Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra thi ở Đại học Thái Nguyên

Một phần của tài liệu biện pháp đổi mới hoạt động thanh tra thi của hiệu trưởng ở đại học thái nguyên (Trang 33 - 36)

7. Cấu trúc nội dung luận văn

1.4.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra thi ở Đại học Thái Nguyên

- Chủ trương đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước về giáo dục đại học trong giai đoạn 2001 - 2010 và chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020.

- Sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc Đại học, Ban Giám hiệu các trường đại học và thủ trưởng các khoa trực thuộc Đại học về công tác thanh tra nói chung và công tác thanh tra thi nói riêng.

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra và các cán bộ đang công tác tại phòng (bộ phận) Thanh tra khảo thí và Kiểm định chất lượng tại các trường, đơn vị trong toàn Đại học.

- Trình độ nhận thức về ý thức pháp luật nói chung và các quy định về thanh tra thi nói riêng và khả năng hợp tác của đội ngũ cán bộ viên chức, học sinh sinh viên trong nhà trường và cơ sở giáo dục đại học…

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện, kinh phí, chế độ đãi ngộ cho cán bộ làm công tác thanh tra thi .

1.4.5. Vai trò của lãnh đạo các trường, đơn vị, các phòng chức năng (bộ phận thanh tra khảo thí) trong hoạt động thanh tra thi

i.Vai trò của lãnh đạo các trường đại học, các khoa trong hoạt động thanh tra thi

- Lãnh đạo các trường, đơn vị có vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy hoạt động thanh tra thi trong đơn vị phát triển, nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục của các loại hình đào tạo, tạo sự công bằng, yên tâm cho người học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Chỉ đạo phòng (bộ phận) thanh tra khảo thí và kiểm định chất lượng lập kế hoạch công tác thanh tra hàng năm để trình thủ trưởng đơn vị ra quyết định phê duyệt.

- Tổ chức các cuộc thanh tra nói chung và thanh tra thi nói riêng trong phạm vi nội bộ của đơn vị mình, tham gia các đoàn thanh tra do Đại học, nhà trường hay cơ sở giáo dục tổ chức.

- Đề xuất các ý kiến với lãnh đạo Đại học, Hiệu trưởng hay giám đốc cơ sở giáo dục và lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thay đổi các quy định về tuyển sinh, thanh tra thi theo phân cấp quản lý.

ii. Vai trò của cán bộ làm công tác thanh tra tại các phòng (bộ phận) thanh tra khảo thí và kiểm định chất lượng ở các trường, đơn vị trực thuộc

- Cán bộ, viên chức đã góp phần tạo nên thành công của các đợt thanh tra thi. - Là người trực tiếp tham gia vào các đoàn thanh tra thi, chịu trách nhiệm trước trưởng đoàn, thủ trưởng đơn vị về tính chính xác, trung thực, khách quan về các nội dung thông tin đã thu thập được.

- Là người phát hiện ra các hành vi gian dối của đối tượng vi phạm nên đòi hỏi đội ngũ cán bộ thanh tra phải có đủ phẩm chất và năng lực, trình độ chuyên môn trong giảng dạy, có năng lực phân tích, kết luận mới có thể làm nên thành công của các đợt thanh tra thi.

Kết luận chƣơng 1

Thanh tra thi là một chức năng thiết yếu của quản lí nhà nước về Giáo dục- Đào tạo, là hoạt động kiểm tra xem xét việc làm của các cơ quan chuyên trách theo một trình tự, thủ tục do pháp luật qui định nhằm kết luận đúng, sai, đánh giá ưu, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lí các vi phạm trong đào tạo đặc biệt là trong đánh giá kết quả năng lực học tập của sinh viên, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lí nhà trường, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của trường đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội. Thực hiện quyền bình đẳng đối với người học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thanh tra thi trong hoạt động giáo dục và đào tạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các trường đại học và các cơ sở giáo dục giúp cơ sở giáo dục làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học, góp phần đảm bảo sự công bằng, chính xác trong hoạt động thi cử, kịp thời đề ra các giải pháp để khắc phục khó khăn, xử lý kịp thời các tình huống bất thường có thể xẩy ra trong hoạt động giáo dục. Thanh tra thi thực hiện khách quan, chính xác công bằng, giúp nhà quản lý đánh giá đúng thực trạng đào tạo của nhà trường phát hiện sai sót yếu kém trong đào tạo, quản lý đề xuất biện pháp khắc phục.

Hoạt động thanh tra thi sẽ góp phần đảm bảo tính dân chủ, tính khách quan, tính chính xác, tính công bằng trong đào tạo, giúp cho nhà trường có được tính kỷ cương, kỷ luật; nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học.

Nội dung thanh tra thi bao gồm thanh tra công tác tổ chức coi thi, chấm thi và việc đảm bảo an toàn cho kỳ thi, hoạt động thanh tra thi đòi hỏi phải tuân thủ tính pháp chế, tính công bằng, tính khách quan, chính xác. Kết quả của thanh tra thi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: Nghiệp vụ của cán bộ thanh tra, ý thức chấp hành của cán bộ giảng viên và người học và các yếu tố quản lý của nhà trường, điều kiện hỗ trợ cho công tác thanh tra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG THANH TRA THI Ở ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu biện pháp đổi mới hoạt động thanh tra thi của hiệu trưởng ở đại học thái nguyên (Trang 33 - 36)