Các yếu tố sản xuất 1Lao động

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG mô HÌNH KIM CƯƠNG của MICHAEL PORTER để PHÂN TÍCH NĂNG lực CẠNH TRANH của NGÀNH dệt MAY VIỆT NAM (Trang 44 - 47)

Lực lượng lao động là yếu tố không thể thiếu cho sự phát triển của ngành dệt may nước ta. Theo số liệu báo cáo thu được của Tổng cục Thống kê ViệtNam cho thấy, số lượng lao động hoạt động trong ngành dệt may tính đến năm 2018 chiếm tỉ lệ khoảng 5% tổng lực lượng lao động cả nước, trong đó 80% là lao động nữ. Tuy nhiên, lực lượng lao động của ngành dệt may nước ta khơng tập trung do đó 70% doanh nghiệp dệt may là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với dưới 300 nhân công, gần 25% số lượng doanh nghiệp có từ 300 - 1000 nhân cơng, số doanh nghiệp có từ trên 1000 nhân công trở lên chỉ chiếm tỉ lệ rất ít, rơi vào khoảng 6%. Lao động trong ngành dệt may nước ta hiện nay chủ yếu tập trung tại các doanh nghiệp quốc doanh và các doanh nghiệp sở hữu vốn FDI với 2/3 tổng số lượng lao động toàn ngành.

Lực lượng lao động trong ngành dệt may nước ta có thể chia thành 3 bộ phận chính là lao động quản lý, kỹ thuật và lực lượng tham gia trực tiếp quá trình sản xuất.

a) Lao động quản lý

Là lực lượng lao động giữ vai trò là các nhà quản lý trong doanh nghiệp, công ty. Theo Báo cáo thực trạng của ngành dệt may - Bộ Công Thương, đây là lực lượng đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng, một số đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm nên khả năng chun mơn tương đối tốt nhưng trình độ về quản lý cịn kém. Hiện nay lao động quản lý trong các cơng ty trưởng thành từ cơng nhân bậc cao vì vậy khả năng học hỏi các phương thức sản xuất, kỹ thuật hiện đại mới cịn có sự hạn chế nhất định. Đó cũng là một trong những lí do dẫn đến việc tuy lao động có tay nghề kỹ thuật cao, người Việt trong các doanh nghiệp nước ngoài rất nhiều nhưng lao động quản lý người Việt lại chiếm rất ít.

Là lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao và hoạt động trong lĩnh vực thiết kế sản phẩm của các doanh nghiệp. Lực lượng lao động kỹ thuật trong ngành dệt may nước ta hiện nay chiếm tỷ lệ ít. Đặc điểm của ngành may mặc nước ta chủ yếu là gia cơng hàng hóa, khơng coi trọng việc phát triển mẫumã sản phẩm, đa phần là theo mẫu của khách hàng hoặc sản xuất theo các mẫu

sản phẩm đã có sẵn. Vì vậy lực lượng lao động kỹ thuật của nước ta hiện nay chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ.

Hiện nay, với sự tham gia hội nhập vào các diễn đàn quốc tế, đi kèm theo đó là sự phát triển của kinh tế đất nước cũng như ngành dệt may nước ta, các doanh nghiệp trong nước đã dần thay đổi định hướng phát triển tập trung hơn vào mẫu mã sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh giữa các sản phẩm với nhau, nhưng một vấn đề khác phát sinh đó là lực lượng lao động kỹ thuật của nước ta chưa đáp ứng được những nhu cầu đó. Mơi trường đào tạo và thiết kế thời trang, kỹ thuật thời trang của nước ta còn hạn chế, chưa đủ sức hấp dẫn đối với sinh viên nên số lượng lao động kỹ thuật hàng năm được đào tạo chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Ngoài ra vấn đề trình độ nguồn lao động sau đào tạo cũng là vấn đề còn tồn đọng cần phải giải quyết kịp thời nếu muốn ngành dệt may Việt Nam có thể phát triển.

c) Lao động sản xuất trực tiếp

Lực lượng lao động trực tiếp đóng góp vào việc sản xuất, phần lớn chủ yếu xuất phát từ lực lượng trẻ, đặc biệt là phái nữ. Các lao động sản xuất trực tiếp được đào tạo qua trường lớp chuyên ngành hiện nay rất ít mà thường được tuyển dụng và được các doanh nghiệp đào tạo trong ngắn hạn. Lực lượng này rơi vào khoảng 80% tỷ lệ lao động toàn ngành, đây là lực lượng lao động phổ thông giá rẻ dễ dàng tuyển dụng. Tuy nhiên, do đây là lực lượng lao động cấp thấp, chưa trải qua đào tạo nên các doanh nghiệp cần đầu tư đào tạo ban đầu, thêm nữa do là lao động tay nghề thấp nên kỹ thuật cịn hạn chế, chỉ đủ khả năng để có thể sản xuất ra các sản phẩm đại trà, địi hỏi kỹ thuật khơng q cao.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG mô HÌNH KIM CƯƠNG của MICHAEL PORTER để PHÂN TÍCH NĂNG lực CẠNH TRANH của NGÀNH dệt MAY VIỆT NAM (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w