Về nhập khẩu

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG mô HÌNH KIM CƯƠNG của MICHAEL PORTER để PHÂN TÍCH NĂNG lực CẠNH TRANH của NGÀNH dệt MAY VIỆT NAM (Trang 38 - 39)

Đối lập với những tín hiệu khởi sắc tới từ tình hình xuất khẩu hàng hóa may mặc đến các quốc gia lớn trên tồn thế giới là tình hình nhập khẩu, nhất là nguyên phụ liệu. Theo các số liệu được cơng bố mới nhất bởi Tổng cục Hải quan, ước tính cho đến hết năm 2018, tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này của cả nước lên đến hơn 21,8 tỷ USD, tăng so với năm 2017 là 15%. Cơ cấu các loại nguyên liệu nhập khẩu được đưa ra thông qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nhập khẩu đầu vào các loại nguyên liệu dệt may năm 2018. Nguồn: VITAS, HBBS

Dựa theo số liệu được đưa ra bởi biểu đồ nêu trên, dễ dàng thấy được, sản phẩm nhập khẩu nhiều nhất là vải, với kim ngạch đạt 12,94 tỷ USD, chiếm 59,32% tổng kim ngạch nhập khẩu. Sở dĩ giá trị nhập khẩu các loại vải của Việt Nam đạt con số lớn như vậy là do chủng loại vải Việt Nam chưa nhiều cũng như phẩm chất chưa thỏa mãn được các Công ty dệt may hoạt động trong nước và đặc biệt là các khách hàng, đối tác nước khác. Không những vậy, do các công ty may mặc nước ta hoạt động nhiều nhất ở lĩnh vực gia cơng sản phẩm theo địi hỏi từ phía khách hàng (với tỉ lệ chiếm đến 87%) nên họ buộc phải nhập nguyênliệu phẩm chất tốt hơn từ nước ngoài do bên khách hàng yêu cầu. Đứng

sau vải

là các loại nguyên phụ liệu dệt may, ước tính đạt 3,76 tỉ USD, chiếm 17,26% tổng giá trị. Hai vị trí cuối cùng thuộc về xơ sợi các loại và bơng các loại với tổng kim ngạch nhập khẩu tính đến hết năm 2018 ước đạt khoảng 3,02 và 2.08 tỉ USD, chiếm tỉ trọng lần lượt là 13,88% và 9,53% tổng kim ngạch nhập khẩu các loại nguyên liệu dệt may đầu vào. Về xuất xứ, Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu may mặc chủ yếu từ Trung Quốc, chiếm hơn 40% số lượng các nguyên liệu nhập khẩu, theo sau là các nước châu Á khác như Nhật Bản,...Những con số từ các tài liệu thống kê nêu trên đã đặt ra các vấn đề lớn về nguồn nguyên liệu dệt may mà các công ty, doanh nghiệp cũng như nhà nước cần phải giải quyết nhằm giảm sự phụ thuộc, cũng như hạn chế tình trạng nhập siêu các loại nguyên phụ liệu từ nước khác, qua đó nhằm nâng cao doanh thu trong nước cũng như giá trị xuất khẩu các hàng hóa may mặc ra thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG mô HÌNH KIM CƯƠNG của MICHAEL PORTER để PHÂN TÍCH NĂNG lực CẠNH TRANH của NGÀNH dệt MAY VIỆT NAM (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w