Khái quát về tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông hòn gai tỉnh quảng ninh (Trang 34 - 108)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.Khái quát về tỉnh Quảng Ninh

2.1.1. Khái quát chung về tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là một tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam có diện tích là 6.110 km2 với địa mạo núi đồi chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên; trên 250 km bờ biển và 2077 hòn đảo lớn nhỏ; có 14 đơn vị hành chính với 183 phường xã, trong đó có 27 xã vùng cao và 84 xã phường miền núi. Dân số toàn tỉnh hiện nay 1.250.000 người.

Quảng Ninh nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh với nhiều thế mạnh về kinh tế: công nghiệp than, cảng biển, cửa khẩu du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, thương mại dịch vụ... đặc biệt có Vịnh Hạ Long - di sản thế giới, đang được xếp bình chọn là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới. Trong những năm qua, kinh tế của tỉnh phát triển mạnh và luôn duy trì ở mức tăng trưởng cao. Những đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác phát triển nguồn nhân lực của tỉnh đồng thời tạo ra những điều kiện thuận lợi cho phát triển giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao và thực hiện các chính sách xã hội. Giáo dục Quảng Ninh đạt được nhiều kết quả trên cả 3 mục tiêu: “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”.

2.1.2. Khái quát về Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh

Giáo dục Quảng Ninh hiện nay đã phát triển thành một hệ thống tương đối hoàn chỉnh với đầy đủ các cấp học, bậc học từ mầm non, phổ thông, dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng đại học. HS cấp THPT hiện nay chiếm khoảng 3,32% dân số.

Trong những năm gần đây, thực hiện việc đổi mới giáo dục phổ thông ngành giáo dục Quảng Ninh đã chủ động bồi dưỡng GV dạy sách giáo khoa mới, tích cực và chủ động trang bị, tập huấn và quản lý khai thác và sử dụng TBDH, tăng cường quản lý hoạt động chuyên môn theo phương châm gắn đổi mới nội dung với ĐMPP dạy học.

Chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường được nâng lên cả về đại trà và mũi nhọn: năm học 2008 - 2009 đã có 13685/14999 HS lớp 12 tốt nghiệp THPT và 7020 HS đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng, chiếm tỷ lệ 22,63% so với số HS đăng ký dự thi; năm học 2008 - 2009, tổng số HS đạt giải HS giỏi Quốc gia đứng vị trí thứ 20/68 đội. CSVC được tăng cường theo hướng đồng bộ, chuẩn, trang TBDH được quản lý, sử dụng hiệu quả. Công tác quản lý được đổi mới và đi vào chiều sâu: không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và GV, tạo điều kiện để họ được bồi dưỡng và nâng cao trình độ, số lượng thạc sĩ quản lý, thạc sĩ chuyên ngành trong mấy năm gần đây tăng lên rất nhiều. Điều đó khẳng định sự quan tâm rất lớn của ngành trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Tuy nhiên ngành Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh vẫn còn nhiều thiếu sót, bất cập:

- Còn nhiều sự chênh lệch giữa các vùng miền (thành thị, đồng bằng, miền núi, vùng biên giới và hải đảo) về nhu cầu phát triển và chất lượng giáo dục đào tạo toàn diện. Số HS tăng nhanh ở các vùng đô thị như thành phố Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái. Các vùng núi hải đảo như Tiên Yên, Ba Chẽ, Cô Tô thì tăng không đáng kể. Chất lượng GV và HS có sự chênh lệch lớn thể hiện ở tỷ lệ HS đỗ tốt nghiệp lớp 12 và đặc biệt là tỷ lệ đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng: Số HS đỗ vào đại học ở các trường mạnh trong thị xã, thành phố có năm đến 80% trong khi ở các trường vùng sâu, vùng xa thì con số này chưa nổi 20 HS.

- Hoạt động quản lý chỉ đạo của một số trưòng còn mang nặng tính hình thức, chưa thực sự thiết thực, bắt nhập với sự đổi mới còn chậm, ít dám tự đổi mới và tự chịu trách nhiệm.

- Một bộ phận GV thiếu ý chí vươn lên, lối mòn của phương pháp dạy học cũ vẫn còn in dấu nặng nề, ít chịu nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học.

- Một số HS tiếp cận với những mặt trái xã hội nên hư rất nhanh, học tập mang tính chất thực dụng, thiếu hụt những tri thức, một số còn hay bỏ học, quản lý của gia đình còn lỏng lẻo...

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị tuy đã được chú trọng nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu học tập của HS, việc thực hành đồng loạt còn khó khăn, chất lượng thiết bị còn kém..

Thực tế trên đặt ra những yêu cầu cấp thiết đối với công tác quản lý giáo dục. Cần phải có những biện pháp quản lý hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục trong các nhà trường nhằm thực hiện thành công mục tiêu đổi mới giáo dục

2.2. Tiến trình phát triển của trƣờng THPT Hòn Gai, tỉnh Quảng Ninh

Trường THPT Hòn Gai thành lập từ năm 1959 mà tiền thân của nó là trường cấp III Hòn Gai. Từ ngày đầu thành lập, với 1 lớp 8 đầu tiên (hệ 10 năm) của vùng mỏ Hồng Quảng, đến nay năm học 2009 - 2010, trường hiện có 49 lớp với 1701 HS, là một trong 5 trường THPT hệ công lập của thành phố Hạ Long với hai đặc điểm nổi bật: là trường cấp III đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh; là trường THPT có số HS nhiều nhất thành phố Hạ Long. HS của nhà trường gồm 8 phường trung tâm của thành phố Hạ Long.

Ở vị trí trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, với 50 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã đạt được nhiều thành tích rất đáng tự hào. Nhà trường rất vinh dự được nhà nước tặng thưởng các danh hiệu cao quý:

+ Huân chương Lao động hạng Ba năm 1993. + Huân chương Lao động hạng Nhì năm 1999. + Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2005. + Là đơn vị nhận lá cờ đầu các trường THPT khu vực.

Ngoài ra nhà trường còn đón nhận rất nhiều Bằng khen của Thủ tướng chính phủ, Cờ thi đua xuất sắc, Bằng khen của Tỉnh và của Bộ giáo dục.

Đội ngũ CBGV trong nhiều năm qua ý thức được vai trò, vị trí của mình đã liên tục phấn đấu thi đua đạt nhiều thành tích xuất sắc. Hàng năm số GV giỏi cấp cơ sở, cấp tỉnh, chiến sĩ thi đua, tổ lao động xuất sắc được giữ vững và tăng lên từng buớc vững chắc. Đặc biệt nhà trường có 3 thầy cô được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, 1 thầy giáo đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc. Các tổ chức Đảng, Đoàn thể trong nhà trường hoạt động đồng bộ, góp phần to lớn trong việc chỉ đạo, giám sát, hỗ trợ nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Đoàn trường được tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba; Công đoàn được tặng cờ của Tổng

Liên đoàn lao động Việt Nam. Tập thể sư phạm là một khối đoàn kết thống nhất được củng cố vững vàng. Đội ngũ GV được bồi dưỡng, chăm sóc cả về trình độ tay nghề, đời sống vật chất và tinh thần. Đặc biệt, nhà trường vừa được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia. Hơn nữa, đề án “mô hình trường cung ứng dịch vụ giáo dục chất lượng cao” đang triển khai rất hiệu quả, được Tỉnh và Sở Giáo dục đánh giá cao.

HS của trường trong những năm gần đây tương đối ổn định về số lượng. Trong 49 lớp có 14 lớp hệ song ngữ tiếng Pháp (sĩ số 30 HS/1lớp) học ban Cơ bản phân hóa D, 18 lớp chất lượng cao theo đề án (sĩ số 35 HS/1lớp); mỗi khối 10, khối 11, khối 12 có 6 lớp chất lượng cao, trong đó có 3 lớp ban Cơ bản phân hóa A, 1 lớp ban Khoa học tự nhiên, 2 lớp ban Cơ bản phân hóa D. Các lớp đại trà còn lại học ban Cơ bản theo chương trình chuẩn. Tỷ lệ đạo đức, văn hoá, thi tốt nghiệp, thi HS giỏi các cấp ngày càng tăng. Bộ phận HS ngoan, chăm học tăng dần. Chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng đích thực, tiếp cận được quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước. Cơ sở vật chất, TBDH ngày càng hoàn thiện, tạo môi trường giáo dục có chất lượng cao phục vụ tốt cho HĐDH.

Trường THPT Hòn Gai không chỉ thu hút HS trên địa bàn thành phố Hạ Long mà còn thu hút không ít HS ở các huyện, thị lân cận.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng THPT Hòn Gai, tỉnh Quảng Ninh

Để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý HĐDH ở trường THPT Hòn Gai, tác giả sử dụng biện pháp khảo sát qua phiếu đánh giá mức độ nhận thức và mức độ thực hiện các nội dung quản lý HĐDH của nhà trường và sử dụng cách tính điểm như sau:

+ Đối với việc nhận thức về tầm quan trọng của các nội dung quản lý, phiếu đánh giá gồm 3 mức độ:

. Rất quan trọng: 3 điểm; Quan trọng: 2 điểm; Không quan trọng: 1điểm. Điểm trung bình là 2.

+ Đối với việc thực hiện các biện pháp quản lý, phiếu đánh giá gồm 3 mức độ:

. Rất tốt: 3 điểm; Tốt: 2 điểm; Chưa tốt: 1 điểm. Điểm trung bình là 2. Tác giả sử dụng tính điểm trung bình theo công thức:

n Y X Y Y X X i i i i i     

Trong đó, X là điểm trung bình; Xi là điểm ở mức độ Xi; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Yi là số người cho điểm ở mức độ Xi; n là số người tham gia đánh giá.

Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý HĐDH ở trường THPT Hòn Gai, tác giả đã trưng cầu ý kiến của 18 người là cán bộ lãnh đạo (gồm: BGH, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, lãnh đạo các đoàn thể), 85 GV trực tiếp giảng dạy trong nhà trường.

2.3.1. Những vấn đề chung về quản lý giáo viên, quản lý học sinh

Quản lý HĐDH là quản lý hoạt động dạy của GV và quản lý hoạt động học của HS. Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động học của HS là quản lý gián tiếp thông qua GV. Chính GV mới là người quản lý trực tiếp việc học của HS. GV là nhân tố quyết định chất lượng dạy học và giáo dục. Ngày nay, môi trường giáo dục trên thế giới biến đổi rất nhanh chóng, kì vọng của xã hội đối với nhà trường rất lớn, do đó trách nhiệm của GV ngày càng nặng nề hơn. Điều đó đòi hỏi GV phải có sự nhiệt tình tâm huyết, yêu nghề, tận tụy, phải luôn phấn đấu, hướng tới cải biến chính bản thân mình để phù hợp với sự đổi mới của giáo dục. Người thầy giáo phải đổi mới nhận thức về dạy học: là tác nhân của sự biến đổi; người học chiếm lĩnh tri thức trong hoàn cảnh nào, tình huống nào để có cách đối xử cho phù hợp. Người thầy luôn tạo ra cái “mới lạ” để thu hút sự chú ý của HS trong từng bài giảng. Nghệ thuật của người thầy là làm cho HS xác định được mình là người đi học mà không phải là người được học, phải tự tìm ra kiến thức bằng hoạt động của chính mình, người học phải có năng lực thể hiện mình và năng lực hợp tác với nhau, học bạn, bản thân người học phải có năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh. Cùng với quản lý sự đổi mới nhận thức về dạy học của GV và HS, công tác quản lý GV và HS còn bao gồm nhiều phương diện: quản lý chỉ đạo hoạt động dạy của GV, quản lý hồ sơ chuyên môn của GV, quản lý việc thực hiện chương trình theo tinh thần đổi mới, quản lý việc ĐMPP dạy học, quản lý việc kiểm tra đánh giá HS theo tinh thần đổi

mới, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ, quản lý cách học của HS, kết quả học tập của HS, các hoạt động liên quan đến việc học tập của HS.

Như vậy quản lý GV và HS là vấn đề thiết yếu, là nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý HĐDH.

2.3.2. Thực trạng về công tác quản lý giáo viên

2.3.2.1. Về đội ngũ GV

+ Về số lượng đội ngũ

Trường THPT Hòn Gai có lực lượng GV đông nhất tỉnh, là một trong những đội mạnh, bản thân mỗi GV cũng hết sức tự hào mình dạy ở trường THPT Hòn Gai. Trong ba năm gần đây, GV trẻ được bổ sung rất nhiều, nhà trường tự hợp đồng các sinh viên giỏi mới ra trường, những GV có trình độ thạc sĩ để nâng cao chất lượng đội ngũ. Các GV được dạy ở trường THPT Hòn Gai đều tự phải cố gắng để khẳng định mình.

Hiện nay nhà trường có 125 cán bộ, GV trong đó có 114 GV đang trực tiếp giảng dạy. 100% số GV đạt chuẩn, có 24 GV trên chuẩn. Tỷ lệ GV trên lớp là 2,3. Tỉ lệ nữ GV 79.6%. Tuổi đời bình quân 37,4 tuổi. Tuổi nghề bình quân là 13,97 tuổi. Tuổi đời cao nhất là 55 tuổi, thấp nhất là 23 tuổi. Tuổi nghề cao nhất là 36 năm, tuổi nghề thấp nhất là 1 năm.

(Thống kê đội ngũ giáo viên trường THPT Hòn Gai, tác giả xin được trình bày ở phụ lục số 1)

Đội ngũ GV phân hoá thành 3 thế hệ rõ rệt:

Thế hệ cao niên: các thầy cô rất có kinh nghiệm sư phạm, một số thầy cô say sưa với giảng dạy và CNTT. Tuy nhiên sức ì, sự bảo thủ của nhiều thầy cô thế hệ này tương đối lớn. Hơn nữa truyền thống, lề lối dạy cũ vẫn còn in sâu trong họ nên việc ĐMPP hạn chế. Vì vậy, đối với thầy cô cao niên phải có sự tác động khéo léo, phân công phù hợp với loại lớp học, đối tượng dạy để đúng với năng lực của họ.

Thế hệ bậc trung: các thầy cô kinh tế tương đối khá giả, gia đình ổn định, rất chú tâm giảng dạy. Các thầy cô có độ đầm và chín về kiến thức, ham học hỏi. Họ rất tự tin về chuyên môn. Sự bắt nhập về phương pháp mới cũng rất nhanh, cộng với kinh nghiệm nên phần lớn thầy cô khẳng định được vị thế của mình trước phụ

huynh và HS. Bản thân họ cũng tự khai thác, tìm hiểu và giao lưu với các trường ngoài, trên mạng, giao lưu chuyên môn với các GV cùng lứa ở các tổ để học cách dạy, cách truyền đạt. Đây là lực lượng chính ôn luyện đội tuyển HS giỏi. Tuy nhiên một số đồng chí kinh tế quá khá giả, mặc dù có kiến thức nhưng chưa thật sự thiết tha, dạy hết bổn phận và trách nhiệm chứ không dốc toàn lực.

Thế hệ trẻ: lực lượng này tương đối đông, hầu hết đều có nguồn gốc chọn lựa, đó là những em đã từng là HS xuất sắc của nhà trường xưa kia, những em đã từng đạt HS giỏi quốc gia, những em là thạc sĩ, tốt nghiệp loại giỏi tất cả đều được qua kiểm tra tay nghề. Các em đều có kiến thức tốt, có năng lực, chứng tỏ được bản lĩnh của mình, đều được tiếp cận với sự đổi mới chương trình, có trình độ CNTT nhưng lại dạy rất tài tử ngẫu hứng. Sự lựa chọn kiến thức để chuyển tải còn yếu.

+Về chất lượng đội ngũ

Bắt nhập với sự đổi mới của giáo dục, đáp ứng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội. Nhà trường đã sớm đầu tư chất lượng đội ngũ. Là trường đầu tiên trong tỉnh cử các GV có năng lực đi học thạc sĩ, dám mạnh dạn tự hợp đồng các GV giỏi, mời gọi các GV giỏi các tỉnh và có chế độ đãi ngộ thích đáng. Đồng thời, tự nội lực tìm cách nâng cao chất lượng đội ngũ như: thường xuyên kiểm tra tay nghề theo định kỳ hoặc đột xuất, mời các đồng chí chuyên viên Sở Giáo dục, các đồng chí thanh tra để đánh giá tay nghề GV, xếp loại GV. Với mô hình chất lượng cao, nhà trường đề ra phương châm, muốn dạy lớp chất lượng cao phải là GV giỏi, phải có trình độ thạc sĩ, phải có trình độ ứng dụng CNTT tốt. Vì vậy trong vài năm gần đây,

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông hòn gai tỉnh quảng ninh (Trang 34 - 108)