7. Cấu trúc nội dung luận văn
2.5. Đánh giá thực trạng thanh tra thi
- Qua phân tích các số liệu, chúng tôi thấy việc thanh tra thi của các trường, đơn vị thuộc Đại học Thái Nguyên đã thực hiện tương đối tốt, cán bộ thanh tra phòng Thanh tra Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đã bước đầu phát huy được vai trò của mình, thể hiện được bản lĩnh, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trong một năm học đã tiến hành rất nhiều đợt thanh tra ở nhiều bậc học và loại hình đào tạo khác nhau nhưng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, tuy nhiên công tác thi diễn ra với mật độ dày, được thực hiện quanh năm như tuyển sinh hệ vừa làm vừa học nên rất khó cho cán bộ làm công tác thanh tra, khảo thí, bên cạnh đó còn một số cán bộ được phân công làm công tác này đã không hoàn thành nhiệm vụ, do tâm lý cả nể, ngại va chạm với đồng nghiệp, sinh viên nên không thể xử lý các trường hợp vi phạm quy chế thi đã góp phần ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và đào tạo của các trường ở Đại học Thái Nguyên.
- Trình độ nhận thức về công tác thanh tra còn nhiều ý kiến khác nhau, còn 8% ý kiến đánh giá sai về thẩm quyền thanh tra nhà nước và thanh tra giáo dục nên việc tổ chức học tập để tuyên truyền kiến thức về thi cũng cần phải được thực hiện thường xuyên, kịp thời. Bên cạnh đó thái độ thân thiện của cán bộ giảng viên với thanh tra chưa có, nên hoạt động thanh tra chưa nhận được sự giúp đỡ nhiều của giảng viên, cán bộ thanh tra chưa thực sự là bạn của giảng viên nên hiệu quả công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
việc chưa cao. Khi có thanh tra thì nghiêm túc, khi không có thanh tra thì để xảy ra tình trạng lộn xộn trong phòng thi, vì vậy Ban Giám hiệu các trường, ĐHTN cần nâng cao ý thức tự thanh tra cho cán bộ, giảng viên.
Kết luận chƣơng 2
Từ việc phân tích thực trạng nêu trên, công tác thanh tra thi của các trường, đơn vị trong Đại học Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít những khó khăn, thách thức đòi hỏi phải được giải quyết, tháo gỡ kịp thời. Cụ thể là:
* Những thuận lợi trong công tác thanh tra thi:
- Thanh tra thi là một hoạt động hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với bất kỳ một kỳ thi diễn ra ở trong nhà trường hoặc bên ngoài nhà trường nhằm đảm bảo tăng cường tính pháp chế, kỷ cương, khách quan và công bằng đối với người học, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Việc đánh giá chính xác hoạt động đào tạo thông qua các hình thức thi, thanh tra không chỉ giúp giảng viên biết được các kiến thức của mình truyền đạt cho sinh viên, học viên có đạt hiệu quả hay không, sinh viên học viên nắm được trình độ thật của mình mà còn giúp hiệu trưởng, trưởng khoa nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của thanh tra thi trong việc đánh giá thực trạng, chất lượng đào tạo của đơn vị mình. Đây là cơ sở giúp các cấp quản lý tìm ra được những biện pháp quản lý đúng trong việc tổ chức các kỳ thi diễn ra nghiêm túc, an toàn đúng quy chế.
- Bộ máy thanh tra giáo dục và cộng tác viên về thanh tra thi được xây dựng từ cấp Đại học đến cấp các trường thành viên, các khoa trực thuộc đã góp phần nhằm thực hiện công tác tham mưu cho giúp Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ thanh tra nội bộ trường học trong đơn vị mình một cách chủ động, sáng tạo, khách quan, công khai.
- Hoạt động thanh tra thi trong toàn Đại học được các cấp lãnh đạo quan tâm đúng mức, tạo mọi điều kiện để cán bộ thanh tra hoàn thành nhiệm vụ, công tác này là một chức năng quan trọng của quản lý nội bộ nhà trường, sẽ giúp hiệu trưởng thu hồi thông tin phản hồi trong quản lý giảng viên, sinh viên, học viên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao, khả năng xử lý tốt trong công việc đã giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
* Những khó khăn trong công tác thanh tra thi:
- Một số cán bộ quản lý, cán bộ thanh tra và giảng viên chưa có nhận thức đúng về công tác thanh tra, thanh tra thi nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc chỉ đạo, huy động lực lượng tham gia thanh tra cũng như giúp đỡ cán bộ thanh tra thực hiện nhiệm vụ khi họ là đối tượng thanh tra, không có tinh thần hợp tác, có thái độ không thiện cảm đối với cán bộ làm công tác thanh tra thi.
- Đội ngũ cán bộ thanh tra còn yếu về năng lực, khả năng xử lý công việc kém, tính quyết đoán chưa cao, chưa được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ, Các nhà trường chưa có đội ngũ cộng tác viên thanh tra ổn định, chủ yếu là tham gia kiêm nhiệm nên khó khăn cho việc huy động các cán bộ có kinh nghiệm tham gia công tác này, bên cạnh đó còn thiếu những các chính sách nhằm thu hút cán bộ, giảng viên tham gia công tác này.
- Các nội dung thanh tra chủ yếu theo các văn bản qui định của cấp trên, qui chế của nhà trường, đơn vị và chưa được thực hiện một cách đồng bộ, việc tổ chức thanh tra thi trong nội bộ nhà trường đôi khi diễn ra hình thức, thiếu tính khách quan, công bằng trong thi cử.
- Công tác tuyên truyền đến ý thức của sinh viên, học viên còn chưa tốt, còn nhiều trường hợp thi hộ, thi kèm, mang điện thoại di động, các thiết bị ghi âm khác vào phòng thi nhưng chưa bị phát hiện. Chưa phát huy được ý thức tự thanh tra của giảng viên và sinh viên.
- Hiệu lực các quyết định thanh tra chưa cao, rất ít các sinh viên hệ vừa làm vừa học bị xử lý theo quy chế mà tập trung chủ yếu vào sinh viên hệ chính quy; các cán bộ, giảng viên được phân công làm công tác thanh tra thi cũng ngại đề cập đến vấn đề này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 3
ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC THANH TRA THI CỦA HIỆU TRƢỞNG Ở ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
3.1. Định hƣớng đề xuất các biện pháp
Qua thực trạng đã phân tích ở chương 2 có thể giúp chúng ta thấy được bức tranh tổng thể về thực trạng thanh tra, thanh tra thi và thái độ của đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên đối với việc thanh tra thi, tuy nhiên việc định hướng đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao các hoạt động thanh tra thi ở Đại học Thái Nguyên phải dựa vào các nguyên tắc quản lý giáo dục, đây là những luận điểm cơ bản, các yêu cầu, những tiêu chuẩn chỉ đạo việc xây dựng và tổ chức hoạt động thanh tra thi đạt hiệu quả cao nhất.
Khi xây dựng các biện pháp, chúng tôi phải dựa vào những quy luật khách quan có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giáo dục, các nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến thực trạng giáo dục và đào tạo của Đại học Thái Nguyên; các chủ trương, biện pháp đổi mới công tác thanh tra thi theo tinh thần chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc ĐHTN, hiệu trưởng, thủ trưởng đơn vị các trường thành viên, các khoa trực thuộc, trình độ của đội ngũ cán bộ, giảng viên, ý thức tự giác của học viên, sinh viên, điều kiện kinh tế chính trị, xã hội, khoa học kỹ thuật tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên để có thể đề xuất được các biện pháp khi áp dụng vào thực tiễn đạt hiệu quả cao nhất.
3.2. Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.2.1. Nguyên tắc tuân theo pháp luật, đảm bảo tính pháp chế
Hoạt động thanh tra có mục đích nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Mục đích của thanh tra với nền tảng là tuân theo pháp luật, tất cả các bước thực hiện phải dựa trên cơ sở pháp luật, được cụ thể hóa thành những chủ trương, biện pháp, quyết định trong qúa trình tổ chức và quản lý hoạt động thanh tra giáo dục phải thực hiện.
Hoạt động thanh tra thi cũng phải thực hiện nhiệm vụ tuân theo pháp luật, các quy định về thi và các quy định khác có liên quan đến thi, đòi hỏi cán bộ thanh tra phải chấp hành nghiêm chỉnh những đòi hỏi của pháp luật, đây không chỉ là yêu cầu đối với cán bộ thanh tra mà còn đối với đối tượng thanh tra, để thực hiện tốt nguyên tắc này đòi hỏi cán bộ làm công tác thanh tra phải am hiểu pháp luật, chấp hành pháp luật, đây là nguyên tắc quan trọng không chỉ đối với các cán bộ làm công tác này mà còn đối với các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục.
3.2.2. Nguyên tắc coi trọng công tác giáo dục chính trị - tư tưởng
Để các biện pháp thanh tra giáo dục, thanh tra thi đạt hiểu quả cao thì ngoài sự cố gắng của các ngành, các cấp thi công tác giáo dục chính trị tư tưởng là vô cùng quan trọng, nhằm thống nhất chung về mục đích, yêu cầu của hoạt động thanh tra cần đạt được trong nội bộ tổ chức, giữa các cấp quản lý về công tác thanh tra, giữa lãnh đạo tổ chức thanh tra với tổ chức quản lý khác, giữa cán bộ thanh tra với đối tượng thanh tra. Việc thống nhất cao về quan điểm, mục tiêu, phương pháp thanh tra trong nội bộ đoàn thanh tra thi là vô cùng quan trọng.
Mặt khác công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong thanh tra giáo dục sẽ tác động trực tiếp đến nhận thức của cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên trong toàn Đại học Thái Nguyên, ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị hiệu lực của các văn bản về thi, đó là việc tuân thủ hay không tuân thủ, về giá trị pháp lý và khả năng áp dụng trên thực tiễn.
Để thực hiện nguyên tắc này, đòi hỏi cán bộ làm công tác thanh tra thi phải nắm chắc các văn bản pháp luật về thanh tra giáo dục, phải có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, không dao động và biết kết hợp hài hòa sức mạnh của cá nhân và của tập thể để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2.3. Nguyên tắc công khai, dân chủ.
Hoạt động của thanh tra thi là phải công khai, dân chủ, xử lý đúng người đúng hành vi vi phạm là một nội dung bắt buộc của thanh tra thi, cán bộ thanh tra phải công khai các hành vi vi phạm, công khai hình thức xử lý kỷ luật để mọi người điều biết, cho nên hoạt động thanh tra thi phải tuân theo nguyên tắc dân chủ, phải công khai về mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch và mục đích của hoạt động thanh tra. Tuy nhiên đối với trường hợp có ảnh hưởng đến tình hình trật tự, tâm lý của cán bộ coi thi, chấm thi, thí sinh thì cán bộ thanh tra thi phải báo cáo trưởng đoàn thanh tra hoặc với chủ tịch hội đồng để xử lý theo khuôn khổ của pháp luật.
3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tích hiệu quả, tính giáo dục
Hiệu quả trong quản lý giáo dục là kết quả đạt được một cách tối ưu giữa chi phi đầu vào và chi phí đầu ra.
Hiệu quả trong công tác thanh tra thi gắn liền với hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục, vì công tác thanh tra là một khâu thiết yếu trong công tác quản lý, tuy nhiên kết quả của nó có thể được định tính hoặc được định lượng, điều này phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của hiệu trưởng, thủ trưởng đơn vị thuộc Đại học Thái Nguyên.
Hiệu quả công tác thanh tra thi gồm hiệu quả của các biện pháp quản lý của lãnh đạo tổ chức thanh tra, biện pháp nghiệp vụ của cán bộ thanh tra nhằm đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Đó là làm sao cho chi phí về vật chất, thời gian và sức lực cần thiết ít nhất nhưng kết quả đạt được cao nhất như số cán bộ, sinh viên vi phạm quy chế thi ít nhất, tỷ lệ kết quả khá giỏi nhiều nhất, không có trường hợp cán bộ giảng viên bị xử lý kỷ luật, tiết kiệm về thời gian, kinh phí trong công tác thanh tra thi, giúp lãnh đạo nhà trường rút ra được những bài học kinh nghiệm bổ ích nhất sau mỗi đợt thanh tra thi.
Đối tượng của thanh tra thi chủ yếu là con người, cho nên trên cơ sở vận dụng các kiến thức của khoa học quản lý, tâm lý học sẽ giúp các đối tượng thanh tra hiểu được các vấn đề, để làm được điều này đòi hỏi cán bộ thanh tra phải hiểu, động viên, đề xuất khen thưởng đối với các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thanh tra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan, kịp thời, đúng quy chế.
Khi tiến hành thanh tra thi, đòi hỏi cán bộ thanh tra tuân thủ nguyên tắc khách quan trong các giai đoạn như kiểm tra tính chính xác của hồ sơ tuyển sinh, kết luận phải khách quan không được vì lợi ích cá nhân mà kết luận sai sự thật. Khi thực hiện nhiệm vụ nếu phát hiện ra hành vi vi phạm phải có kết luận chính xác, tự mình hoặc đề xuất hướng xử lý các hành vi vi phạm kịp thời, không để lãng phí thời gian, tốn kém công sức, hiệu quả, cán bộ thanh tra luôn luôn tuân thủ làm đúng quy chế, trong mọi trường hợp cán bộ thanh tra phải làm đúng chức trách nhiệm vụ của mình, không được làm thay nhiệm vụ của người khác.
3.2.6. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, toàn diện
Nguyên tắc này đòi hỏi cán bộ làm công tác thanh tra phải có kết luận dựa trên sự phân tích tổng hợp, sử dụng tất cả các biện pháp nghiệp vụ cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể, phải nắm vững nguyên tắc, nắm vững diễn biến tình hình và làm chủ được tình hình để từ đó có các biện pháp đối phó thích hợp.
Phải có tầm nhìn tổng thể, trước khi đưa ra kết luận phải cân nhắc tính toán về hiệu quả, xử lý thấu tình đạt lý, buộc đối tượng bị thanh tra phải tâm phục, khẩu phục, không được để lọt các đối tượng vi phạm, xử lý đối tượng theo nguyên tắc
“Tất cả cá nhân có hành vi vi phạm như nhau thì phải xử lý như nhau, một cá nhân có nhiều hành vi vi phạm thì sẽ bị xử lý ở hành vi nặng nhất”.
3.3. Các biện pháp chỉ đạo hoạt động thanh tra thi
Dựa vào những căn cứ đã trình bầy ở phần cơ sở lý luận về thanh tra, thanh tra thi, các kiến thức khoa học về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý thanh tra nói chung và quản lý thanh tra thi nói riêng; căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực trạng công tác thanh tra, thanh tra thi ở các trường đại học, cao đẳng trong Đại học Thái Nguyên; căn cứ vào hệ thống các nguyên tắc về thanh tra giáo dục, chúng tôi xin đề