Công nghệ, trang thiết bị

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG mô HÌNH KIM CƯƠNG của MICHAEL PORTER để PHÂN TÍCH NĂNG lực CẠNH TRANH của NGÀNH dệt MAY VIỆT NAM (Trang 49 - 50)

Có thể nói, cơng nghệ, trang thiết bị sản xuất chính là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng, tác động tới năng suất, chất lượng và sự phát triển của một ngành nghề. Tuy Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những cường quốc xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới, nhưng ngành này luôn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt giữa các nước sản xuất, xuất khẩu dệt may, đặc biệt là khi đối mặt với những đòi hỏi của thị trường nhập khẩu ngày càng cao về chất lượng, giá thành, thời gian giao hàng... Để có thể duy trì các thế mạnh trong lĩnh vực này của nước ta, địi hỏi cần phải có sự đổi mới tồn diện về trình độ chun mơn, cơng nghệ sản xuất, máy móc kĩ thuật đến từ các doanh nghiệp.

Trình độ về cơng nghệ trong các doanh nghiệp dệt may nước ta hiện nay có sự chênh lệch rất lớn. Cụ thể trong các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ chủ yếu nhận sản xuất gia cơng, các dây chuyền máy móc, trang thiết bị sản xuất đều tương đối lạc hậu và kém hiệu quả. Trong khi tại các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp nước ngồi do có sự đầu tư nên trang thiết bị sản xuất vô cùng hiện đại, các dây chuyền sản xuất được đầu tư bài bản làm tăng năng suất, giảmtiêu hao đồng thời nhờ đó tăng cường khả năng cạnh tranh rõ rệt so với các sản

phẩm tương đồng khác có mặt trên thị trường.

Tuy trình độ kỹ thuật, công nghệ của ngành dệt may Việt Nam đang ngày một phát triển nhưng các máy móc trang thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại hiện nay được sử dụng trong ngành dệt may hầu hết phải nhập khẩu từ nước ngoài, các ngành sản xuất máy trong nước vẫn chưa bắt kịp và đáp ứng được nhịp độ phát triển hiện tại. Điều này đặt ra nhu cầu về sự đột phá của ngành chế tạo máy móc, thiết bị kỹ thuật của nước ta sao cho có thể thỏa mãn được những nhu cầu phát triển của ngành dệt may trong nước cũng như các ngành nghề khác của nước nhà.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG mô HÌNH KIM CƯƠNG của MICHAEL PORTER để PHÂN TÍCH NĂNG lực CẠNH TRANH của NGÀNH dệt MAY VIỆT NAM (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w