7. Cấu trúc nội dung luận văn
2.4. Nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên về thanh tra, thanh tra thi
Công tác thanh tra thi được thực hiện tại nhiều trường, nhiều bậc học, ở các loại hình đào tạo, kết quả của nó sẽ tác động đến cán bộ quản lý, giảng viên và học sinh sinh viên trong toàn Đại học Thái Nguyên, tuy nhiên để đạt được kết quả cao việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo luôn được Đảng ủy, Ban Giám đốc ĐHTN và lãnh đạo các trường thành viên quan tâm, tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện công tác này còn nhiều cán bộ quản lý, giảng viên và các cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ thanh tra thi có nhận thức khác nhau về thanh tra giáo dục.
Để có cơ sở đánh giá một cách khách quan, chính xác về nhận thức của cán bộ quản lý, cán bộ thanh tra và giảng viên về công tác thanh tra, trong đó có nhiệm vụ chủ yếu là thanh tra thi, chúng tôi đã dùng phiếu trưng cầu ý kiến đối với 200 cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy, cán bộ thanh tra tra hiện đang công tác tại các trường, đơn vị trong Đại học Thái Nguyên, kết quả như sau (xem bảng 2.9):
Từ bảng 2.9 cho thấy:
- Về thẩm quyền thanh tra thi: Nhìn chung số cán bộ, giảng viên được lấy phiếu thăm dò đều nhất trí cho rằng việc thanh tra nói chung và thanh tra thi nói riêng thuộc thẩm quyền của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Thái Nguyên và các trường thành viên, đơn vị trực thuộc Đại học chứ không thuộc thẩm quyền của thanh tra nhà nước (số phiếu không đồng ý là 92%). Tuy nhiên thẩm quyền thanh tra thi thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo hay ĐHTN, các trường thành viên là do tính chất của từng đợt thi và do phân cấp quản lý chứ không nhất thiết phải do một cấp chuyên thực hiện vì tùy theo quy mô, phạm vi ảnh hưởng, tính chất quan trọng của các đợt thi mà từng cấp phải thực hiện, ví dụ như kỳ thi tuyển sinh sau đại học do ĐHTN tổ chức thì phải có 2 cấp thanh tra đó là Thanh tra Bộ GD&ĐT và Thanh tra của ĐHTN, nhưng đến các kỳ thi tốt nghiệp, thi kết thúc học phần thì chỉ cần thanh tra của phòng thanh tra khảo thí và kiểm định chất lượng phối hợp với các cán bộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
của các khoa làm nhiệm vụ thanh tra còn Thanh tra giáo dục của ĐHTN chỉ làm nhiệm vụ kiểm tra, hướng dẫn về mặt chuyên môn nghiệp vụ (61,5% đồng ý). Tuy nhiên nếu giao công việc thanh tra này cho Phòng TTKT&ĐBCL thì đây là một công việc quá tải, không thể thực hiện được, không thể kiểm tra, kiểm soát được nên việc kết hợp giữa phòng thanh tra và các khoa cử cán bộ đi thanh tra, giám sát chéo nhau như ở trường ĐH Sư phạm sẽ là một bước cải tiến cần nhân rộng trong toàn Đại học Thái Nguyên.
- Về mục đích của hoạt động thanh tra thi: Với mục đích nhằm đảm bảo sự công bằng, chính xác trong thi cử, nhằm chủ động phòng ngừa và kiến nghị xử lý khi có sai phạm xẩy ra, nhằm phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và ngăn chặn các sai phạm, ứng phó mới mọi tình huống bất thường có thể xẩy ra trong kỳ thi có 66,5 % ý kiến đồng ý; góp phần phát hiện những lỗ hổng trong kiến thức của sinh viên và đề xuất hướng khắc phục với các cấp lãnh đạo (73% ý kiến đồng ý). Tuy nhiên để làm được vấn đề này không chỉ riêng công tác thanh tra thi mà phải làm tốt ở nhiều khâu trong quá trình đào tạo như đổi mới phương pháp giảng dạy, phong cách giảng dạy của các giảng viên, sự quan tâm lắng nghe của các cấp lãnh đạo và sự tích cực học tập của sinh viên, học viên.
- Về nhân sự tham gia công tác thanh tra thi: Cán bộ thanh tra của ĐHTN làm nòng cốt phối hợp với cán bộ phòng TTKT&ĐBCL của nhà trường, đơn vị trong Đại học Thái Nguyên có 68 % ý kiến đồng ý và 23,5% ý kiến không đồng ý. Qua số liệu này chúng ta thấy có những đợt thi tuyển sinh, tốt nghiệp bên ngoài trường thì phải có thanh tra của 2 cấp mới đảm bảo được sự khách quan, công bằng chứ để thanh tra thi của nhà trường thì tâm lý nể nang vẫn còn, sự khách quan, độc lập sẽ mất đi.
Nếu để cán bộ phòng TTKT&KĐCL của nhà trường, đơn vị làm nòng cốt phối hợp với cán bộ của khoa tổ chức thi có 59% số phiếu đồng ý, nếu làm được điều này thì đây là một bước chuyển biến lớn trong công tác thanh tra vì các cán bộ của các khoa được cử làm công tác thanh tra sẽ thấy được trách nhiệm và thông cảm, chia sẻ cho công việc của cán bộ thanh tra thi phòng TTKT&ĐBCL và cán bộ thanh tra của Đại học Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.9: Nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên về thanh tra, thanh tra thi
TT Nội dung đề nghị Rất
đồng ý Đồng ý
Không đồng ý
I Thẩm quyền thanh tra SL % SL % SL % 1
- Công tác thanh tra thi tại các trường thành viên, khoa trực thuộc ĐHTN thuộc thẩm quyền của thanh tra Nhà nước.
0 0 16 8 184 92
2
- Công tác thanh tra thi tại các trường thành viên, khoa trực thuộc ĐHTN thuộc thẩm quyền của ĐHTN và Bộ GD&ĐT.
34 17 100 50 66 33
3
- Công tác thanh tra thi tại các trường thành viên, khoa trực thuộc ĐHTN thuộc thẩm quyền của ĐHTN, các trường ĐH thành viên và đơn vị trực thuộc.
77 38,5 123 61,5 0 0
4
- Công tác thanh tra thi tại các trường thành viên, khoa trực thuộc ĐHTN thuộc thẩm quyền của các trường ĐH thành viên và đơn vị trực thuộc.
16 8 57 28,5 127 63,5
II Mục đích của công tác thanh tra thi ở ĐHTN
1
- Đảm bảo sự công bằng, chính xác trong thi cử, nhằm chủ động phòng ngừa và kiến nghị xử lý khi có sai phạm xẩy ra.
133 66,5 67 33,5 0 0
2
- Góp phần phát hiện những lỗ hổng trong kiến thức của sinh viên và đề xuất hướng khắc phục với các cấp lãnh đạo.
146 73 54 27 0 0
3
- Phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và ngăn chặn các sai phạm, ứng phó mới mọi tình huống bất thường có thể xẩy ra trong kỳ thi.
71 35,5 129 64,5 0 0
4 - Kiểm tra việc tuân thủ đúng quy trình,
nghiệp vụ công tác coi thi của giảng viên. 68 34 119 59,5 13 6,5
III Nhân sự tham gia các đoàn thanh tra thi
1
- Cán bộ TT của ĐHTN làm nòng cốt phối hợp với cán bộ phòng TTKT&KĐCL của nhà trường, đơn vị trong ĐH
17 8,5 136 68 47 23,5
2
- Cán bộ phòng TTKT&KĐCL của nhà trường, đơn vị làm nòng cốt phối hợp với cán bộ của khoa tổ chức thi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Từ phân tích số liệu của bảng 2.4 cho thấy nhận thức của một số cán bộ quản lý, giảng viên và cán bộ thanh tra chưa đạt yêu cầu. Điều đó chứng tỏ công tác tuyên truyền, bồi dưỡng nhận thức về công tác thanh tra, thanh tra thi chưa được chú trọng, chủ yếu là tham khảo tài liệu thanh tra thi tuyển sinh trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hàng năm chứ chưa có một cuộc tập huấn cụ thể về thanh tra thi cho các cán bộ thường xuyên tham gia công tác này, ngay cả Bộ Giáo dục và Đào tạo thì việc tổ chức, tập huấn cho cán bộ làm công tác thanh tra của các trường, đơn vị trong toàn quốc cũng rất hạn chế. Để nâng cao nhận thức về nội dung, mục đích của việc thanh tra thi, các trường, đơn vị trong toàn Đại học Thái Nguyên, cần tuyên truyền sâu rộng, quán triệt nội dung các văn bản liên quan đến giáo dục, đào tạo, thanh tra, kiểm tra đến từng giảng viên, sinh viên nhằm mục đích góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học.