Khảo nghiệm sự nhận thức về tính cấp thiết và khả thi của

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông hòn gai tỉnh quảng ninh (Trang 100 - 106)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4.Khảo nghiệm sự nhận thức về tính cấp thiết và khả thi của

đề xuất.

Để nghiên cứu sự khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến bằng phiếu hỏi đến 60 ngưòi gồm các đồng chí quản lý ngành, quản lý nhà trường, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn và GV trường THPT Hòn Gai theo các mức độ:

* Tính cần thiết:

* Tính khả thi:

Rất khả thi: 3 điểm; khả thi: 2 điểm; không khả thi: 1 điểm.

Qua tổng hợp và xử lý số liệu, chúng tôi thu được kết quả như sau:

* Về tính cần thiết của đề tài.

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất

TT Tên biện pháp Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Điểm TB Xếp thứ bậc 1 Thực hiện tốt các chủ trương đổi mới giáo dục, chú ý thực hiện tốt chủ trương phân ban của Bộ GD & ĐT.

50 10 0 2.83 3

2 ĐMPP dạy của Thầy, tạo cho thầy động lực dạy học đúng đắn

54 6 0 2.90 1

3 Thúc đẩy động viên học trò có ý chí tự học, biết cải tiến phương pháp học tập, có động cơ học tập đúng đắn

52 8 0 2.87 2

4 Tăng cường CSVC và các nguồn lực tài chính hỗ trợ cho việc dạy của thầy và việc học của trò

48 12 0 2.80 4

5 Củng cố, hoàn thiện tổ chức quản lý chuyên môn

45 15 0 2.75 6

6 Thường xuyên kiểm tra đánh giá việc dạy của thầy và việc học của trò, kịp thời biểu dương gương tốt, chấn chỉnh những hiện tượng chưa tốt.

46 14 0 2.77 5

Qua bảng 3.1 cho thấy các biện pháp đề xuất đều được đánh giá là cần thiết trong công tác quản lý HĐDH trong trường phổ thông. Điểm TB các biện pháp tương đối cao từ 2.75 đến 2.90, trong đó các biện pháp đề xuất đều có trên 70% số người được hỏi đánh giá là rất cần thiết.

Biện pháp hai được đánh giá cao nhất về mức độ rất cần thiết, điểm trung bình là 2.90 (đạt 90%). Điều đó rất phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay và đó cũng thể hiện sự quyết tâm phấn đấu của nhà trường và mong mỏi của các cấp lãnh đạo.

Biện pháp 1 có điểm trung bình là 2.87 (đạt 86.7%) đứng thứ hai vì đây là biện pháp mang tính đường lối tác động vào nhận thức của mỗi thành viên trong

nhà trường. Chỉ có thay đổi nhận thức, chỉ có nhìn nhận thật đúng mức về tầm quan trọng của sự đổi mới trong giáo dục thì mới có hành động đúng, mới nỗ lực quyết tâm phấn đấu hết mình mà thôi.

Muốn thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục, ĐMPP dạy học, đặc biệt là nhà trường đang thực hiện mô hình cung ứng dịch vụ giáo dục chất lượng cao thì việc tăng cường CSVC, trang thiết bị, huy động các nguồn lực một cách tối đa hỗ trợ cho HĐDH là tối quan trọng. Chính vì vậy, biện pháp này đứng vị trí thứ 3. Các biện pháp khác cũng có điểm trung bình trên 2.7, rất cao chứng tỏ các biện pháp này không thể thiếu được trong quy trình quản lý HĐDH của nhà trường.

* Về tính khả thi của đề tài

Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất

TT Tên biện pháp khả thi Rất Khả thi khả thi Không Điểm

TB

Xếp thứ bậc

1 Thực hiện tốt các chủ trương đổi mới giáo dục, chú ý thực hiện tốt chủ trương phân ban của Bộ GD & ĐT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

50 10 0 2.83 2

2 ĐMPP dạy của Thầy, tạo cho thầy động lực dạy học đúng đắn

53 7 0 2.89 1

3 Thúc đẩy động viên học trò có ý chí tự học, biết cải tiến phương pháp học tập, có động cơ học tập đúng đắn

48 12 0 2.80 3

4 Tăng cường CSVC và các nguồn lực tài chính hỗ trợ cho việc dạy của thầy và việc học của trò

44 16 0 2.73 5

5 Củng cố, hoàn thiện tổ chức quản lý chuyên môn

46 14 0 2.77 4

6 Thường xuyên kiểm tra đánh giá việc dạy của thầy và việc học của trò, kịp thời biểu dương gương tốt, chấn chỉnh những hiện tượng chưa tốt.

43 17 0 2.71 6

Qua quá trình nghiên cứu và khảo nghiệm, chúng tôi thấy rằng các ý kiến cho rằng sáu biện pháp đề xuất trên đều có tính khả thi cao. Các biện pháp này đều đạt điểm rất cao từ 2.71 đến 2.89 chắc chắn rằng nếu tiến hành đồng bộ và có những bước đi phù hợp sẽ đạt được nhiều kết quả như mong muốn.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các biện pháp quản lý HĐDH ở trường THPT Hòn Gai sẽ còn gặp những khó khăn nhất định. Bên cạnh việc cán bộ quản lý và GV nhà trường đổi mới một cách năng động, sáng tạo trong việc áp dụng các biện pháp quản lý có hiệu quả thì chất lượng giáo dục đào tạo HS cũng chịu sự chi phối của các yếu tố khách quan. Song chúng tôi tin tưởng rằng với sự cố gắng nỗ lực, trường THPT Hòn Gai sẽ ngày càng phát triển vững mạnh, tiến nhanh xứng tầm với vị thế là trường trung tâm của tỉnh Quảng Ninh.

Áp dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman: R = 1 - ) 1 ( 6 2 2   n n di

Trong đó di: Hiệu số các giá trị thứ bậc cần so sánh n: là số các biện pháp đề xuất, R là hệ số tương quan thứ bậc

cho kết quả là: R = 1 - 0.77 ) 1 36 ( 6 8 . 6  

Bảng 3.3: Tổng hợp đánh giá về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp

TT Tên biện pháp

Cần thiết Khả thi Hiệu số

X Xi Y Yi d d2

1 Thực hiện tốt các chủ trương đổi mới giáo dục, chú ý thực hiện tốt chủ trương phân ban của Bộ GD & ĐT.

2.83 3 2.83 2 1 1

2 ĐMPP dạy của Thầy, tạo cho thầy động lực dạy học đúng đắn

2.90 1 2.89 1 0 0

3 Thúc đẩy động viên học trò có ý chí tự học, biết cải tiến phương pháp học tập, có động cơ học tập đúng đắn

2.87 2 2.80 3 -1 1

4 Tăng cường CSVC và các nguồn lực tài chính hỗ trợ cho việc dạy của thầy và việc học của trò

2.80 4 2.73 5 -1 1

5 Củng cố, hoàn thiện tổ chức quản lý chuyên môn

2.75 6 2.77 4 2 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Thường xuyên kiểm tra đánh giá việc dạy của thầy và việc học của trò, kịp thời biểu dương gương tốt, chấn chỉnh những hiện tượng chưa tốt.

Từ kết quả khảo nghiệm cho thấy hệ số tương quan R= 0.77 thể hiện tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp có tương quan thuận và rất chặt chẽ. Nghĩa là các biện pháp vừa cần thiết lại vừa có mức độ khả thi cao. Như vậy là các biện pháp của đề tài nghiên cứu có cơ sở để triển khai thực hiện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng dạy học của nhà trường.

2.6 2.65 2.7 2.75 2.8 2.85 2.9 1 2 3 4 5 6 Cần thiết X Khả thi Y Tính cần thiết 2.83 2.90 2.87 2.80 2.75 2.77 Tính khả thi 2.83 2.89 2.82 2.78 2.77 2.71

Biểu đồ 3.1: Sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Tiểu kết chƣơng 3

Chương 3 trình bày các biện pháp quản lý HĐDH ở trường THPT Hòn Gai, tỉnh Quảng Ninh nhằm thực hiện tốt định hướng đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp đó làm thay đổi hẳn nhận thức về quá trình dạy học, là động lực cho thầy đổi mới cách dạy, trò đổi mới cách học để nhằm tạo ra cho được sản phẩm có chất lượng cao đó là HS. Hỗ trợ đắc lực cho sự thay đổi ấy phải bằng mọi cách tạo cho được CSVC khang trang, trang thiết bị hiện đại nhằm tích cực hoá

hoạt động của thầy và trò, tạo ra công cụ đổi mới thật sự. Cùng với CSVC, hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý chuyên môn chính là sự phân công trách nhiệm rạch ròi để mọi nguời phải chủ động phải phát huy vai trò của mình trong chỉ đạo HĐDH, phải tự nhận trách nhiệm về mình để mà cố gắng hết sức mình nâng cao chất lượng dạy học, đồng thời tạo ra một cộng lực mạnh toàn tâm toàn ý vì sự nghiệp giáo dục của trường THPT Hòn Gai. Song muốn biết chất lượng đến đâu, công tác kiểm tra đánh giá cũng hết sức quan trọng. Đánh giá để tìm cách phát triển hơn lên, hoàn thiện hơn lên và đích cuối cùng là uy tín thương hiệu của trường THPT Hòn Gai ngày càng sáng mãi.

Như vậy, sáu biện pháp mà chúng tôi đề xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi biện pháp đề xuất có vai trò tác động khác nhau đến công tác quản lý của Hiệu trưởng nhà trường. Để nâng cao chất lượng HĐDH đòi hỏi từng biện pháp phải được nghiên cứu, thực hiện trong mối quan hệ tổng thể, dựa trên cơ sở vận dụng và khai thác tối đa thế mạnh của từng yếu tố, phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường.

Bằng việc xin ý kiến các chuyên gia, tác giả đã tiến hành khảo sát sự nhận thức về tính khả thi của các biện pháp, các ý kiến đều đánh giá cao về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Những kết quả trình bày ở các chương trên, luận văn hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. Tác giả luận văn rút ra một số kết luận và khuyến nghị như sau:

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông hòn gai tỉnh quảng ninh (Trang 100 - 106)