Thực trạng về tổ chức thanh tra, thanh tra thi ở Đại học Thái Nguyên

Một phần của tài liệu biện pháp đổi mới hoạt động thanh tra thi của hiệu trưởng ở đại học thái nguyên (Trang 41 - 43)

7. Cấu trúc nội dung luận văn

2.3.1.Thực trạng về tổ chức thanh tra, thanh tra thi ở Đại học Thái Nguyên

Ngay từ ngày thành lập Đại học Thái Nguyên, công tác tổ chức thanh tra thi được Đảng ủy, Ban Giám đốc quan tâm và chỉ đạo sát sao, tất cả các kỳ thi kết thúc học phần, thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh hệ vừa học vừa làm, tuyển sinh sau đại học đều có các quyết định cử cán bộ thanh tra làm nhiệm vụ tại các điểm thi, tuy nhiên vì chưa có hệ thống tổ chức thanh tra giáo dục trong toàn ĐHTN nên các hoạt động thanh tra thi thực hiện trong thời gian ngắn và tự giải tán ngay khi hoàn thành nhiệm vụ nên rất khó cho việc chỉ đạo về chuyên môn, thống kê số liệu, tạo sự thống nhất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giữa các trường, đơn vị trong toàn Đại học, vì chủ yếu là các cán bộ làm công tác này mang tính kiêm nhiệm, nghiệp vụ chưa sâu nên khi thanh tra thi sẽ gặp khó khăn.Vì vậy, hiệu quả hoạt động thanh tra thi ở các đơn vị đạt được còn rất hạn chế, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục.

Việc đổi mới công tác thanh tra thi ở Đại học Thái Nguyên hiện nay là hết sức cần thiết, thanh tra giáo dục nói chung và thanh tra thi nói riêng không phải chỉ nhằm phát hiện sai phạm để xử lý mà quan trọng là phát hiện sớm để phòng ngừa, uốn nắn, tránh những sai phạm nhỏ không được cảnh báo, ngăn ngừa sẽ biến thành những sai phạm lớn, thậm chí dẫn đến vi phạm pháp luật. Đạt được mục tiêu đó chính là đã góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học trong giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ và ngành giáo dục và đào tạo. Xuất phát từ yêu cầu thực tế, từ những căn cứ pháp lý như Luật Thanh tra năm 2004, Luật Giáo dục năm 2005, Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25/3/2005 của Chính phủ và Quyết định số 14/2006/QĐ-BGDĐT ngày 25/4/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Thái Nguyên đã tiến hành thành lập tổ chức Thanh tra giáo dục trực thuộc Ban Giám đốc ĐHTN gồm 1 trưởng ban, 1 phó ban và một số chuyên viên làm công tác thanh tra. Nhiệm kỳ của Trưởng ban, Phó trưởng ban theo nhiệm kỳ của Giám đốc. Tất cả số cán bộ này đều là chuyên trách về thanh tra.

Tại các trường và đơn vị thành viên, Đại học Thái Nguyên chỉ đạo thành lập Phòng Thanh tra Khảo thí và Đảm bảo chất lượng do 2 bộ phận chuyên trách là thanh tra và khảo thí. Phòng Thanh tra Khảo thí và Đảm bảo chất lượng có 1 trưởng phòng, 1 phó trưởng phòng và một số cán bộ chuyên trách làm công tác thanh tra và kiểm định chất lượng. Nhiệm kỳ của trưởng phòng, phó trưởng phòng theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng, thủ trưởng đơn vị.

Cán bộ làm công tác thanh tra là những người có trình độ từ đại học trở lên, đặc biệt quan tâm đến cán bộ có kiến thức luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực xem xét và kết luận vấn đề.

Căn cứ vào các văn bản của Nhà nước, Bộ GD&ĐT về công tác thanh tra, ngày 19/5/2006, Giám đốc ĐHTN đã ra Quyết định số 39/QĐ-TTr Ban hành qui

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

định về công tác thanh tra giáo dục của ĐHTN. Tại Văn bản này đã qui định rõ phạm vi điều chỉnh, chức năng, nhiệm vụ của Ban Thanh tra Giáo dục ĐHTN, Phòng Thanh tra Khảo thí và Đảm bảo chất lượng của các đơn vị thành viên cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn thanh tra, các thanh tra viên, các cá nhân, tổ chức có liên quan. Văn bản qui định rõ đối tượng thanh tra, hình thức hoạt động thanh tra, yêu cầu đối với công tác thanh tra, nội dung thanh tra, qui trình thanh tra. Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hàng năm Ban Thanh tra Đại học Thái Nguyên đã có các văn bản hướng dẫn về công tác thanh tra, thanh tra thi ở các trường, đơn vị, ra quyết định thành lập các đoàn thanh tra thi lưu động để thanh tra các kỳ thi vừa học vừa làm, thi tốt nghiệp ở các cơ sở liên kết đào tạo với các trường đại học thành viên như ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Tuyên Quang, Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm Quảng Ninh, Trường Cao đẳng Sư phạm Cao Bằng…

Ở Đại học Thái Nguyên, cơ cấu tổ chức thanh tra có 2 cấp là cấp ĐHTN và cấp các trường, đơn vị thành viên, trong đó thanh tra cấp trường và đơn vị thành viên chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ công tác của tổ chức TTGD đại học. Tuy nhiên việc phân công nhiệm vụ cho cán bộ ở các phòng Thanh tra khảo thí và Kiểm định chất lượng còn chồng chéo, chủ yếu là theo sự vụ chứ chưa theo 1 tiêu chí hay kế hoạch cụ thể nên cán bộ làm công tác này gặp nhiều khó khăn vì 1 lúc phải làm rất nhiều việc cho 2 mảng công việc là thanh tra và khảo thí.

Một phần của tài liệu biện pháp đổi mới hoạt động thanh tra thi của hiệu trưởng ở đại học thái nguyên (Trang 41 - 43)