Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên, học viên, sinh viên

Một phần của tài liệu biện pháp đổi mới hoạt động thanh tra thi của hiệu trưởng ở đại học thái nguyên (Trang 63 - 66)

7. Cấu trúc nội dung luận văn

3.3.1.Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên, học viên, sinh viên

cán bộ làm công tác thanh tra thi ở các trường, đơn vị trong Đại học Thái Nguyên

i. Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, học viên, sinh viên và cán bộ thanh tra nhằm phát huy vai trò chủ động tích cực của cán bộ giáo viên, người học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cũng như vai trò của người làm công tác thanh tra nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng, chính xác trong hoạt động thanh tra. Hình thành phát triển năng lực tự thanh tra cho cán bộ, giáo viên, người học.

- Điều 5 Luật Thanh tra (2005) chỉ rõ: “Hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp

luật, bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời”.

Tại điều 2 quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi ban hành kèm theo Quyết định số 41/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì hoạt động thanh tra thi phải thực hiện tuân theo các quy định của pháp luật; không làm ảnh hưởng đến hoạt động hình thường của các tổ chức, cá nhân, đơn vị; đảm bảo tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ và kịp thời.

Hoạt động thanh tra thi đòi hỏi phải được thực hiện một cách dân chủ, công khai vì thanh tra thuộc một trong bốn nội dung của quản lý nhà nước, việc phải công khai các nội dung về thanh tra thi là rất cần thiết để các cấp quản lý và đối tượng thanh tra biết và thực hiện cho tốt. Cho nên việc tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên trong toàn Đại học Thái Nguyên biết được quyền và nghĩa vụ của mình khi tiếp xúc với cán bộ làm công tác thanh tra, các cấp lãnh đạo tạo nhằm tạo điều kiện để cán bộ thanh tra làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình đồng thời làm cho mọi người hiểu rõ về hoạt động thanh tra thi để qua đó họ thực hiện tốt các yêu cầu, kết luận, quyết định và các biện pháp xử lý đối với các cá nhân có hành vi vi phạm quy chế thi.

Nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ quản lý, cán bộ thanh tra và giảng viên, học viên, sinh viên trong các trường thành viên, các khoa trực thuộc hiểu và có thái độ đúng với công tác thanh tra thi, hiểu rõ về mục đích, thẩm quyền, nội dung của thanh tra thi, để từ đó có sự chỉ đạo công tác thanh tra đạt hiểu quả, tạo điều kiện giúp đỡ, phối hợp theo đúng chức năng, nhiệm vụ khi làm việc với cán bộ được phân công làm thanh tra thi.

ii. Nội dung thực hiện

- Hiệu trưởng các trường đại học thành viên, thủ trưởng các khoa trực thuộc có trách nhiệm phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra giáo dục: Luật Giáo dục (2005), Luật Thanh tra (2004), Nghị định 85/2006/NĐ-CP, Nghị định số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

41/2005/NĐ-CP và Quyết định số 14/2006/QĐ-BGD&ĐT; Các văn bản của Đại học Thái nguyên về phân cấp quản lý thanh tra, về hướng dẫn công tác thanh tra thi đến toàn thể cán bộ, viên chức, học sinh, sinh viên của đơn vị mình, nhằm mục đích giúp cho mỗi cán bộ quản lý, cán bộ thanh tra và giảng viên coi công tác thanh tra thi là một chức năng thiết yếu của công tác quản lý trong mỗi nhà trường.

- Nâng cao vị trí, vai trò của thanh tra giáo dục trong toàn Đại học Thái Nguyên, là bộ máy giúp việc đắc lực cho lãnh đạo đơn vị, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực diễn ra trong nội bộ nhà trường, là bộ phận tham mưu các chính sách cho hiệu trưởng, chia sẽ những kinh nghiệm hay, quý báu cho đồng nghiệp, thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ: "Thanh tra là tai mắt của trên, người bạn của dưới", mỗi cán bộ quản lý và cán bộ thanh tra phải xác định rõ thanh tra là công cụ sắc bén tác động mạnh đến chất lượng, hiệu quả giáo dục của mỗi nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

- Từng giảng viên, học viên, sinh viên phải nhận thức đúng về hoạt động thanh tra thi. Coi thanh tra thi là công việc chuyên môn của phòng Thanh tra khảo thí và Đảm bảo chất lượng, với mục đích chủ yếu là làm cho đối tượng bị thanh tra tốt lên, thực hiện chức năng tư vấn, giúp đỡ, điều chỉnh, uốn nắn.

iii. Cách thức tiến hành của biện pháp

Để thực hiện biện pháp này, các trường thành viên, khoa trực thuộc có thể thực hiện việc tuyên truyền về nội dung thanh tra, quy trình thanh tra, vai trò ý nghĩa của hoạt động thanh tra, tính pháp chế của hoạt động thanh tra thi thông qua các hình thức:

+ Thông qua các đợt tập huấn tuyển sinh đại học, cao đẳng hàng năm do ĐHTN tổ chức.

+ Thông qua nguồn tài liệu, sách báo, văn bản hướng dẫn về thanh tra giáo dục, thanh tra thi của Bộ GD&ĐT, ĐHTN.

+ Thông qua công tác hoạt động thanh tra thi thực tế ở các đơn vị ở các kỳ thi trong và ngoài đơn vị từ năm 2006 đến nay.

+ Thông qua việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc hoạt động thanh tra của ĐHTN đối với các trường thành viên, của phòng Thanh tra khảo thí và Đảm bảo chất lượng đối với các kỳ thi, hoạt động thanh tra chéo giữa các khoa trong một nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Thông qua tuần sinh hoạt công dân đầu năm hoặc qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật do Đoàn Thanh niên CSHCM, Hội sinh viên nhà trường tổ chức…

+ Thông qua các lớp tập huấn được tổ chức tại nhà trường, đơn vị, tại ĐHTN hoặc do Bộ GD&ĐT tổ chức.

+ Thông qua các bản tin và các chương trình phát thanh, tạp chí của ĐHTN, nhà trường, đơn vị về các nội dung thanh tra theo kế hoạch hoặc đột xuất và các trường hợp bị xử lý kỷ luật.

+ Thông qua các cuộc hợp của Hội đồng khen thưởng và kỷ luật nhà trường về các trường hợp cán bộ, viên chức vi phạm quy chế thi và biên bản họp lớp, hợp khoa và các tiêu chí bình xét khen thưởng cuối năm đối với giảng viên, có biện pháp khuyến khích việc làm của cán bộ, sinh viên trong việc cung cấp thông tin làm cơ sở cho hoạt động thanh tra thi có hiệu quả.

iv. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Ban hành hệ thống các văn bản về thanh tra, văn bản hướng dẫn thực hiện thanh tra để cán bộ giảng viên, sinh viên được biết, để thực hiện nghiêm túc.

Cán bộ làm công tác thanh tra phải chuẩn mực, gương mẫu trước người khác mới có sức thuyết phục đối tượng thanh tra.

Một phần của tài liệu biện pháp đổi mới hoạt động thanh tra thi của hiệu trưởng ở đại học thái nguyên (Trang 63 - 66)