Bên cạnh việc đáp ứng về số lượng và chất lượng của sản phẩm thông qua chất lượng nguồn nguyên phụ liệu dệt may đầu vào thì việc các cơng ty tạo ra các mẫu mã, kiểu dáng, cách thức sản phẩm mới, gây dựng được thương hiệu uy tín cho sản phẩm của hàng may mặc Việt Nam cũng góp phần làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm sản xuất ra.
Thời trang hóa sản phẩm cịn mang lại rất nhiều lợi ích cho ngành dệt may. Sự phát triển cơng nghiệp thời trang cịn giúp các cơng ty may mặc định hướng được chiến lược sản phẩm trong hoạt động Marketing của mình. Thêm nữa, việc dự đoán được thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước sẽ giúp các doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu của thị trường từ đó có các chính sách sản xuất phù hợp. Từ đó tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường.
Thực tế, hiện nay các nhãn hiệu về thời trang của Việt Nam rất yếu, ngành công nghiệp dệt may xuất khẩu của nước ta chủ yếu là gia công chiếm từ khoảng 60% - 70%. Các sản phẩm xuất khẩu của chúng ta tuy chất lượng tốt nhưng chưa có sự đa dạng về cách thức kiểu dáng hay mẫu mã chủng loại cũng như các mẫu thiết kế mới vì vậy ngành cơng nghiệp thời trang của nước ta không được đánh giá cao làm giảm giá trị cạnh tranh của sản phẩm. Để cải thiện được các thương hiệu thời trang của Việt Nam hiện nay trước hết phải làm đa dạng được các loại mẫu mã, các sản phẩm thời trang xuất khẩu, cùng với đó là thay đổi tư duy sản xuất của các doanh nghiệp nói riêng và của ngành nói chung sao cho sảnphẩm sản xuất ra là sản phẩm dệt may thời trang chứ không phải các sản phẩm
dệt may hướng đến thời trang.