Tăngcường bồi dưỡng nâng cao kiến thức về trình độ chuyên môn

Một phần của tài liệu biện pháp đổi mới hoạt động thanh tra thi của hiệu trưởng ở đại học thái nguyên (Trang 66 - 70)

7. Cấu trúc nội dung luận văn

3.3.2.Tăngcường bồi dưỡng nâng cao kiến thức về trình độ chuyên môn

vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra tra thi

i. Mục tiêu của biện pháp

- Thực trạng thí sinh vi phạm quy chế thi còn nhiều nhưng không bị xử lý triệt để đã phản ánh một phần trình độ, nhận thức, kinh nghiệm của cán bộ làm công tác thanh tra ở các trường thành viên, các khoa trực thuộc Đại học Thái Nguyên. Để công tác này đạt được kết quả cao, đội ngũ cán bộ thanh tra phải được tăng lên về số lượng, chất lượng mới có thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

- Sau 5 năm thành lập (từ 2006 - 2011) công tác thanh tra giáo dục trong toàn Đại học dần dần đi vào nề nếp, đáp ứng được đòi hỏi của việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong ĐHTN, tuy nhiên sự phát triển đó chưa vững chắc, thiếu tính ổn định, đồng bộ từ cấp đại học đến các nhà trường, đơn vị, chính vì vậy hàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

năm, căn cứ vào nhiệm vụ năm học, dựa vào các văn bản hướng dẫn của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Thanh tra giáo dục của ĐHTN đã có các văn bản hướng dẫn công tác thanh tra thi trong phạm vi toàn đại học để đảm bảo tính thống nhất và đồng thuận cao trong công tác này.

Năm 2004, Đại học Thái Nguyên đã được xếp vào 1 trong 14 trường trọng điểm của cả nước; Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 của Chính phủ đã nêu rõ phải đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đặc biệt phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong các cơ sở giáo dục. Để đáp ứng yêu cầu này đòi hỏi mỗi cán bộ làm công tác thanh tra nói chung và thanh tra thi nói riêng phải có đủ phẩm chất và năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ để giúp lãnh đạo nhà trường, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Tại điều 8 Luật Giáo dục (năm 2005) đã qui định về việc bồi dưỡng nghiệp vụ đối với nhà giáo: "Nhà giáo đựợc cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên

môn nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp theo qui định của Chính phủ"; tại

điều 11 Quyết định số 14/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/4/2006 của Bộ GD&ĐT chỉ rõ: “Cán bộ làm công tác thanh tra được học tập, bồi dưỡng và tự học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra...”.

Để đáp ứng được các yêu cầu trên đòi hỏi mỗi cán bộ thanh tra cần phải: - Phải thường xuyên tự nâng cao trình độ, thường xuyên rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị vững vàng, để thực hiện tốt các nhiệm vụ đã được quy định nhằm đạt hiệu của cao nhất trong quản lý giáo dục.

- Nâng cao vị thế, uy tín của người cán bộ thanh tra thi đối với đội ngũ giảng viên, học viên, sinh viên thông qua cách xử lý công việc với nguyên tắc khách quan, công khai, đúng người, kịp thời và chính xác sẽ phát huy vai trò tự giác tích cực của cán bộ, giáo viên, sinh viên trong hoạt động thanh tra nhằm tăng hiệu quả của hoạt động thanh tra trong nhà trường.

ii. Nội dung thực hiện

- Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ thanh tra của các trường thành viên. Bản thân mỗi cán bộ được phân công nhiệm vụ làm công tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thanh tra thi phải có thái độ nghiệm túc, thay đổi nhận thức về công tác thanh tra với mục đích không phải “ bới lông, tìm vết” mà phải làm cho đối tượng bị thanh tra tốt lên. Tích cực học tập để nâng cao nghiệp vụ thanh tra.

- Các trường đại học thành viên, các khoa trực thuộc phải tạo điều kiện về kinh phí, phân công thời gian hợp lý cho cán bộ làm công tác thanh tra thi được đi tham dự các lớp tập huấn do Thanh tra Bộ GD&ĐT tổ chức để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi đợt thanh tra nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân cán bộ.

- Nhà quản lý cần có những biện pháp điều chỉnh hoạt động của cán bộ thanh tra nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

iii. Biện pháp tiến hành

- Ban Thanh tra giáo dục ĐHTN có nhiệm vụ tham mưu cho Đảng ủy, Ban Giám đốc ĐHTN để chỉ đạo và điều hành công tác thanh tra thi đạt hiệu quả cao nhất, là đầu mối xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác thanh tra ở các trường, đơn vị trong toàn đại học.

- Thực hiện việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra thi với các nội dung sau:

+ Phải tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ thanh tra các trường, giúp họ hiểu đúng và làm theo pháp luật, tăng cường tính pháp chế. Giúp cán bộ thanh tra có kỹ năng đánh giá chính xác, khách quan và trung thực, khách quan, công tâm.

+ Giúp mỗi cán bộ thanh tra hiểu và thực hiện thuần thục các thao tác, qui trình, trình tự các bước tiến hành trong thanh tra, khả năng quan sát và xử lý các tình huống xấu có thể xẩy ra, báo cáo với trưởng đoàn, người ra quyết định những vấn đề có ảnh hưởng đến nhiều đối tượng…, phải tuân thủ nguyên tắc không để lọt người vi phạm.

- Hàng năm Ban Thanh tra Giáo dục ĐHTN phải tổ chức tổng kết công tác này, nêu rõ thực trạng và giải pháp được chứng minh bằng những số liệu cụ thể mà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phòng Thanh tra khảo thí và Đảm bảo chất lượng của các trường, đơn vị đã đạt được, đề xuất với Ban Giám đốc có hình thức khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân và tập thể xuất sắc trong công tác thanh tra.

- Mỗi cán bộ thanh tra phải là người biết kiểm tra vấn đề một cách tỉ mỷ, chỉ ra những vấn đề đã làm và chưa làm được của đối tượng thanh tra; Đánh giá chính xác mức độ, hành vi vi phạm của từng đối tượng để có thể áp dụng các chế tài xử lý; bên cạnh đó mỗi cán bộ thanh tra phải biết tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo nhà trường, đơn vị để khắc phục những hạn chế trong công tác thanh tra thi.

Muốn làm tốt yêu cầu trên đòi hỏi cán bộ thanh tra thi phải có trình độ chuyên môn, phải nắm vững các phương pháp cơ bản về thanh tra như: Phương pháp quan sát,phương pháp nghiên cứu sản phẩm, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp tham dự hoạt động, phương pháp điều tra, phương pháp phỏng vấn…

Để biện pháp này mang lại hiệu quả thì đòi hỏi:

- ĐHTN, các trường, đơn vị phải mời các báo cáo viên là cán bộ thanh tra có uy tín của Bộ GD&ĐT giảng dạy các lớp tập huấn về thanh tra.

- Tổ chức các cuộc hội thảo, rút kinh nghiệm về hoạt động thanh tra và khảo thí sau mỗi năm học đối với cán bộ quản lý và cán bộ thanh tra trong toàn Đại học. Sau mỗi khóa học mỗi đơn vị căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ có thể cho cán bộ làm công tác thanh tra đi tập huấn, giao lưu, trao đổi học hỏi kinh nghiệm với các trường đại học ở trong nước và quốc tế.

- Thường xuyên cập nhật, bổ sung các văn bản, tài liệu pháp luật có liên quan và tạo mọi điều kiện về kinh phí, thời gian cho cán bộ thanh tra đi tập huấn, bồi dưỡng do Bộ GD&ĐT tổ chức.

- Phải có sự thống nhất trong nhận thức về hoạt động thanh tra thi trong các cấp lãnh đạo ở ĐHTN và các trường thành viên, các khoa trực thuộc, đây là tiền đề quan trọng giúp công tác thanh tra phát triển; Phải xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng cụ thể với nội dung phong phú giúp cán bộ thanh tra thi có khả năng giải quyết được nhiều tình huống khác nhau trong những điều kiện cụ thể của hoạt động thanh tra; Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện đi lại đáp ứng các đợt thanh tra thi ở bên ngoài ngoài trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu biện pháp đổi mới hoạt động thanh tra thi của hiệu trưởng ở đại học thái nguyên (Trang 66 - 70)