6. Bố cục của luận văn
3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1. Các phương hướng phát triển
- Xây dựng thành phố Trà Vinh trở thành một trong những thành phố trọng điểm phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, là một trong những đầu mối phát triển du lịch, công nghiệp, thương mại - dịch vụ và nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa có chiều sâu gắn với xây dựng nông thôn mới, chú trọng công tác an sinh xã hội.
- Phát triển kinh tế gắn với phát triển y tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, thực hiện tiến độ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, giảm dần tỷ lệ hộ nghèo. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao
đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đến năm 2020 đưa thành phố Trà Vinh trở thành thành phố phát triển khá trong Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cơ bản đạt các tiêu chí đơ thị loại II.
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế thời kỳ 2015-2020
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm thời kỳ 2015 - 2020 đạt 14,26% và thời kỳ 2021 - 2030 đạt 15%.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm nhanh tỷ trọng nông nghiệp; đặc biệt, thúc đẩy công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng nhanh. Trong đó, tỷ trọng cơng nghiệp
- xây dựng tăng bình quân 13,8%, thương mại - dịch vụ tăng 15,8% và nông nghiệp - thuỷ sản tăng 4,6%.
- Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại. Hình thành một số sản phẩm xuất khẩu chủ
lực. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn thành phố đạt khoảng 200 triệu USD vào năm 2015 và đạt khoảng 500 triệu USD vào năm 2020.
- Phấn đấu thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hàng năm khoảng 17% thời kỳ 2016 - 2020.
- Huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt 13.785 tỉ đồng (bình quân tăng 14,5%).
- Giữ vững xã Long Đức là xã đạt chuẩn nông thôn mới.
- Đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực: Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý
nhà nước về công nghiệp, về công tác xúc tiến đầu tư. Đẩy mạnh cơng tác dạy nghề theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân, đầu tư thành lập các cơ sở dạy nghề. Nắm bắt thông tin về nhu cầu lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để xây dựng kế hoạch đào tạo nghề phù hợp yêu cầu của các đơn vị sử dụng lao động. Tăng cường công tác thông tin về thị trường lao động và việc làm để người lao động xác định ngành nghề học phù hợp. Tạo mối quan hệ, hợp tác giữa các doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo nghề tạo điều kiện cho việc tuyển dụng người lao động của các doanh nghiệp và giải quyết việc làm cho học viên sau đào tạo của các cơ sở dạy nghề. Ngoài ra, tiến hành điều tra, khảo sát nhu cầu lao động cho các dự án sắp triển khai để đào tạo theo hình thức đón đầu dự án nhằm đảm bảo cung ứng kịp thời lao động cho nhà đầu tư. Ngoài nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh, hàng năm thành phố có kế hoạch phân bổ ngân sách hợp lý để đào tạo nghề nhằm giải quyết việc làm và cung ứng lao động. Tranh thủ sự hỗ trợ đào tạo nghề từ các dự án, chương trình của tỉnh.