyền phục vụ sản xuất thu hoạch sản phẩm đặc biệt là với các sản phẩm như bông sợi, tơ tằm tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành tơ sợi tự nhiên của nước ta phát triển.
Trong ngành trồng bông cần thiết phải đầu tư đổi mới các máy móc, trang thiết bị, cải tiến dây chuyền sản xuất, dệt sợi tiên tiến hiện đại hơn. Phải có các chiến lược giúp đồng bộ, kết nối vùng sản xuất với vùng chế biến, nhờ đó làm
tăng năng xuất, chất lượng sợi. Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất trong nước sử dụng sợi bơng nội địa.
Ngồi ra ngành trồng dâu ni tằm tại nước ta hiện nay tuy có nhưng diện tích cịn ít, các hộ sản xuất chủ yếu là nhỏ lẻ manh mún, kỹ thuật sản xuất tương đối yếu kém nên năng suất cho ra sản phẩm còn thấp. Để có thể khắc phục và cải thiện được tình trạng này thì cịn cần phải có sự nỗ lực khơng ngừng từ cácphía, đưa ra các sách lược cụ thể và áp dụng kĩ thuật hiện đại, tiên tiến nhờ đó có
thể chun mơn hóa vùng sản xuất.
3.4.2 Ngành thời trang
Các doanh nghiệp sản xuất để tạo thêm lợi thế so với các sản phẩm khác ngồi cần chất lượng tốt thì mẫu mã sản phẩm cũng là một nhân tố không thể thiếu. Doanh nghiệp cần đầu tư phát triển mẫu mã sản phẩm sao cho đa dạng và phù hợp với xu thế tiêu dùng của thị trường trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thời trang cũng cần chú trọng phát triển ngành tại thị trường trong nước nhiều hơn, tạo tiền đề cho ngành thời trang nước ta phát triển.
Do ngành thời trang hay thiết kế thời trang cũng là ngành nghề tương đối mới tại nước ta nên nó chưa thực sự được quan tâm, phát triển cũng như có các trường đào tạo chất lượng, nhưng thời trang là một yếu tố rất quan trọng để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm dệt may nước ta. Do đó để ngành thời trang phát triển khơng chỉ cần sự thay đổi của các doanh nghiệp sản xuất mà cịn cần thay đổi về chính sách phát triển ngành, cần có các trường đào tạo bài bản, chất lượng cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuất cao.