Quy trình thực hiện 1 cuộc thanh tra

Một phần của tài liệu biện pháp đổi mới hoạt động thanh tra thi của hiệu trưởng ở đại học thái nguyên (Trang 25 - 26)

7. Cấu trúc nội dung luận văn

1.3.2.Quy trình thực hiện 1 cuộc thanh tra

Căn cứ vào các quy định hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Giáo dục và đào tạo, Ban Thanh tra giáo dục ĐHTN đã hướng dẫn quy trình để việc thực hiện 1 cuộc thanh tra như sau:

Bước 1: Xây dựng chương trình kế hoạch năm:

Trưởng ban (phòng) thanh tra giáo dục có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm, căn cứ yêu cầu nhiệm vụ trọng tâm của ĐH (nhà trường) và yêu cầu công tác giải quyết khiếu nại tố cáo và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo để trình Giám đốc (Hiệu trưởng) phê duyệt.

Bước 2: Chuẩn bị cho cuộc thanh tra cụ thể:

Tiến hành một cuộc thanh tra cụ thể, căn cứ chương trình kế hoạch đã được phê duyệt, trưởng ban (phòng) thanh tra lập danh sách đoàn thanh tra và trình thủ trưởng đơn vị ký quyết định thành lập đoàn thanh tra; cán bộ tham gia đoàn thanh tra được lựa chọn phân theo nguyên tắc công việc đang phụ trách có liên quan theo ngành dọc nhưng có tính độc lập tương đối, đối với đối tượng thanh tra. Sau khi có quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể của cuộc thanh tra, trong đó xác định rõ thời gian, mục đích, yêu cầu nội dung và phương pháp tiến hành, đồng thời phổ biến kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên đoàn thanh tra.

Bước 3: Công bố quyết định và tiến hành cuộc thanh tra:

Tuân thủ đúng các nội dung quy định tại Nghị định 41/2005/NĐ-CP ngày 25/3/2006 của Chính phủ về công bố quyết định thanh tra và các biện pháp thực hiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bước 4: Công bố báo cáo kết quả và kết luận thanh tra:

Trước khi công bố báo cáo kết quả và bản kết luận thanh tra chính thức đoàn thanh tra cần thông báo nội dung dự thảo các văn bản này cho đối tượng thanh tra để nếu có các vấn đề chưa nhất trí đối tượng thanh tra có thể giải trình. Việc giải trình nếu có chứng cứ chứng minh thuyết phục sẽ được đoàn thanh tra sẽ xem xét, sửa đổi lại trong báo cáo kết luận chính thức.

Thành phần buổi công bố báo cáo kết quả và kết luận thanh tra có mặt của người ra quyết định thanh tra, đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra và các cán bộ có liên quan.

Bước 5: Chấp hành kết luận thanh tra:

Như đã nói ở trên, hiệu quả của công tác thanh tra thể hiện ở việc đối tượng thanh tra thực hiện các kết luận thanh tra có nghiêm túc không, việc khắc phục hậu quả, việc xử lý vi phạm (nếu có) cần được thể hiện rất rõ trong kết luận thanh tra, yêu cầu đối tượng thanh tra phải thực hiện theo từng lộ trình cụ thể, thời hạn cuối cùng được ấn định để đối tượng thanh tra báo cáo bằng văn bản việc hoàn thành thực hiện các kết luận thanh tra cho người ra quyết định thanh tra. Nếu có dấu hiệu đối tượng thanh tra không chấp hành hoặc chấp hành kết luận thanh tra không đầy đủ, không trung thực như báo cáo, Ban (phòng ) thanh tra có thể cử cán bộ đi kiểm tra xác minh báo cáo thủ trưởng đơn vị áp dụng biện pháp xử lý.

Một phần của tài liệu biện pháp đổi mới hoạt động thanh tra thi của hiệu trưởng ở đại học thái nguyên (Trang 25 - 26)