Trong những năm vừa qua, Việt Nam luôn tự hào khi là một trong những nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, đối với thị trường trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam lại nhường chỗ lại cho các hãng thời trang nước ngoài. Nhận ra được những tiềm năng và cơ hội, nhiều doanh nghiệp nước ngoài - các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như H&M, ZARA, Uniqlo... đã tham gia đầu tư vào thị trường Việt Nam và thu về doanh thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Kể từ khi Zara gia nhập vào thị trường Việt Nam từ năm 2016 thì doanh thu của hãng thời trang ngày càng tăng cao. Cụ thể, sau 4 tháng hoạt động (tháng 9/2016) với mức doanh thu đạt 321 tỷ đồng, năm 2017 doanh thu mà Zara thu về tăng vọt hơn 1.100 tỷ đồng. Năm 2018, doanh thu của Zara dự kiến đạt được là 2.300 tỷ đồng. Tương tự Zara, H&M ra mắt tại thị
trường Việt Nam từ tháng 7/2017. Chỉ sau hơn 1 năm hoạt động, H&M đã sở hữu 6 cửa hàng được đặt tại 2 trung tâm kinh tế chính của Việt Nam là thủ đơ Hà Nội và TP.HCM, với những dòng sản phẩm đa dạng, ưa chuộng, giá cả phù hợp. Hay Uniqlo - một trong những nhãn hiệu thời trang nổi tiếng của Nhật Bản sắp đổ bộ vào Việt Nam sắp tới cho thấy Việt Nam là một thị trường tiêu thụ sản phẩm dệt may có sức hấp dẫn lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài.
Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong nhiều năm trước phần lớn đều mang mác ngoại dù chất lượng khơng thua kém gì hàng ngoại nhập. Một phần là do tâm lý tin tưởng vào hàng ngoại của người Việt Nam đã khiến cho các nhà sản xuất khơng q tin tưởng vào sản phẩm mình làm ra. Sản phẩm của các doanh nghiệp thường được được làm ra dựa trên mẫu mã của các hãng thời trang nước ngồi, cơng tác sáng tạo và thiết kế mẫu mã riêng vẫn còn yếu kém. Các trung tâm thương mại, trung tâm thiết kế hầu hết chỉ có tại các thành phố lớn trên cả nước, hơn nữa mẫu mã của các lĩnh vực thời trang như công sở, thể thao, ... không được chú ý tới nhiều. Kênh phân phối sản phẩm của các công ty hầu hết là tự phát, thiếu sự liên kết với nhau khiến cho chi phí phát sinh thêm rất nhiều. Do vậy mà chưa thể tạo dựng niềm tin của mình đối với khách hàng Việt.
Biểu đồ 2.4: Tháp chi tiêu cá nhân của người dân Việt Nam. Nguồn: Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex)
Dân số của Việt Nam là hơn 90 triệu người trong năm 2015 và dự kiến trong năm 2020 sẽ là khoảng hơn 97 triệu người. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo đầu người trong năm 2015 là 2.040 USD/người/năm và dự kiến trong năm 2020 sẽ đạt 2.700 USD/người/năm với mức chi phí bỏ ra chi tiêu sản phẩm trong năm 2015 là 595 USD/người/năm và năm 2020 sẽ là 945 USD/người/năm. Trong đó mức tiêu thụ nội địa trung bình tăng 10% -15%/năm. Nhu cầu tiêu dùng của người dân Việt Nam về thời trang cũng xếp thứ 3 trong tháp chi tiêu, chiếm 13,9% chỉ sau nhu cầu về lương thực, thực phẩm. Sau khi đã nhận thấy được tiềm năng của thị trường trong nước, trong 4 năm trở lại đây, các công ty trong ngành dệt may Việt Nam đã có những thay đổi để có thể bắt kịp với những doanh nghiệp nước ngoài. Ngoài những đổi mới về phương thức quản lý của bộ máy doanh nghiệp, thì cịn có sự đầu tư về khoa học, trang thiết bị hiện đại, cải tiến mẫu mã sản phẩm, củng cố để phát triển thương hiệu, mạng lưới phân phối giữa các doanh nghiệp đã có sự liên kết lại với nhau, hơn nữa các chiến lược quảng bá và tiếp thị sản phẩm hợp lý đã từng bước đẩy lùi các mặt hàng ngoại nhập, điển hình là các doanh nghiệp như Việt Tiến, May 10,... Riêng May 10 với nhiều lợi thế đặc biệt là lợi thế về mạng lưới phân phối, nguồn lực,. đã có thể cạnh tranh ngang bằng với các thương hiệu của nước ngoài. Những sản phẩm của May 10 luôn mang những đặc trưng riêng, đảm bảo chất lượng, phù hợp không chỉ với người dân Việt Nam mà còn đối với quốc tế.
Biểu đồ 2.5: Doanh thu cung cấp đồng phục của Vinatex 2016 - 2018. Nguồn: Tập đoàn dệt may Việt Nam
Ngoài ra, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau 10 năm phát động đã làm thay đổi tích cực tình hình sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm của ngành dệt may Việt Nam. Ngoài việc nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm, các doanh nghiệp đã điều chỉnh giá cả sản phẩm sao cho phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng, từ đó gây dựng được lịng tin của khách hàng, dần chuyển hướng những khách hàng tin dùng hàng ngoại nhập sang dùng những sản phẩm hàng dệt may nội địa. Dựa trên chiến dịch và Nghị quyết 13 ngày 10/5/2012 nhằm tìm ra các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn trong q trình sản xuất và kinh doanh, ngày 19/10/2012, 16 tập đồn thuộc Bộ Cơng Thương đã tiến hành ký kết “Thỏa thuận hợp tác ưu tiên sử dụng sản phẩm của nhau”. Theo đó, Tập đồn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đã chủ động liên lạc, ký kết với các tập đồn lớn khác của Việt Nam như: Tổng cơng ty Điện lực miền Bắc - Nam, Tập đồn Dầu khí Việt Nam, Tập đồn Hóa chất Việt Nam,..., nhằm cam kết cung cấp các sản phẩm như đồng phục, trang phục bảo hộ. Từ năm 2016 - 2018, doanh số thu về của Vinatex qua thỏa thuận đạt hơn 100 tỷ đồng. Hơn nữa, thông qua thỏa thuận, Vinatex đảm bảo cung cấp các sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn cho người lao động, tránh tình trạng các doanh nghiệp mua phải hàng giả, kém chất lượng. Trong năm 2018, với chiến dịch mới “Hàng Việt Nam chinh phục người tiêu dùng Việt Nam” tiếp bước chiến dịch cũ, Chính phủ mong muốn ngành dệt may Việt Nam ngoài việc đáp ứng được số lượng, cần nỗ lực không ngừng đổi mới chất lượng nhằm đem lại niềm tin đến người tiêu dùng.
Ngoài ra, Vinatex cũng thường xuyên tổ chức Hội chợ Thời trang Việt Nam nhằm tạo ra cơ hội, giúp các doanh nghiệp dệt may trong nước quảng bá sản phẩm, thể hiện khả năng sáng tạo, thiết kế của mình tới người tiêu dùng. Hội chợ Thời trang cũng là dịp để các thương hiệu thời trang trong nước có thể giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tăng cường đầu tư với các hãng thời trang nước ngoài, phát triển thương hiệu trong nước, từ đó tạo ra các mẫu mã sản phẩm đẹp hơn, chất lượng hơn tới tay người tiêu dùng trong nước và cả nước ngoài.