Cơ hội đối vớingành dệtmay ViệtNam

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG mô HÌNH KIM CƯƠNG của MICHAEL PORTER để PHÂN TÍCH NĂNG lực CẠNH TRANH của NGÀNH dệt MAY VIỆT NAM (Trang 72 - 77)

- Sợi (kéo từ xơ cắt ngẩn) 1000 Tần 90 01 300 2

2.2.6. Cơ hội đối vớingành dệtmay ViệtNam

Biến cố đầu tiên mà các công ty của Việt Nam phải đối mặt trong năm qua đó là sự biến động của giá nguyên liệu đầu vào trên thế giới, đặc biệt là bơng đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến ngành dệt may Việt Nam. Cụ thể là trong năm 2018, giá bơng sợi trên thị trường quốc tế có sự biến động tương đối lớn. Theo các con số được đưa ra bởi Hiệp hội bông sợi Việt Nam, giá bông trên thị trường đỉnh điểm lên tới 89,95 USD cent/Pound cao hơn 5,95 USD cent/pound so với dự đốn trước đó của Hội đồng Tư vấn Bơng Quốc tế (ICAC) cho giá bông năm 2018 là 84 USD cent/pound. Nguyên nhân được đưa ra cho sự tăng giá này của bông sợi trên thị trường thế giới là do theo thống kê của ICAC lượng bông tồn kho cuối vụ mùa giảm 220.000 tấn còn 17.93 triệu tấn, đây là mức tồn kho thấp nhất kể từ năm 2011 đến nay. Thêm nữa vụ mùa năm 2018 quốc gia sản xuất bông lớn nhất thế giới, Ân Độ cũng bị mất mùa vì dịch sâu hồng hại bơng và dự báo diện tích trồng cây sẽ giảm còn 12 triệu ha. Những vấn đề trên tác động trực tiếp đến sản lượng bông trên thị trường quốc tế đẩy giá bông tăng cao.

Việt Nam chúng ta là nước có lượng nhập khẩu bơng sợi tương đối lớn, ngành dệt may Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Giá bông thế giới tăng đã tác động trực tiếp tới việc sản xuất của các doanh

nghiệp trong nước làm phát sinh thêm nhiều loại chi phí, ngồi ra nhiều doanh nghiệp sản xuất cịn chịu khó khăn thua lỗ cho các đơn hàng nhận sản xuất từ trước khi giá bông sợi đầu vào tăng.

Một trong những sự kiện khác gây ảnh hưởng đáng kể đến việc tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng dệt may của Việt Nam sang nước ngồi có xu hướng chậm lại đó là việc các doanh nghiệp của nước ta đã bị Chính phủ các nước đối tác áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Bằng chứng là chỉ trong vòng 8 năm từ 2011 - 2018, theo số liệu được đưa ra bởi Bộ Công Thương, số lượng các vụ kiện liên quan đến các sản phẩm dệt may từ các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là xơ, sợi xuất khẩu chỉ đứng sau các sản phẩm thép với 10 vụ kiện, 7 vụ kiện trong đó liên quan tới chống bán phá giá, 3 vụ kiện liên quan tới việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại từ Thổ Nhĩ Kì, Ân Độ, Mỹ, EU. Đặc biệt là chỉ riêng trong năm 2018, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải hứng chịu tới 3 vụ kiện chống bán phá giá từ các đối tác chiến lược về xuất khẩu sợi với việc Ân Độ điều tra chống bán phá giá sợi polyeste, Mỹ điều tra sợi nylon flament và với Thổ Nhĩ Kì là sợi thành phẩm. Khơng chỉ vậy, chính họ cũng đang bị đối tác nhập khẩu tơ sợi chủ lực là Thổ Nhĩ Kì áp thêm loại thuế chống bán phá giá đổi với hàng sợi polyeste nhân tạo hay những loại tơ sợi tổng hợp kể từ năm 2014.

Theo báo cáo được đưa ra bởi VITAS, các vụ kiện cùng với việc bị áp thuế chống bán phá giá từ các quốc gia đối tác nước ngoài đã khiến tốc độ tăng trưởng kim ngạch mặt hàng sơ - sợi xuất khẩu sang các quốc gia khác trên thế giới giảm nhanh với doanh thu đạt 3,9 tỷ USD trong năm 2018, chỉ tăng 9,7% so với 18,7% của năm 2017. Cá biệt đối với 2 thị trường là Thổ Nhĩ Kì và Ân Độ, doanh thu xuất khẩu thu về từ sợi cịn có chiều hướng giảm, trong đó kim ngạch xuất khẩu sợi sang Thổ Nhĩ Kì giảm mạnh nhất từ 221 triệu USD vào năm 2017 xuống cịn 161,9 triệu USD vào năm 2018. Theo ơng Vũ Đức Giang, chủ tịch VITAS cho biết, các vụ kiện chống bán phá giá liên tiếp xảy ra cùng với việc bị áp thuế chống bán phá giá cũng khiến cho nhiều doanh nghiệp trở nên dè dặt hơn trong việc xuất khẩu các loại sợi thành phẩm sang các quốc gia kể trên, nhiều loại sợi thành phẩm cũng gặp nhiều khó khăn hơn khi xuất sang các quốcgia như Thổ Nhĩ Kì làm thiệt hại hàng trăm triệu USD doanh thu từ các đơn hàng bị mất. Điều này khiến cho cơ hội xuất khẩu các loại sản phẩm dệt may, đặc biệt là các sản phẩm từ sợi sang các thị trường kể trên ngày một khó khăn hơn.

Bên cạnh những biến động tiêu cực xảy ra thì cũng có những dấu hiệu tích cực cho sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam. Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc bắt đầu với việc Mỹ áp đặt thuế suất cao đối với 818 mặt hàng của Trung Quốc và ngược lại, thì sản lượng hàng hóa dệt may được nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ đã giảm sút một cách rõ rệt. Theo đó, sự dịch chuyển sản xuất từ nước lớn sang các nước sản xuất khác (trong đó có Việt Nam), đặc biệt ngành dệt may đã có những bước đột phá lớn. Tại Mỹ, tổng giá trị doanh thu thu về được của ngành dệt may Việt Nam trong năm 2018 tăng 13,7% so với năm 2017. Riêng trong năm 2019, số lượng đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ đã đạt mức chỉ tiêu, thậm chí có những doanh nghiệp vượt chỉ tiêu đề ra trong năm. Lượng cầu thay đổi đối với sản phẩm dệt may thay đổi tác động trực tiếp tới sự biến đổi của các doanh nghiệp sản xuất nói riêng và tồn ngành

dệt may nước ta nói chung. Đây là động lực cho thấy sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam trong tương lai.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG Lực CẠNH TRANH CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY TẠI VIỆT NAM 3.1Giải pháp cho các yếu tố sản xuất đầu vào

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG mô HÌNH KIM CƯƠNG của MICHAEL PORTER để PHÂN TÍCH NĂNG lực CẠNH TRANH của NGÀNH dệt MAY VIỆT NAM (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w