Thực hiện tốt các chủ trương đổi mới giáo dục, chú ý thực hiện tốt

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông hòn gai tỉnh quảng ninh (Trang 66 - 70)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Thực hiện tốt các chủ trương đổi mới giáo dục, chú ý thực hiện tốt

trương phân ban của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3.2.1.1. Ý nghĩa

Thực hiện tốt chủ trương đổi mới giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước trong khu vực và trên thế giới. Làm cho mọi người nhận thức sâu sắc rằng: đồng nghĩa với đổi mới giáo dục là đổi mới chương trình SGK, ĐMPP dạy học, đổi mới hình thức thi cử, kiểm tra đánh giá .... Từ đó, mọi người phải tự ý thức thay đổi quan điểm dạy học; thay đổi cách tiếp cận theo chương trình mới một cách hết sức nghiêm túc. Đặc biệt, chủ trương phân ban của Bộ GD&ĐT phải làm cho phụ huynh, cho HS thấu hiểu để có lựa chọn phù hợp, tránh ngẫu hứng, a dua. Đồng thời nhà trường cần phải có phương án đáp ứng nguyện vọng ban học của HS.

3.2.1.2. Nội dung

- Đón nhận sự đổi mới một cách tự nhiên, làm cho mọi thành viên trong nhà trường nhận thức được rằng: đổi mới giáo dục là xu thế tất yếu của thời đại bằng cách đa dạng hoá các hình thức giáo dục nhận thức.

- Gắn các hoạt động đổi mới bằng các hình thức cụ thể có tính chất kích động GV, HS.

- Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể cùng vào cuộc, tạo một khí thế chung cuốn hút mọi người.

- Trân trọng những thành tích mà GV phấn đấu, tiếp tục kèm cặp, khích lệ những GV còn non nớt.

- Tuyên truyền, tư vấn cho phụ huynh, HS hiểu sâu sắc về chương trình phân ban và dạy học tự chọn.

- Chủ động trong kế hoạch phân ban của nhà trường.

3.1.3.3. Tổ chức thực hiện

* Thực hiện tốt chủ trương đổi mới giáo dục

- BGH nhà trường phải biết tận dụng mọi cơ hội để tuyên truyền nhận thức về vấn đề đổi mới trong giáo dục, thể hiện quyết tâm hành động của nhà trường để GV thấy được không thể đi chệch hướng vận động của nhà trường. Trên cơ sở thu

thập chính xác về tình hình thực hiện đổi mới trong những năm qua của nhà trường, cần phân tích ưu điểm, tồn tại một cách sâu sắc để GV rút kinh nghiệm đồng thời kết hợp liên hệ, tuyên truyền nhận thức, tư tưởng xoay quanh vấn đề trên.

- Phân tích sâu sắc xu thế chung của thời đại, dẫn chứng những tấm gương các nhà trường thành công trong công tác đổi mới để có minh họa sống động cho GV thấy rằng mình không thể thua kém.

- Phát động các phong trào thi đua “ Dạy tốt - Học tốt” trong GV và HS. Phát động cuộc vận động : “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo”. Phải cụ thể hóa các phong trào này bằng các tiêu chí để có sự đánh giá và biểu dương khen thưởng kịp thời. Phát động thi đua hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” để tạo môi trường sư phạm chan hòa, dễ gần, dễ học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau gánh vác khó khăn, để mỗi GV thấy đến trường như đến nhà của mình. HS mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Có như thế sự cộng tác trong chuyên môn được đẩy lên rất nhiều.

- Giao cho các tổ chức đoàn thể trong nhà trường cùng phối hợp tổ chức đổi mới các hoạt động có ý nghĩa thiết thực hướng về mục tiêu đổi mới như: Công đoàn tổ chức hội giảng chào mừng ngày 20/11, chọn những giờ tiêu biểu, mẫu mực để thể hiện trong toàn trường; Đoàn thanh niên phát động phong trào: “Ứng dụng CNTT trong dạy học” để lan tỏa và có sức thuyết phục trong toàn trường.

- Tổ chức các cuộc thi GV giỏi, thi tài năng sáng tạo trẻ, thi làm đồ dùng dạy học, thi viết các sáng kiến kinh nghiệm hay và có ứng dụng tốt. Tạo nhiều cơ hội cho GV thể hiện tài năng sư phạm đổi mới của mình không những chỉ trong nhà trường mà còn với ngành và với các trường trong tỉnh.

- Phát động phong trào học tập tin học, ngoại ngữ, nhà trường chi trả kinh phí. Hỗ trợ GV sắm máy tính xách tay để thuận lợi cho quá trình trao đổi thông tin trên mạng và ĐMPP dạy học.

- Tạo nhiều diễn đàn trao đổi, thảo luận để GV trẻ học hỏi kinh nghiệm giảng dạy, vốn kiến thức chuyên môn, GV trẻ được thể hiện tài năng nhạy bén, sáng tạo trong vận dụng CNTT vào ĐMPP.

- Cần có sự đánh giá một cách công khai, thẳng thắn và chính xác dựa trên những tiêu chí thống nhất, để thấy được sự nỗ lực của mỗi cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.

- Cùng với động viên khuyến khích, hỗ trợ sự đổi mới, song cũng cần có những quy định chặt chẽ tác động đến danh dự GV. Ví dụ: quy định trước toàn thể HS, mỗi tháng các em được học ít nhất hai giờ dạy bằng giáo án điện tử trên một môn học và thông báo cho cả phụ huynh được biết. Chắc chắn rằng không một GV nào là không thực hiện. Lấy ý kiến đóng góp của HS về sự thay đổi phương pháp của GV và công bố công khai trước tập thể hội đồng.

Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đổi mới là công việc không đơn giản và cần được thường xuyên cải tiến. Liên tục tác động vào ý thức GV để họ thấy được thực hiện nhiệm vụ đổi mới, ngoài lợi ích chung còn có cả lợi ích cá nhân mình ở trong đó: năng lực chuyên môn được nâng lên, kỹ năng sư phạm trở nên vững vàng hơn, khả năng xử lý tình huống sư phạm sẽ nhạy bén hơn và bản thân ngày càng tiến bộ. Điều quan trọng hơn cả là uy tín trước đồng nghiệp, phụ huynh và HS được nâng lên rất nhiều.

* Thực hiện tốt chủ trương phân ban của Bộ Giáo dục

Cùng với việc thực hiện tốt các chủ trương đổi mới, cần phải tiếp tục thực hiện tốt chủ trương phân ban của Bộ Giáo dục.

Nhà trường cần tổ chức các hoạt động tuyên truyền đến gia đình HS, bản thân HS về lý do tiến hành phân ban THPT và cơ cấu các ban; việc tổ chức dạy phân ban nhằm đáp ứng nguyện vọng, phát huy năng lực của mỗi HS là cần thiết và phù hợp với xu hướng chung của toàn thế giới; cần phân tích đầy đủ và rõ hơn tỷ lệ HS học các ban, đặc biệt ban Cơ bản với hình thức học tập nâng cao linh hoạt, phù hợp với các HS chưa thể hiện rõ nguyện vọng. Công tác tuyên truyền đối với phụ huynh HS được thực hiện phối hợp với các trường THCS hoặc thông qua các cuộc họp phụ huynh lớp 10 sau tuyển sinh, thông qua Hội cha mẹ HS nhà trường có con đang học lớp 11, lớp 12 để có minh chứng thực tế.

Thực ra đến thời điểm này là năm thứ tư thực hiện phân ban nên các phụ huynh và HS cũng đã có hiểu biết hơn nhiều so với trước kia, điều quan trọng là

phân tích thực tế kết quả thực hiện phân ban tại trường THPT Hòn Gai để nhà trường rút kinh nghiệm, đồng thời phụ huynh có hướng lựa chọn. Tổng kết lại qua ba năm học vừa qua, nhà trường đã rút ra những vấn đề sau đây:

- Chủ yếu HS đăng ký học ban Cơ bản phân hoá A và D. Những đối tượng này hầu hết là những HS học lực khá giỏi ở THCS, số còn lại đăng ký học ban Cơ bản theo chương trình chuẩn, rất ít HS học ban Cơ bản phân hoá C và B.

Qua phân tích ba năm học theo chương trình phân ban, nhà trường thấy có những bất cập sau:

Thứ nhất, hệ chất lượng cao chủ yếu học chương trình nâng cao. Hệ đại trà học chương trình chuẩn. Cho nên khi có HS chuyển từ hệ nọ sang hệ kia sẽ rất khó thích ứng.

Thứ hai, do tồn tại cả hai loại chương trình nên có GV phải dạy cả hai loại chương trình đó nên soạn giao án rất vất vả. Nếu GV nào chỉ dạy một loại chương trình thì khi phân công dạy thay lại không thể dạy loại chương trình kia.

Thứ ba, là một trường lớn, đánh giá chất lượng chủ yếu ở chỉ số thi HS giỏi và thi đại học, mà thi HS giỏi tập trung ở chương trình nâng cao.

Trên cơ sở phân tích trên đây, nhà trường nên có phương án như sau cho mỗi khối lớp:

Có 1 lớp ban KHTN giành cho hướng phân hoá A, B hệ chất lượng cao. Có một số lớp ban Cơ bản theo hướng phân hoá A, D hệ chất lượng cao. Còn lại là các lớp học ban Cơ bản theo chương trình chuẩn ở hệ đại trà. Để tránh sự chuyển đổi từ hệ chất lượng cao và hệ đại trà thì khi tuyển chọn phải tổ chức kiểm tra trình độ nghiêm túc.

- Trước mắt, việc chọn chủ đề tự chọn khó có thể đáp ứng được hết nguyện vọng của HS. Thực tế HS cũng rất thực dụng, hầu hết các em đều chọn các chủ đề tự chọn phục vụ cho thi đại học hoặc tốt nghiệp. Vì vậy, nhà trường vẫn tiếp tục có sự phân tích, điều chỉnh.

- Việc tồn tại hai loại chương trình dẫn đến việc phân công giảng dạy phải có kế hoạch ngay từ thời gian hè. Thống kê, đánh giá, phân loại GV để phân công dạy

ở các loại chương trình sao cho phù hợp với khả năng, phát huy được trình độ năng lực GV, tránh cùng một thời điểm dạy quá nhiều loại chương trình để rồi mất nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án dẫn đến không nghiên cứu được vấn đề nào thật sâu sắc. Tuy nhiên, GV vẫn phải tự chủ động làm quen với các loại chương trình để tự mình thấm hiểu cách viết, cách thể hiện, cách diễn đạt, cấu trúc mỗi loại chương trình để tìm thấy những điều hay, những điều cần truyền tải thêm cho HS, đồng thời sẵn sàng dạy thay cho đồng nghiệp khi có sự phân công. Không thể một GV ở trường THPT Hòn Gai chỉ biết dạy chương trình này mà không biết đến chương trình kia.

Tóm lại, thực hiện tốt nhiệm vụ đổi mới giáo dục, thực hiện tốt chủ trương phân ban của Bộ Giáo dục là việc làm cần thiết và cũng đầy khó khăn, người Hiệu trưởng cần nhạy cảm với sự đổi thay của môi trường, có khả năng phân tích thông tin, không chỉ coi trọng thành tích mà phải coi trọng sự phát triển của từng GV thông qua công việc.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông hòn gai tỉnh quảng ninh (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)