Thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, thanh tra thi

Một phần của tài liệu biện pháp đổi mới hoạt động thanh tra thi của hiệu trưởng ở đại học thái nguyên (Trang 43 - 45)

7. Cấu trúc nội dung luận văn

2.3.2.Thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, thanh tra thi

Đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả công tác thanh tra. Do đó, cán bộ thanh tra phải được lựa chọn từ những người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực, kinh nghiệm trong giảng dạy, quản lý, có khả năng phân tích, kết luận, được trang bị hiểu biết về pháp luật, hiểu rõ chuyên môn nghiệp vụ và không được xa rời các nguyên tắc khi thanh tra giáo dục, thanh tra thi. Tuy nhiên còn nhiều cán bộ chưa được trang bị kiến thức về pháp luật nên bước đầu gặp khó khăn trong công tác thanh tra, thanh tra thi đặc biệt là đối với các đơn vị mới thành lập, công việc nhiều nhưng biến chế không có nên chủ yếu làm kiêm nhiệm hoặc hợp đồng nên gặp khó khăn trong công tác này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ năm 2006, khi thành lập bộ máy thanh tra giáo dục trong Đại học, cho đến nay số lượng cán bộ làm công tác thanh tra còn rất mỏng chưa đáp ứng được với số lượng công việc rất lớn (ĐH Sư phạm: 06 người; ĐH Y - Dược: 04 người; ĐH Nông Lâm: 08 người; ĐH Kỹ thuật Công nghiệp: 06 người; ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh: 04 người, Trường ĐH Khoa học: 04 người, Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật: 03 người; Khoa Công nghệ thông tin: 4 người, Khoa Ngoại ngữ: 02 người…); hơn thế, số lượng cán bộ này vừa làm công tác thanh tra thi, vừa làm công tác khảo thí cho nên còn gặp nhiều khó khăn và có sự chồng chéo trong quản lý và thực hiện nhiệm vụ.

Mặt khác, với tâm ý e ngại va chạm với đồng nghiệp, cán bộ viên chức của đơn vị mình cũng đang là một rào cản lớn, ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác thanh tra thi, nên nhiều đơn vị còn có hiện tượng thành lập cho đủ ban bệ chứ thanh tra không phát huy được vai trò của mình. Đây cũng là hạn chế rất lớn không chỉ riêng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra nói chung và còn là gánh nặng tâm lý tồn tại ở mỗi cán bộ trực tiếp làm công tác này.

* Để có cơ sở đánh giá về năng lực của cán bộ thanh tra thi, chúng tôi đã tiến hành khảo sát đối với 200 cán bộ, giảng viên trong Đại học Thái Nguyên, kết quả như sau:

Bảng 2.6: Đánh giá về thực trạng cán bộ làm công tác thanh tra thi ở ĐHTN trong giai đoạn hiện nay

TT Nội dung Rất tốt Tốt Chƣa tốt

SL % SL % SL %

1 - Có phẩm chất đạo đức tốt,

hoàn thành nhiệm vụ được giao. 105 52,5 95 47,5 0 0 2 - Trình độ chuyên môn nghiệp

vụ hiện tại của cán bộ thanh tra 57 28,5 123 61,5 20 10 3 - Năng lực của cán bộ thanh

tra thi 28 14 105 52,5 67 33,5

4

- Khả năng giải quyết vấn đề khi có tình huống phát sinh trong thanh tra thi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua các số liệu trên có thể thấy, năng và khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh trong khi thanh tra thi còn nhiều hạn chế, không phát huy được vai trò của mình, trình độ chuyên môn đang là hạn chế lớn (chiếm 10,%), năng lực của cán bộ thanh tra còn yếu, khả năng xử lý công việc khi có tình huống phát sinh còn bất cập, thiếu tính quyết đoán (31,5%). Đây cũng là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thanh tra của toàn Đại học Thái Nguyên, có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng này nhưng theo chúng tôi thì đội ngũ cán bộ thanh tra ở ĐHTN và các trường đại học thành viên đều có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình trong công việc, song trong hoạt động thanh tra còn bộc lộ nhiều hạn chế do chưa theo kịp với diễn biến thi cử, khả năng sử dụng các phương tiện hỗ trị tinh vi của đối tượng vi phạm, khả năng đáp ứng, xử lý các vấn đề phát sinh trong thực tế khi thực hiện các kỹ năng thanh tra thi, cán bộ chủ yếu là kiêm nhiệm, không được tham gia thường xuyên, không cập nhật các văn bản pháp lý và thiếu cương quyết trong việc xử lý cán bộ, thí sinh vi phạm quy thi.

Một phần của tài liệu biện pháp đổi mới hoạt động thanh tra thi của hiệu trưởng ở đại học thái nguyên (Trang 43 - 45)