Kết quả khảo nghiệm và ý kiến đánh giá

Một phần của tài liệu biện pháp đổi mới hoạt động thanh tra thi của hiệu trưởng ở đại học thái nguyên (Trang 77 - 83)

7. Cấu trúc nội dung luận văn

3.5.2. Kết quả khảo nghiệm và ý kiến đánh giá

Kết quả khảo nghiệm được thiết kế trên phiếu đánh giá theo các nội dung của 5 biện pháp thanh tra thi, được thể hiện ở bảng 3.1; bảng 3.2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.1: Mức độ cần thiết của các biện pháp

TT Các biện pháp

Mức độ cần thiết

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

SL % SL % SL %

1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên, học viên, sinh viên và các cán bộ làm công tác thanh tra thi ở các trường, đơn vị trong Đại học Thái Nguyên

113 56,5 87 43,5 0 0

2

Tăng cường bồi dưỡng nâng cao kiến thức về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra tra thi

142 71 58 29 0 0

3

Ban hành kịp thời những văn bản hướng dẫn cụ thể đối với thanh tra thanh tra tra thi: xây dựng thành các tiêu chí đánh giá để bình xét thi đua đối với giảng viên, xét kết quả học tập của sinh viên

85 42,5 115 57,5 0 0

4

Xác định những khâu đột phá trong công tác thanh tra thi để đạt hiệu quả cao nhất.

128 64 59 29,5 13 6,5

5 Tăng cường thanh tra thi đối

các kỳ thi hệ vừa làm vừa học… 77 38,5 108 54 15 7,5 Qua bảng số liệu trên cho thấy, cả 5 biện pháp đề xuất đều rất cần thiết cho hoạt động thanh tra thi tại các trường thành viên, đơn vị trực thuộc Đại học Thái Nguyên.

Trong đó biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên, học viên, sinh viên và các cán bộ làm công tác thanh tra thi ở các trường, đơn vị trong Đại học Thái Nguyên đã có 56,5 % ý kiến được hỏi đánh giá đây là biện pháp rất cần thiết, góp phần nâng cao nhận thức chung về thanh tra thi cho cả chủ thể quản lý, cán bộ thực hiện và đối tượng thanh tra; Biện pháp 2: Tăng cường bồi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dưỡng nâng cao kiến thức về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra tra thi, có 71 % ý kiến được hỏi đánh giá là biện pháp rất cần thiết, đặc biệt là với một đội ngũ thanh tra thi còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn trong giai đoạn hiện nay, nhìn chung các ý kiến đều đồng tình với biện pháp 1 và 2.

Biện pháp 3: Đề xuất với Ban Giám đốc ĐHTN ban hành kịp thời những văn bản hướng dẫn cụ thể đối với thanh tra thanh tra tra thi: xây dựng thành các tiêu chí đánh giá để bình xét thi đua đối với giảng viên, xét kết quả học tập của sinh viên, các ý kiến được hỏi cho rằng đây chỉ là công việc của cán bộ trực tiếp làm thanh tra thi, khi thực hiện nhiệm vụ cho thấy được những ưu điểm và nhược điểm để đề xuất lãnh đạo ĐHTN, nhà trường, đơn vị sửa đổi, bổ sung kịp thời cho phù hợp với thực tế (có 57,5% ý kiến đánh giá đây là biện pháp cần thiết).

Biện pháp 4: Xác định những khâu đột phá trong công tác thanh tra thi để đạt hiệu quả cao nhất, đây là biện pháp rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giáo dục, tới cán bộ, giảng viên và học viên, sinh viên, việc xác định được những khâu đột phá đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của lãnh đạo nhà trường, đơn vị, lãnh đạo phòng Thanh tra Khảo thí và Đảm bảo chất lượng (có 64% ý kiến đánh giá biện pháp này là rất cần thiết), tuy nhiên còn 6,5 % ý kiến cho rằng biện pháp này là không cần thiết vì trên thực tế khi thực hiện biện pháp này sẽ đụng chạm đến rất nhiều đối tượng, tâm lý e ngại, làm lợi cho người học được đặt ra, nên đòi hỏi các cấp lãnh đạo phải tuyên truyền tốt biện pháp 1 và 2 thì biện pháp 4 mới đạt hiệu quả.

Biện pháp 5: Phải thường xuyên công tác thanh tra thi đối các kỳ thi hệ vừa làm vừa học… ở các trường, đơn vị thuộc ĐHTN theo đúng yêu cầu mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đặt ra, tăng cường công tác báo cáo, kiểm tra. Biện pháp này được đưa ra nhằm mức đích thực hiện kết quả kế tiếp của biện pháp 4, chỉ có 38,5 % ý kiến được hỏi đánh giá đây là biện pháp rất cần thiết, có 7,5% ý kiến đánh giá là không cần thiết, việc thực hiện tốt biện pháp này sẽ có góp phần nâng cao chất lượng hệ đào tạo không chính quy, hệ đào tạo thạc sỹ tuy nhiên biện pháp này cũng sẽ tác động đến việc phân công kiểm tra giờ giảng của giáo viên, học viên, năng tực tự học tự nghiên cứu mà bấy lâu nay các học viên cao học thường coi nhẹ. Chúng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tôi thấy cần thiết phải áp dụng biện pháp này một cách quyết liệt, triệt để trong các nhà trường, đơn vị thuộc ĐHTN trong giai đoạn hiện này để đảm bảo chất lượng giáo dục của các loại hình đào tạo, giữa vững thương hiệu của các trường, đơn vị trong ĐHTN.

Căn cứ vào những số liệu về mức độ cần thiết khi đưa ra 5 biện pháp, chúng tôi đã lập bảng khảo sát về mức độ khả thi của các biện pháp đã đề xuất, khả năng ứng dụng và hiệu quả khi thực hiện các biện pháp này, kết quả như sau:

Bảng 3.2: Mức độ khả thi của các biện pháp đã đề xuất

TT Các biện pháp Mức độ khả thi

Rất khả thi Khả thi Không khả thi

SL % SL % SL %

1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên, học viên, sinh viên và các cán bộ làm công tác thanh tra thi ở các trường, đơn vị trong Đại học Thái Nguyên

57 28,5 143 71,5 0 0

2

Tăng cường bồi dưỡng nâng cao kiến thức về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra tra thi

108 54 92 46 0 0

3

Ban hành kịp thời những văn bản hướng dẫn cụ thể đối với thanh tra thanh tra tra thi: xây dựng thành các tiêu chí đánh giá để bình xét thi đua đối với giảng viên, xét kết quả học tập của sinh viên, học viên.

72 36 91 45,5 37 18,5

4

Xác định những khâu đột phá trong công tác thanh tra thi để đạt hiệu quả cao nhất.

45 22,5 136 68 19 9,5

5 Tăng cường thanh tra thi đối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhìn chung, cả 5 biện pháp đều có tính khả thi cao, trong đó biện pháp 1 có 71,5% đánh giá là khả thi; biện pháp 2 có đến 54% ý kiến đánh giá là rất khả thi, biện pháp 3 có 45,5% đánh giá là khả thi, biện pháp 4 có 68% ý kiến đánh giá là khả thi; biện pháp 5 có 63,5% ý kiến đánh giá là khả thi điều đó chính tổ các ý kiến được hỏi đều nhất trí về vấn đề nang cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên…, tăng cường bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ làm công tác thanh tra, xác định các khâu đột phát trong thanh tra thi và tăng cường hơn nữa công tác thanh tra thi hệ vừa làm vừa học, kỳ thi kết thúc học phần hệ đào tạo sau đại học tại các trường thành viên, các khoa trực thuộc ĐHTN.

Tuy nhiên bên cạnh những ý kiến đánh giá về tính khả thi của các biện pháp, cũng có những ý kiến đánh giá chưa cao về mức độ khả thi của các biện pháp đã đưa ra, biện pháp 4 xác định những khâu đột phá trong công tác thanh tra thi để đạt hiệu quả cao nhất có 9,5% ý kiến đánh giá là không khả thi, vì tâm lý chung là nếu làm tốt biện pháp này sẽ ảnh hưởng đến uy tín, công việc của một số ít cán bộ viên chức, học viên; biện pháp 5 còn 17 % ý kiến được hỏi đánh giá là không khả thi vì nếu làm tốt biện pháp này sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu tuyển sinh và tài chính của hệ vừa làm vừa học, đây được coi là thu nhập chính của các trường thành viên và đơn vị trực thuộc ĐHTN. Đây cũng là công việc rất khó khăn và tạo nhiều áp lực cho công tác thanh tra nói chung và thanh tra thi nói riêng.

Để những biện pháp trên thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn, cần có sự quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp quản lý trong toàn Đại học Thái Nguyên, sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ làm công tác thanh tra của ĐHTN, Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng và sự ủng hộ, phối hợp, giúp đỡ của đội ngũ giảng viên, các cơ sở liên kết để công tác thanh tra thi đạt kết quả tốt nhất.

Kết luận chƣơng 3

Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn thanh tra thi, qua các bảng số liệu đã khảo sát ở trên, chúng tôi đề xuất 5 biện pháp nhằm đổi mới hoạt động thanh tra thi của hiệu trưởng trong các trường thành viên, đơn vị trực thuộc ĐHTN như sau:

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên, học viên, sinh viên và các cán bộ làm công tác thanh tra thi ở các trường, đơn vị trong Đại học Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tăng cường bồi dưỡng nâng cao kiến thức về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra tra thi.

Ban hành kịp thời những văn bản hướng dẫn cụ thể đối với thanh tra thanh tra tra thi, xây dựng thành các tiêu chí đánh giá để bình xét thi đua đối với giảng viên, xét kết quả học tập của sinh viên, học viên.

Xác định những khâu đột phá trong công tác thanh tra thi để đạt hiệu quả cao nhất.

Tăng cường thanh tra thi đối các kỳ thi hệ vừa làm vừa học…

Giữa các biện pháp đề xuất có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung và hỗ trợ kết quả cho nhau. Từ kết quả khảo nghiệm cho thấy, trong 5 biện pháp đề xuất nói trên thì biện pháp 1, 2 có tầm quan trọng và tính khả thi cao nhất, dễ thực hiện trong điều kiện tự chủ về tài chính và trình độ nhận thức của đội ngũ tri thức trong các trường thành viên, đơn vị trực thuộc ở ĐHTN trong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp mà chúng tôi đề xuất có cơ sở khoa học và được dựa trên cơ sở pháp lý và hoạt động thức tiễn thanh tra đem lại. Qua kết quả khảo sát cũng cho thấy các biện pháp này có thể áp dụng được trong thực tiễn và có tính khả thi tương đối cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu biện pháp đổi mới hoạt động thanh tra thi của hiệu trưởng ở đại học thái nguyên (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)