7. Cấu trúc nội dung luận văn
2.4.1. Thực trạng nội dung thanh tra thi ở ĐHTN đã được tiến hành
Hiện nay trong toàn Đại học Thái Nguyên, các trường thành viên, khoa trực thuộc vẫn xây dựng kế hoạch thanh tra năm học theo kế hoạch đào tạo chung của nhà trường, tuy nhiên tùy theo tình hình thực tế có thể tổ chức các đợt thi thanh tra đột xuất nhằm kiểm tra cơ sở vật chất của các cơ sở liên kết đào tạo, việc chấm bài của giảng viên…, để có thể đánh giá một cách tổng quát nội dung công tác thanh tra thi mà các trường, đơn vị đang thực hiện, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ở một số đơn vị trong Đại học Thái Nguyên, kết quả được thể hiện ở bảng 2.10.
Từ bảng số liệu 2.10 chúng tôi thấy:
- Việc tiến hành thanh tra theo kế hoạch năm học hoặc thanh tra đột xuất có 86% ý kiến đánh giá là tốt, lý do việc thanh tra theo kế hoạch đạt kết quả cao chủ yếu là các phòng Thanh tra Khảo thí và Đảm bảo chất lượng tập trung cán bộ đi thanh tra thi ở các kỳ thi kết thúc học phần, học kỳ, thi tốt nghiệp của hệ chính quy đào tạo tại nhà trường, đơn vị chứ chưa tiến hành thanh tra thi đối với các hệ đào tạo không chính quy tổ chức tại các cơ sở liên kết với nhà trường, vì các cơ sở có địa điểm ở xa, kinh phí phục vụ cho công tác này không đủ, nhân lực thiếu dẫn đến có những ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của các loại hình này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.10: Bảng đánh giá thực trạng nội dung công tác thanh tra thi ở ĐHTN
TT Nội dung Tốt
Trung
bình Kém SL % SL % SL %
1 Thường xuyên thực hiện thanh tra theo
kế hoạch hoặc thanh tra đột xuất 172 86 28 14 0 0 2
Thanh tra công tác chuẩn bị thi như cơ sở vật chất, kinh phí, hồ sơ thi, anh ninh, bảo vệ, phục vụ…
17 8,5 145 72,5 38 19
3
Thanh tra công tác coi thi: hoạt động của hội đồng thi; việc đảm bảo an toàn cho kỳ thi; giám sát cán bộ coi thi thực hiện đúng quy chế; xử lý kịp thời các cán bộ, thí sinh vi phạm…
137 68,5 53 26,5 10 5
4
Thanh tra công tác chấm thi: công tác chuẩn bị chấm thi, các quy định về chế độ bảo mật, biên bản bàn giao bài thi của trưởng môn với cán bộ chấm; khả năng xử lý sự cố của giáo viên khi chấm thi.
121 60,5 68 34 11 5,5
5
Thanh tra việc chấm lại (phúc khảo): kiểm tra việc chấm lại, giải quyết khiếu nại liên quan đến giáo viên, thí sinh.
173 86,5 25 12,5 2 1
Kỹ năng ứng xử của cán bộ thanh tra khi
phát hiện các hành vi vi phạm 114 57 67 33,5 19 9,5 6 Công tác lưu trữ giữa các biên bản, tài
liệu liên quan đến các kỳ thi 83 41,5 107 53,5 10 5 7
Chế độ báo cáo định kỳ giữa cán bộ thanh tra với phòng TTKT&KĐCL và Ban TTGD- ĐHTN.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Việc thanh tra công tác chuẩn bị thi chưa được các trường, đơn vị thuộc Đại học Thái Nguyên quan tâm đúng mức, có 72,5 % số phiếu đánh giá ở mức độ trung bình, lý do là điều kiện vật chất của các cơ sở đào tạo của ĐHTN chưa thể đáp ứng được nhu cầu tăng nhanh về quy mô số lượng sinh viên chính quy tăng lên hàng năm (khoảng 10% /năm); nhiều trường do không đủ giảng đường còn phải đi thuê cơ sở vật chất ở nơi khác nên việc đáp ứng các yêu cầu về chuẩn bị thi đã không được thực hiện nghiêm túc, đặc biệt là hệ đào tạo theo địa chỉ sử dụng và các hệ liên kết của các trường, đơn vị thì công tác thanh tra cơ sở vật chất phục vụ thi rất ít thực hiện (Trường Đại học Khoa học, Khoa Công nghệ Thông tin…); bên cạnh đó có một số đơn vị do số lượng tuyển sinh không nhiều, cơ sở vật chất của nhà trường có thể đáp ứng được các yêu cầu này nên đã làm tốt công tác thanh tra cơ sở vật chất như Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Y -Dược.
- Việc thanh tra công tác coi thi được các trường, đơn vị trong ĐHTN chú trọng, có 68,5 % ý kiến đánh giá tốt về công tác này, chỉ có 5% ý kiến đáng giá chưa tốt, nhưng đây chủ yếu là các kỳ thi được tổ chức tại cơ sở đào tạo trong ĐHTN, các cán bộ thanh tra thi đã thực hiện đầy đủ các bước khi thanh tra, có biên bản tổng hợp thanh tra thi sau mỗi đợt thi để lưu vào hồ sơ, tuy nhiên các kỳ thi diễn ra bên ngoài nhà trường còn chưa được thực hiện tốt, tình trạng sinh viên vi phạm quy chế nhiều còn chưa bị xử lý, vẫn còn hiện tượng giám thị sử dụng điện thoại, làm việc riêng trong khi coi, cán bộ thanh tra chưa làm tốt vai trò của mình, không dám xử lý các trường hợp cán bộ, thí sinh vi phạm quy chế.
- Việc thanh tra công tác chấm thi hiện nay đang được một số trường thực hiện theo cách chấm chung tại phòng Thanh tra Khảo thí và Đảm bảo chất lượng (Trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh) hoặc thực hiện công tác dọc phách tại phòng Đào tạo và giao về cho các khoa tổ chức chấm (Trường Đại học Khoa học, Trường ĐH KTCN… nhưng vẫn có sự kiểm tra, giám sát của cán bộ phòng Thanh tra khảo thí và Đảo bảo chất lượng, có 60,5 % ý kiến được hỏi đánh giá tốt về công tác này, chỉ có 5,5 % ý kiến đánh giá không tốt, đây cũng là một bước chuyển biến lớn khi ĐHTN có chủ trương thành lập phòng TTKT&ĐBCL tại các nhà trường,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đơn vị, lãnh đạo phòng sử dụng ngân hàng đề và cử cán cán bộ theo dõi chấm thi, giao nhận bài thi và có sổ theo dõi cụ thể, tránh tình trạng giảng viên mang bài đi nơi khác chấm có thể làm mất mát hoặc phát sinh các vấn đề tiêu cực khác. Tuy nhiên qua kiểm tra thì việc chấm thi các kỳ thi tốt nghiệp, thi kết thúc học phần cò nhiều đơn vị còn thực hiện chưa đúng quy chế như không có phiếu chấm lần 1, thiếu chữ ký của cán bộ coi thi, chấm thi, cộng điểm sai…, với số lượng cán bộ thanh tra thi có hạn nên rất khó kiểm soát hết được.
- Chế độ báo cáo định kỳ giữa các phòng Thanh tra khảo thí và Kiểm định chất lượng với Ban Thanh tra Giáo dục Đại học Thái Nguyên được đánh giá không cao, chỉ có 46,5 % ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình, có 22,5% đánh giá ở mức độ kém, các trường, đơn vị chủ yếu là tự thanh tra, kiểm tra trong nội bộ đơn vị mình, ít quan tâm đến việc trao đổi thông tin, báo cáo định kỳ 3 tháng/ 1 lần với cấp trên là Ban Thanh tra giáo dục ĐHTN, điều này đã gây khó khăn cho công tác điều hành, tổng kết kinh nghiệm thanh tra thi trong toàn Đại học Thái Nguyên.