Nam
Cùng với bốn nhóm ngành như dầu thơ, phụ kiện công nghệ, gạo và thủy hải sản, may mặc là ngành có sản lượng sản xuất và xuất khẩu đứng đầu trong các ngành công nghiệp trên cả nước. Và thành quả đó có được chủ yếu đến từ các cơng ty sản xuất trong nước. Chiến lược và cơ cấu của các công ty hoạt động ở ngành may mặc trong nước được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.2: Tông quan ngành dệt may Việt Nam năm 2018. Nguồn: BSC,2018. Báo cáo của Tập đoàn Dệt may Việt Nam
Chi tiêu Đơn vị Giá trị
Số lưọ^Lg cơng ty Cơng ty >6000
Cơ cấu cịng ty căn
cử trẽn hình thức sở hữu
Tư nhân (84%). FDI (15%), Nhả nước (1%)
Quy mỏ Chủ yểu lả nhỏ vả vừa
Hoạt động săn xuât chủ yếu
May (70%), Se SỢI (6%), Dệt/đan (17%), Nhuộm (4%), Công nghiệp phụ trợ (3%) Phàn bô trên cả
nước Bãc (30%), Trung vả Tây Nguyên (8%),Nam (62%)
Lực lượng lao động Người 2,75 triệu người
Thu nhập bỉnh quản công nhân
VKD 4,7 triệu
Giờ lảm viêctuần Giờ 48
Phương thức sàn xuẳt
CMT (85%), Khác (15%)
Dựa theo số liệu trên được cung cấp trong báo cáo trên, có thể thấy, tính đến hết năm 2018, số cơng ty may mặc hoạt động trên tồn quốc có đến hơn 6.000 công ty, phần nhiều là các công ty tư nhân có quy mơ ở mức vừa (từ 200 - 500 công nhân, nhân viên) - chiếm 84%, tiếp đến là các cơng ty có vốn FDI chiếm 15%, các cơng ty may mặc cơng chiếm ít nhất, chỉ 1%. Các cơng ty có vốn FDI chỉ chiếm gần 15% trên tổng số cơng ty dệt may hoạt động nhưng lại đóng góp tới trung bình hơn 60% nguồn doanh thu xuất khẩu qua các năm. Điều đó có được nhờ vào những ưu thế vượt trội của họ so với các doanh nghiệp công và tư nhân về công nghệ sản xuất cũng như nguồn vốn đầu tư. Song song với điều đó, nhiều cơng ty mang vốn FDI cũng tích cực tập trung vào các hoạt độngsản xuất, chế biến nguyên phụ liệu nhằm thu về nguồn doanh thu cao hơn là việc
gia công truyền thống.
Các doanh nghiệp dệt may trong cả nước cũng được phân bố không đều với địa bàn mà các công ty dệt may được xây dựng phần nhiều là ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ (62%), tiếp sau là các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở miền Bắc, về khả năng hoạt động cũng như số tiền thu được qua các năm, các doanh nghiệp miền Nam cũng vượt trội hơn hẳn so với các doanh nghiệp miền Bắc và miền Trung, Tây Nguyên. Số liệu được đưa ra bởi Tổng cục thống kê cũng cho biết, các công ty may mặc của nước ta đã góp đến 10% giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp trên tồn quốc, tạo ra rất nhiều cơng ăn việc làm cho khoảng 2,75 triệu người, tương đương với hơn 5% tổng lực lượng lao động Việt Nam và 25% số lượng nhân công làm trong các ngành công nghiệp. Người lao động thuộc ngành phần nhiều là các công nhân, nhân viên nữ (chiếm từ trên 80%) với thu nhập cơ bản ở mức độ trung bình chỉ vào khoảng 4,7 triệu đồng/người, thấp hơn so với các nước khác ở Đơng Nam Á cũng như tồn cầu nhưng cũng đang dần có xu hướng gia tăng.
Khơng chỉ chi phí cho người lao động đang có xu hướng tăng cao, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cịn đang phải chịu các chi phí khác cao hơn so
với các cơng ty nước ngồi khác như: các khoản tiền cho bên hải quan, thuế, điện, nước; phụ liệu sản xuất. Điều này đã góp phần đẩy chi phí sản xuất của doanh nghiệp lên cao, làm mất đi lợi thế về giá của các mặt hàng may mặc nước ta so với nước ngồi. Khơng những vây, thời gian đáp ứng đơn hàng chậm cùng với năng lực quản lý không cao, không đáp ứng được những yêu cầu dịch vụ khắt khe đến từ phía khách hàng. Điều này tác động khơng nhỏ tới khả năng cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài.
Một điều đáng lưu ý khác, tỉ trọng các công ty đang tham gia chủ yếu trong các khâu gia công hàng may mặc như may, dệt/đan chiếm đến 87%; số lượng công ty tham gia chế biến, sản xuất các loại vải, nhuộm hoàn thành chiếm tỷ lệ4%; tổng số công ty tham gia trong các khâu chế biến bông, se sợi đạt tỷ lệ 6%. Ở các lĩnh vực khác có tác động đến ngành cơng nghiệp phụ trợ may mặc chiếm tỉ lệ các doanh nghiệp hoạt động thấp nhất, chỉ khoảng 3%. Nguyên nhân lí giải cho việc các ngành phụ trợ này không nhận được nhiều sự chú ý từ phía các cơng ty do ngành này cần nguồn vốn đầu tư lớn hơn nhiều so với các nhóm ngành dệt may khác, cơng nghệ máy móc tiên tiến, hiện đại cũng như lực lượng lao động có tay nghề cao để vận hành, tham gia sản xuất. Cũng dựa vào con số đã được thống kê, dễ dàng thấy được, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam tập trung phần lớn vào khâu gia công - khâu đơn giản nhất, phù hợp với phương thức sản xuất - xuất khẩu chủ yếu của các công ty trong ngành may mặc nước ta là CMT - chiếm 85% do vốn đầu tư bỏ ra ít, trình độ các cơng nhân sản xuất tham gia vào lĩnh vực may của nước ta có tay nghề khá, khơng quá cao. Đối lập với điều đó, số lượng các cơng ty thực hiện các phương thức khác hiện đại hơn, tạo ra giá trị thặng dư cao hơn lại vô cùng hạn chế như: OEM là gần 10% và ODM là hơn 5%. Đây là một trong những vấn đề lớn mà các công ty đang tham gia trong ngành may mặc cũng như Chính phủ cần phải lưu ý và cải thiện nhằm đảm bảo có được các cách thức hợp lý cho việc đẩy mạnh thêm nguồn vốn vào các lĩnh vực phụ trợ, thay đổi các hình thức sản xuất hiện đại và tiên tiến hơn nhằm đem lại cho ngành những sự chuyển đổi hợp lí và khả năng cạnh tranh mạnh mẽ hơn nữa, qua đó đem lại lợi ích kinh tế - xã hội to lớn cho các công ty may mặc của Việt Nam cũng như đất nước.